Tầm quan trọng của phát triển bền vững được thể hiện qua việc cam kết của Việt Nam tại COP26 (Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021).

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo thế giới tại COP26. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo thế giới tại COP26.

Trong khuôn khổ COP26, Việt Nam - một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do biến đổi khí hậu - đã phát đi thông điệp về mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong các chương trình, dự án đầu tư và phát triển bền vững.

Với mục tiêu “chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hoá các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.”

Vì vậy, phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo nguồn tài nguyên và nguồn lực cho tương lai tại Việt Nam, xoay quanh 5 xu hướng dưới đây:

1. Ứng dụng công nghệ trong quy trình tái chế và xử lý rác thải

Phân loại rác thải để xử lý là cách để giảm thiểu các tác hại cho môi trường.

Các ứng dụng công nghệ ra đời nhằm xây dựng thói quen phân loại rác tại nguồn cho người dân, hỗ trợ thu gom, xử lý rác tái chế thông qua các phần mềm được cái đặt trên điện thoại thông minh tải từ App Store hoặc Google Play.

Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa là một lượng lớn rác thải được tạo ra mỗi năm và sự tăng lên của nó là không được mong đợi. Phân loại và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải. Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa là một lượng lớn rác thải được tạo ra mỗi năm và sự tăng lên của nó là không được mong đợi. Phân loại và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải.

Bên cạnh đó, các Startup này còn phối hợp cùng công ty môi trường hoặc các đơn vị tổ chức những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự cần thiết phải phân loại rác tại nguồn, hướng dẫn người dân nhận biết các loại rác tái chế và rác không thể tái chế. 

2. Mô hình kinh doanh sáng tạo nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

Nổi bật trong danh sách các Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực là mô hình kinh doanh vừa mang lại lợi nhuận vừa nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường.

Phát triển bền vững bằng cách kết hợp các buổi hoạt động ngoài trời, hội thảo hoặc mô hình đổi, tái chế vật dụng cũ để mua vật dụng mới. 

Để vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao sức cạnh tranh, các doanh nghiệp nên quan tâm đến ba nhóm giải pháp: nhận thức, năng lực tài chính, bộ máy quản lý môi trường. Để vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao sức cạnh tranh, các doanh nghiệp nên quan tâm đến ba nhóm giải pháp: nhận thức, năng lực tài chính, bộ máy quản lý môi trường.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu triển khai các mô hình kinh doanh hướng đến phát triển bền vững dưới sự hỗ trợ từ chính phủ.

Hướng đến mục đích kéo dài vòng đời sản phẩm, giảm thiểu nguyên vật liệu sản xuất có tác động tiêu cực tới môi trường; ứng dụng công nghệ phát triển các dịch vụ thân thiện với môi trường nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Sáng chế công nghệ tạo ra nguồn cung mới bảo vệ môi trường

Tại Việt Nam, vẫn chưa có nhiều công ty khởi nghiệp cung cấp các giải pháp phát triển bền vững. 

Trong số ít đó, nổi bật là các công ty khởi nghiệp với các sáng chế về vật liệu bảo vệ môi trường, mang đến những giải pháp mới hoặc giải pháp thay thế để tăng lợi ích về kinh tế và thân thiện với môi trường.

Có thể kể đến như các sản phẩm vi sinh xử lý nước tại chỗ hướng tới kết hợp mạng lưới cảm biến hoạt động trên điện thoại di động hay vật liệu mới tinh chế mỡ động vật.

Một số sáng kiến công nghệ được áp dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến khai thác năng lượng từ sóng và thuỷ triều, sử dụng thực vật và vi khuẩn để làm sạch ô nhiễm, chôn khí thải vào lòng đất,...

Sáng chế trong xu thế công nghệ xanh: những giải pháp từ nhiều hướng tiếp cận Sáng chế trong xu thế công nghệ xanh: những giải pháp từ nhiều hướng tiếp cận

4. Năng lượng sạch sử dụng trong phương tiện giao thông và vận tải

Ngành giao thông đang tìm ra những phương pháp hiệu quả để giảm lượng khí thải.

Bước đầu tiên điển hình nhất có lẽ là tối ưu hóa tải và lái xe kết hợp với việc đưa ra các loại nhiên liệu thay thế vào như động cơ diesel hay phương tiện chạy bằng điện.

Phương tiện giao thông chạy bằng điện cũng đang là xu thế nổi bật dựa vào doanh số bán tăng chóng mặt tại các thị trường lớn trên thế giới. 

Phát triển xe sử dụng năng lượng sạch. Phát triển xe sử dụng năng lượng sạch.

Tờ InsideEVs.com tại Mỹ cho biết, năm 2019 doanh số xe điện đã tăng 21% so với năm 2018 với số lượng xe bán ra đạt trên 200,000 chiếc. 

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt mục tiêu ngừng hẳn việc kinh doanh xe sử dụng động cơ đốt trong trước năm 2050. 

Hãng nghiên cứu thị trường Canalys dự báo đến năm 2028 doanh số xe điện dự kiến đạt tới con số 30 triệu chiếc, và chiếm 48% tổng lượng xe du lịch năm 2030.

5. Các công nghệ thân thiện với khí hậu trong hệ sinh thái nông nghiệp 

Các công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới có thể kể đến như: năng lượng tái tạo, không cày xới, công nghệ sinh học, canh tác hữu cơ, canh tác thẳng đứng, tưới tiêu, quản lý hạm đội và cảm biến kỹ thuật số. 

Nông nghiệp thông minh thích ứng với phát triển bền vững. Nông nghiệp thông minh thích ứng với phát triển bền vững.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia Việt Nam, để chuyển đổi được nền nông nghiệp hiện trạng sang một nền nông nghiệp sinh thái hiện đại cần sự điều hành của Nhà nước và đầu tư của xã hội:

Phát triển nền nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá hiện đại, thân thiện với môi trường.

Ứng dụng công nghệ phù hợp trong các khâu chuỗi giá trị nông sản kết hợp với các phương thức quản trị hiện đại; tìm ra mô hình sản xuất thích hợp với từng vùng, gắn hệ thống định vị GPS vào đàn gia súc,...

Theo Bambuup

null