Nếu như đang điều hành một công ty lớn, các Marketer có thể sẽ cố gắng tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các chiến dịch quảng cáo quy mô và đương nhiên với mức ngân sách đầu tư không hề nhỏ.

Tuy nhiên cách tiếp cận này dường như quá “xa xỉ" và không khả thi đối với các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương.

Nó không chỉ là sự chi tiêu tốn kém mà còn là một khoản đầu tư lãng phí.

Lý do là bởi đặc trưng của các doanh nghiệp địa phương, phần lớn doanh thu của họ đến từ những khách hàng “gần tôi" những người có thể dễ dàng đi bộ hoặc lái xe đến doanh nghiệp đó.

Vì thế, thay vì sử dụng quảng cáo rộng rãi, họ nên sử dụng các chiến lược tiếp thị siêu địa phương (Hyperlocal Marketing).

Ở bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Hyperlocal Marketing và 7 chiến lược tối ưu hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương.

Vậy tiếp thị siêu địa phương (Hyperlocal Marketing) là gì?

Tiếp thị siêu địa phương là quá trình nhắm đến khách hàng tiềm năng ở một khu vực, địa lý đã được xác định rõ ràng.

Đôi khi chỉ có vài dãy nhà hoặc vài con phố với mục đích thường nhắm vào những người đang “săn lùng” các doanh nghiệp cho một nhu cầu nhất định trên các thiết bị di động.

Nếu một khách hàng chợt nhận ra mình đang tìm kiếm một loại hình kinh doanh đặc biệt nào đó khi ra ngoài, họ có thể đã có một cuộc tìm kiếm siêu cục bộ (Hyperlocal Searching).

null
Hyperlocal Marketing là hình thức tiếp thị thích hợp nhất với các doanh nghiệp địa phương vừa và nhỏ.

Chức năng tìm kiếm, mua sắm gần tôi (near me) trên các trang thương mại điện tử hay ứng dụng giao hàng cũng là một ví dụ của Hyperlocal.

null
Tính năng “gần tôi" có hầu hết trên các ứng dụng gọi đồ ăn.

Theo Think With Google, các lượt tìm kiếm gần tôi (near me) đã tăng 500% trong hai năm.

Đây là những tìm kiếm mà mọi người đang tìm mua sản phẩm hoặc dịch vụ gần với vị trí của họ.

Mọi người đang tìm kiếm các cửa hàng, nhà hàng và nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tức thì của họ.

Cùng với hướng dẫn sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các chiến lược tiếp thị siêu địa phương chính cần nghiên cứu để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình hiệu quả hơn.

7 chiến lược Hyperlocal Marketing hiệu quả dành cho các doanh nghiệp địa phương

1. Tối ưu hóa thông tin cho doanh nghiệp (Business Listings)

Việc đầu tiền mà mỗi doanh nghiệp cần bắt đầu khi thực hiện Hyperlocal Marketing chính là tối ưu hóa thông tin doanh nghiệp trực tuyến của mình.

Đó là bởi vì những gì trong các danh sách thông tin đó sẽ xác định liệu doanh nghiệp có đang hiển thị ở đúng vị trí khi mọi người tìm kiếm hay không.

null
Chuẩn bị danh sách doanh nghiệp kỹ càng để đưa đến cho khách hàng những thông tin rõ ràng nhất.

Ưu tiên cập nhật danh sách Google My Business, đồng thời đảm bảo thông tin thương hiệu cho trang Facebook được cập nhật một cách chính xác.

Cũng như tên, địa chỉ, số điện thoại và trang web của doanh nghiệp, hãy đảm bảo nhập giờ làm việc và bất kỳ thông tin nào khác giúp thu hút khách hàng quyết định ghé qua.

Đây là mẹo dành cho các doanh nghiệp có nhiều địa điểm.

Tạo các trang đích đến cụ thể cho từng vị trí, với thông tin được nhắm mục tiêu đến khu vực đó.

Sau đó, các thương hiệu có thể sử dụng chúng trong thông tin về doanh nghiệp của mình để nhắm mục tiêu siêu địa phương (Hyperlocal Target) tốt hơn.

2. Tiếp thị nội dung (Content Marketing)

Tiếp thị nội dung là điều bắt buộc đối với bất kỳ chiến dịch tiếp thị siêu địa phương nào.

Đó là bởi vì mọi người tìm kiếm doanh nghiệp của bạn trực tuyến trước khi họ quyết định ghé thăm cửa hàng của bạn hoặc mua thứ gì đó.

Ngoài việc giúp bạn được tìm thấy, nội dung chất lượng cao, có liên quan cũng thu hút khách truy cập, nâng cao nhận thức về thương hiệu và xây dựng lòng tin.

Điều đó dẫn đến nhiều lượt ghé qua cửa hàng hơn và doanh số bán hàng nhiều hơn.

null
Sử dụng những nội dung phù hợp với từng địa phương sẽ giúp doanh nghiệp khéo léo “trà trộn” vào những vùng đất ấy.

Khi tạo nội dung cho thị trường địa phương, điều cần thiết là sử dụng ngôn ngữ phổ biến nhất ở địa phương của bạn.

Tùy thuộc vào vị trí bạn đang nhắm mục tiêu, đối tượng khách hàng có thể sử dụng các từ ngữ khác nhau ví dụ như là vật dụng giúp mọi người ăn cơm có thể là thìa hoặc muỗng, thứ khách hàng muốn ăn có thể là hoa quả hoặc trái cây.

Sử dụng đúng ngôn ngữ địa phương làm cho nội dung phù hợp hơn.

3. Sử dụng tìm kiếm quảng cáo (Search Advertising)

Sử dụng tìm kiếm quảng cáo (Search Advertising) cũng là một trong những chiến lược tiếp thị siêu địa phương hữu ích khác.

Bởi vì khi đa số khách hàng khi tìm kiếm thông tin mục tiêu trong địa phương, do đó các doanh nghiệp phải nhắm mục tiêu quảng cáo cho phù hợp

Vì quảng cáo dựa trên từ khóa, nên quảng cáo của doanh nghiệp phải nhắm mục tiêu các từ khóa có liên quan đến cả vị trí và sản phẩm hoặc dịch vụ.

Và doanh nghiệp cũng có thể nhắm mục tiêu quảng cáo của mình để chúng chỉ hiển thị cho những người ở một khu vực cụ thể.

Để làm cho quảng cáo hiệu quả hơn nữa, hãy đảm bảo rằng khi mọi người theo dõi quảng cáo đến trang web của doanh nghiệp, họ tìm thấy nội dung có liên quan và thường xuyên được cập nhật trên blog doanh nghiệp.

Đừng quên chọn lọc những nội dung này với các từ khóa nội dung địa phương có liên quan.

4. SMS Marketing

Giờ đây, khi mà mọi người đều có điện thoại trong tay, tiếp thị qua SMS đã trở thành một chiến lược tiếp thị siêu địa phương quan trọng.

SMS Marketing là các hoạt động marketing thuộc một phần nhỏ của mobile marketing được sử dụng với mục đích quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ, gửi lời cảm ơn và chương trình ưu đãi, tri ân khách hàng.

Hơn nữa là đáp ứng các mục tiêu marketing như tiếp cận và tương tác với các đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua tin nhắn SMS đến với những người dùng thiết bị di động.

Các số liệu thống kê cho thấy rằng các tin nhắn SMS có tỷ lệ mở khoảng 86%, cộng với việc mọi người có xu hướng xử lý chúng một cách nhanh chóng.

null
SMS Marketing chưa bao giờ là một hình thức lỗi thời chỉ là các doanh nghiệp không thể tận dụng hết khả năng của chúng.

Doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng SMS Marketing nhằm phục vụ các mục đích khác nhau như: giới thiệu sản phẩm mới, quảng bá sản phẩm, chăm sóc khách hàng…

Nếu doanh nghiệp đã có một sự kiện hoặc ưu đãi tại địa phương, sử dụng phương pháp tiếp thị này với công nghệ vị trí là một cách tuyệt vời để tăng lượng người ghé thăm và doanh số bán hàng.

5. Tiếp thị qua Email (Email Marketing)

Chúng ta không nên xem thường tiềm năng của email đối với tiếp thị siêu địa phương.

Hầu hết các nhà tiếp thị thường sử dụng một số hình thức phân đoạn danh sách email để họ gửi các email có liên quan hơn.

null
Email Marketing là có thể trở thành một chiến lược tiếp thị tuyệt vời nếu được các Marketers sử dụng đúng cách.

Với tính năng nhắm mục tiêu siêu địa phương, bạn có thể làm cho email của mình phù hợp hơn bằng cách gửi các ưu đãi và khuyến mại qua email khác nhau tùy thuộc vào vị trí của người nhận email của bạn.

Các email của doanh nghiệp càng có liên quan thì càng có nhiều khả năng mọi người sẽ mở ra và tìm hiểu chúng

Ví dụ: nếu bạn biết một đợt không khí lạnh sắp tràn đến một khu vực cụ thể, thì đây là thời điểm tuyệt vời để cập nhật cho khách hàng trong khu vực về thiết bị mùa đông.

6. Quảng cáo dựa trên vị trí (Location-Based Advertising)

Tất cả các doanh nghiệp đều cần sử dụng quảng cáo dựa trên vị trí nếu muốn tiến thêm một bước với các chiến dịch Hyperlocal Marketing.

Quảng cáo dựa trên địa điểm là hình thức quảng cáo sử dụng các dữ liệu về vị trí người dùng để phân tích và tối ưu các hoạt động truyền thông, giúp chuyển thông điệp tới đối tượng khi họ đang ở một không gian và thời gian phù hợp nhất.

Sử dụng quảng cáo dựa trên vị trí và nhắm mục tiêu vùng lân cận để phân phát quảng cáo cho mọi người dựa trên vị trí họ đang ở hiện tại, họ đã ở đâu hoặc họ sẽ có thể đi đâu.

null
Quảng cáo dựa trên vị trí có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.

Quảng cáo dựa trên địa điểm có thể giúp thu hút nhiều khách hàng hơn bằng cách đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng vào đúng thời điểm họ có hứng thú với việc mua sản phẩm/dịch vụ của nhà tiếp thị đó.

Giả sử, với một doanh nghiệp kinh doanh phòng tập gym, khách hàng tiềm năng sẽ là những khách hàng sống xung quanh khu vực đó.

Theo đó, nhà tiếp thị nên tạo những quảng cáo trên Facebook và giới hạn cho những người tại khu vực này – điều này làm tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng cho dịch vụ phòng gym của họ.

Lựa chọn hình thức quảng cáo theo địa điểm phù hợp sẽ giúp thương hiệu đến gần với khách hàng hơn.

7. Quảng cáo OOH (OOH Advertising)

OOH – Out Of Home (có nghĩa là “quảng cáo ngoài phạm vi sinh sống”).

Theo OAAA, khái niệm quảng cáo ngoài trời được định nghĩa bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo tiếp cận với con người khi họ bước chân ra khỏi ngôi nhà đang sinh sống.

OOH xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống của chúng ta, có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu:

Phố xá đông đúc, phương tiện giao thông công cộng, trong các địa điểm tập trung đông người như sảnh các tòa nhà, trung tâm thương mại.

Nhưng giờ đây, hoạt động tiếp thị xung quanh địa phương của bạn đã chuyển sang chế độ kỹ thuật số.

null
OOH có thể giúp cho doanh nghiệp định vị thương hiệu địa phương một cách nhanh chóng.

OOH hoạt động rất tốt ở cấp độ siêu địa phương, đơn giản bởi vì nó thích nghi với cách mọi người sống và di chuyển qua thành phố và thị trấn của họ - với biển quảng cáo và biển báo gần các trung tâm quá cảnh và dọc theo các tuyến giao thông chính và màn hình thông minh trong các cửa hàng và không gian công cộng.

OOH có vai trò quan trọng trong quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ đến người tiêu dùng, gây ấn tượng bước ban đầu.

Từ đó, duy trì mức độ nhận diện thông qua việc quảng cáo lặp đi lặp lại theo thời gian.

Dần dần trở thành hình ảnh quen thuộc trong tâm trí khách hàng.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng khi chiến dịch quảng cáo ngoài trời kết thúc, 36% số người có thể nhớ lại những quảng cáo; 6 tuần sau đó, nhận thức vẫn ở mức cao (35%).

Bằng cách so sánh với chiến dịch quảng cáo truyền hình cho thấy hiệu quả ghi nhớ giảm đáng kể sau đó.

null
Billboard advertising (biển quảng cáo) chính là một trong những hình thức OOH phổ biến nhất ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung.

OOH còn là kênh truyền thông hướng tới nhiều đối tượng khách hàng.

Hầu hết dân số người Việt Nam đã tiếp xúc với quảng cáo OOH ít nhất 1 lần trong tuần. Nó hướng tới các đối tượng khác nhau như: khách du lịch, doanh nhân, nội trợ, người mua sắm….

Không chỉ vậy, khách hàng mục tiêu thích hợp với chiến dịch truyền thông như: người trẻ, người tiêu dùng giàu có, khu vực đô thị…nhờ có kết nối kỹ thuật số và mạng xã hội, mọi người đều có thể nhìn thấy các quảng cáo ngoài trời.

Mặc dù OOH - Quảng cáo ngoài trời là thị trường tiềm năng nhưng không phải là vô hạn.

Nhất là khi số lượng các doanh nghiệp sử dụng ngày càng tăng lên.

Muốn triển khai các chiến dịch OOH Advertising hiệu quả nhất, hãy hiểu rõ về chúng, hiểu rõ về cách thức tiến hành và biết cách tạo nên sự khác biệt cho chính doanh nghiệp của mình.

Kết luận

Điểm mấu chốt của việc sử dụng các chiến lược tiếp thị siêu địa phương làm cho doanh nghiệp của bạn phù hợp hơn với khách hàng địa phương - và đó là cách tốt nhất để thúc đẩy doanh số bán hàng và khuyến khích kinh doanh lặp lại.

Mong rằng 7 chiến lược Marketing trên có thể giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng triển khai kế hoạch tiếp thị của mình trên địa phương một cách hiệu quá.