Thời trang là ngành công nghiệp lớn nhất thế giới với doanh thu ước tính mang lại khoảng 1,5 nghìn tỷ đô la/năm.

Cách thức hoạt động của một số phân khúc trong thời trang ngày nay nhìn chung không thay đổi nhiều trong 20 năm qua.

Tuy nhiên, với những lo ngại ngày càng tăng về mức lương, mức độ ô nhiễm môi trường, cũng như nhu cầu thỏa mãn và gia tăng trải nghiệm cho người tiêu dùng thời đại siêu-kết-nối, ngành thời trang xưa cũ đang từng bước phải nhường chỗ cho sự xuất hiện của các công nghệ hiện đại, mới mẻ và thú vị.

Dưới đây là 7 giải pháp công nghệ đã giúp các thương hiệu thời trang nâng cao trải nghiệm khách hàng.

1. Giải pháp vải tái chế từ Recover góp phần tạo nên tương lai bền vững cho lĩnh vực thời trang

Bắt đầu quy trình tái chế hàng dệt từ năm 1947, tính đến thời điểm hiện tại, mục tiêu cuối cùng của Recover vẫn không thay đổi.

Đó là mang đến “tính bền vững” - vấn đề mà ngành thời trang thế giới đang phải đối mặt.

null
Sản phẩm dệt của Recover thân thiện với môi trường.

“Recover đang giúp tạo ra một tương lai bền vững bằng cách tìm các giải pháp nhằm giải quyết một vấn đề môi trường nghiêm trọng và chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Goldman Sachs để thúc đẩy tăng trưởng của chúng tôi” - Giám đốc điều hành của Recover Alfredo Ferre Garcia nhận xét.

Hoạt động tại thị trường bông trị giá 50 tỷ USD, Recover đang triển khai kế hoạch tiếp cận các thương hiệu toàn cầu bao gồm Primark, Inditex, C&A, Revolve và Lands 'End và mở các trung tâm sản xuất ở Pakistan, Bangladesh và Việt Nam - những quốc gia tiềm năng đang trên đà phát triển để bắt đầu kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai gần.

Mới đây Recover đã thành công thu hút 100 triệu USD trong khoản đầu tư cổ phần thông qua đơn vị kinh doanh Đầu tư bền vững thuộc Goldman Sachs.

Nguồn vốn sẽ được doanh nghiệp sử dụng để thúc đẩy nỗ lực mở rộng quy mô trên toàn cầu và tăng cường năng lực sản xuất.

Theo Recover, thông qua khoản đầu tư mới, doanh nghiệp này có thể tăng sản lượng lên hơn 350.000 tấn sợi bông tái chế mỗi năm vào năm 2026.

Do đó họ có thể tiết kiệm tới 5 nghìn tỷ lít nước hàng năm, con số tương đương với lượng nước uống tiêu thụ trên 4,7 tỷ người mỗi năm.

2. Thương hiệu quần áo đặt may theo yêu cầu dành cho nam từ SPOKE giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

SPOKE - một startup trong lĩnh vực thời trang có trụ sở tại London - được biết đến gần đây như một thương hiệu đặt may theo yêu cầu dành cho nam.

Với sứ mệnh xây dựng thương hiệu quần áo nam cá tính nhất thế giới, doanh nghiệp này đã nỗ lực phát triển một nền tảng độc đáo nhằm cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

null
Thời trang của SPOKE có tính cá nhân hóa cao.

SPOKE có tính năng cho phép tùy chọn trong hơn 400 lựa chọn kích cỡ cho trang phục, bao gồm các số đo liên quan đến chiều dài chân, vòng eo và dáng người.

Mới đây, SPOKE đã huy động được 5 triệu bảng Anh trong một vòng gọi vốn từ cộng đồng trên nền tảng Seedrs.

Vòng gọi vốn lần này đã nhận được sự hưởng ứng bởi các nhà đầu tư hiện tại, dẫn đầu là Oxford Capital, với sự tham gia của Forward Partners, BGF và 24 Haymarket.

Nói về vòng huy động vốn từ cộng đồng, Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập Ben Farren cho biết:

“Thành công của SPOKE luôn được củng cố bởi một cộng đồng SPOKEsmen vô cùng gắn bó.

Trong nhiều năm, khi được hỏi về các cơ hội đầu tư, chúng tôi luôn tự hào nói rằng chính kết nối cá nhân mật thiết với khách hàng đã khiến chúng tôi luôn cảm thấy đúng khi cho phép họ tham gia cùng chúng tôi trong cuộc hành trình khi chúng tôi xây dựng thương hiệu quần áo nam cá tính nhất thế giới”.

3. Công cụ tạo mô hình ứng dụng công nghệ AI từ LalaLand giúp các hãng thời trang tránh các buổi chụp hình quảng bá tốn kém

Thế giới thương mại điện tử thời trang trị giá 408 tỷ USD và đang ngày càng phát triển và được mở rộng.

Do đó, cả thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ đều tổ chức một số buổi chụp ảnh mỗi năm để ra mắt các bộ sưu tập mới, chi tiêu khoảng 7,5% doanh thu hàng năm.

Được thành lập vào năm 2019, LalaLand là nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho phép các thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ sử dụng các mô hình siêu thực với mọi loại cơ thể, kích thước và màu da.

Với những “người mẫu đại diện” ảo này, LalaLand đặt mục tiêu tạo ra một trải nghiệm mua sắm toàn diện, cá nhân và bền vững hơn cho các thương hiệu thời trang, nhà bán lẻ và khách hàng.

null
“Người mẫu đại diện” ảo của LalaLand.

Ngoài việc tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa cao, startup này còn tuyên bố mô hình thời trang ảo của họ chỉ chiếm 15% chi phí của các buổi chụp ảnh thông thường.

Theo doanh nghiệp, nền tảng của họ sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng, giảm tỷ lệ trả lại sản phẩm, tăng cơ hội chuyển đổi và cắt giảm lãng phí để người dùng có trải nghiệm mua sắm và thương hiệu toàn diện hơn.

Người sáng lập và Giám đốc điều hành Michael Mllionsu cho biết:

“Sản phẩm của chúng tôi tập trung vào việc giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng như việc không tìm thấy sự phù hợp nào với các bộ sưu tập thời trang mới so với các người mẫu quảng bá.

Vì vậy, chúng tôi muốn mang đến các góc nhìn đa chiều hơn của một sưu tập hay một sản phẩm hơn, nhằm tạo điều kiện cho sự thay đổi tích cực trong việc đồng sáng tạo”.

Đặt mục tiêu khai thác thị trường này bằng một công cụ tạo mô hình hiệu quả về chi phí thay thế cho các buổi chụp ảnh tốn kém thời gian và chi phí, LalaLand hiện đã huy động được số vốn 2,1 triệu euro từ Orange Wings và Unknown Group để hiện thực hóa điều này.

Nguồn vốn mới này chính là tiền đề giúp startup thúc đẩy quá trình mở rộng quy mô và củng cố đội ngũ nhân sự của mình.

4. Giải pháp ứng dụng công nghệ Bockchain từ Aura tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc cho các mặt hàng thời trang cao cấp

Aura Bockchain Consortium được thành lập bởi LVMH, Prada Group và Cartier và là một phần của Richemont, OTB Group và Mercedes-Benz.

null
Aura Bockchain Consortium được thành lập bởi các ông lớn ngành thời trang.

Công nghệ này hỗ trợ người dùng gắn thẻ định danh sản phẩm dựa trên Bockchain một cách an toàn để theo dõi quá trình sản xuất và cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu thô đến người tiêu dùng cuối cùng, từ đó đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Nhằm thúc đẩy việc sử dụng một giải pháp Bockchain toàn cầu duy nhất cho tất cả các thương hiệu cao cấp trên toàn thế giới, Aura đã tham gia Sáng kiến Thị trường Bền vững (SMI) để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hướng tới một tương lai bền vững hơn trong lĩnh vực thời trang, dệt và may mặc toàn cầu.

Công nghệ của Aura sẽ giúp các thành viên trong của SMI đạt được mục tiêu bền vững và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc.

Federico Marchetti, chủ tịch lực lượng đặc nhiệm thời trang của SMI cho biết thêm:

“Sự hiện diện của tổ chức này sẽ giúp chúng tôi thực hiện sứ mệnh xây dựng sự đổi mới, tính minh bạch và tinh thần hợp tác trong ngành thời trang”.

5. Material Exchange giúp cải thiện mối quan hệ giữa các thương hiệu thời trang và các nhà cung ứng vật liệu

Theo báo cáo State of Fashion 2022 của McKinsey, ngành công nghiệp thời trang đã tạo ra “2,5 nghìn tỷ đô la doanh thu hàng năm trên toàn cầu trước đại dịch”.

Tuy nhiên, vẫn còn quá xa khi đề cập đến hiệu quả của hoạt động trong ngành thời trang hiện nay, nhưng khả năng gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi.

Để giải quyết vấn đề này, Material Exchange - một thị trường ảo được thiết kế để đơn giản hóa mối quan hệ giữa các thương hiệu giày dép, quần áo và các nhà cung cấp vật liệu đã ra đời vào năm 2016.

Material Exchange bắt đầu được thành lập khi một nhóm các chuyên gia trong ngành lùi lại một bước để hình dung và xây dựng lại một quy trình hoạt động tối ưu nhất.

Thay vì chọn lọc qua vô số tài liệu, nhóm nghiên cứu đã tìm cách tận dụng các công nghệ trực quan kỹ thuật số mới ra đời và khả năng chọn lọc của các công nghệ đó để tạo ra một quy trình gắn kết mối quan hệ giữa các hãng thời trang và nhà cung cấp nguyên liệu.

null
Một số thiết kế theo xu hướng được phát triển bởi công cụ AI của Material Exchange, Lucienne.

Mới đây, Material Exchange đã huy động được 25 triệu euro trong vòng Series A.

Nguồn vốn mới này dự kiến sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu và phát triển nền tảng của mình, đặc biệt cung cấp dịch vụ quét 3D giúp tạo ra hình ảnh chính xác.

Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cộng tác giữa các thương hiệu thời trang và các nhà cung ứng vật liệu.

6. ME + EM nỗ lực phát triển giải pháp giúp dân chủ hóa quyền truy cập vào quần áo sang trọng hiện đại cho người phụ nữ bận rộn

ME + EM là hãng thời trang cao cấp được thiết kế cho phụ nữ bận rộn, hiện đại.

Doanh số bán hàng của nó gần như hoàn toàn từ hình thức trực tuyến được thúc đẩy bởi sự hiện diện kỹ thuật số mạnh mẽ thông qua hành trình mua hàng liền mạch cho khách hàng của mình.

null
Thời trang của ME + EM hướng tới phụ nữ hiện đại.

Phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu của thương hiệu là dân chủ hóa quyền truy cập vào quần áo sang trọng hiện đại, bền vững và lâu dài.

Mới đây, thương hiệu thời trang cao cấp ME + EM đã huy động được 55 triệu bảng Anh do Highland Europe dẫn đầu.

Nguồn vốn mới này sẽ đẩy nhanh quá trình mở rộng quy mô của doanh nghiệp này tại Mỹ, tiếp theo là các quốc gia tại Châu Âu, Úc và Trung Đông.

Trong tương lai, nền tảng này đang lên kế hoạch mở các cửa hàng mới ở New York và Boston.

Clare Hornby, người sáng lập và Giám đốc điều hành, ME + EM cho biết:

“Nhận thấy nhu cầu tăng cao đối với quần áo của chúng tôi ở Mỹ và các thị trường quốc tế tiềm năng khác, chúng tôi biết rằng người tiêu dùng toàn cầu hiện nay hoàn toàn có nhu cầu về kiểu dáng, chất lượng và kiểu dáng liên quan đến giải pháp của chúng tôi.

Là một doanh nghiệp dựa trên dữ liệu và công nghệ, chúng tôi đang nhìn thấy cơ hội to lớn ở phía trước.

Với chuyên môn của Highland Europe trong lĩnh vực này, chúng tôi có thể sử dụng công nghệ để làm hài lòng và phục vụ khách hàng trên toàn thế giới một cách hiệu quả”.

7. Nhãn hiệu thời trang kỹ thuật số RSTLSS giúp đơn giản hóa hành trình tiếp cận Metaverse cho các thương hiệu

Hiện nay, thay vì phương thức sử dụng các sàn diễn thời trang truyền thống, các công ty khởi nghiệp đang tạo ra bước ngoặt để phá vỡ quy chuẩn này trong thế giới Metaverse.

Được thành lập bởi nhà thiết kế thời trang Charli Cohen, nền tảng công nghệ RSTLSS mang lại cho các thương hiệu, những người có ảnh hưởng và nghệ sĩ quyền tự do và khả năng tiếp cận để sáng tạo và kinh doanh trong lĩnh vực thời trang ở thế giới ảo thông qua trải nghiệm hấp dẫn và được đánh giá cao.

null
Người sáng lập RSTLSS - nhà thiết kế thời trang Charli Cohen.

Ứng dụng tiền điện tử và tích hợp các IP truyền thống vào thế giới Metaverse thông qua NFT, startup này đang từng bước hiện thực hóa sứ mệnh mang đến cho người dùng một phương thức mua sắm tự do và linh hoạt hơn.

Charli Cohen, người sáng lập và Giám đốc điều hành, RSTLSS cho biết:

“Tại RSTLSS, chúng tôi mong muốn xóa bỏ các rào cản đối với các nghệ sĩ trong việc tạo và kiếm tiền từ các thiết bị và hàng hóa trong thế giới Metaverse đồng thời cho phép người tiêu dùng kiểm soát tối đa danh tính hình ảnh của họ”.

Trước đó, Cohen đã tạo ra thời trang với các IP như Assassin's Creed, Pokémon và Sanrio, thiết kế cho trong trò chơi, AR, VR và thế giới thực.

Nhằm tạo sự liền mạch cho các thương hiệu truy cập Metaverse, mới đây RSTLSS đã huy động được khoản tài trợ 3,5 triệu USD tại vòng hạt giống do BITKRAFT Ventures dẫn đầu.

Khoản đầu tư sẽ được nền tảng này sử dụng để tiếp tục củng cố nhân sự và phát triển sản phẩm, hướng tới mục tiêu ra mắt thị trường với một nền tảng công nghệ tiềm năng nhất cho ngành thời trang thế giới.

null