Automation & Virtualization - Công nghệ tự động hóa và thực tế ảo

Automation (tự động hóa), được hiểu nôm na là ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất trong công nghiệp. 

Thay đổi phương thức sản xuất truyền thống sang phương thức hiện đại, toàn bộ các hoạt động do con người vận hành trước đây sẽ được chuyển hầu hết hoặc toàn bộ cho máy móc.

Tự động hóa là quy trình hoặc các thủ tục được thực hiện không cần đến sự trợ giúp của con người (Ảnh: Unsplash).
Tự động hóa là quy trình hoặc các thủ tục được thực hiện không cần đến sự trợ giúp của con người (Ảnh: Unsplash).

Một số quy trình hiện nay đã được hoàn toàn tự động, bao gồm nhiều ứng dụng khác nhau, từ những thiết bị nhỏ sử dụng trong gia đình cho đến các quy trình trong nhà máy.

Virtualization (thực tế ảo) thường được ứng dụng để tạo ra một không gian ảo - nơi người dùng có thể chạy song song nhiều dữ liệu.  

Tất cả hệ thống ảo đều cùng chia sẻ các thông số phần cứng như bộ nhớ trong, RAM hay chip của thiết bị vật lý này, nhưng sẽ hoạt động song song. 

Việc này giúp người dùng trải nghiệm một không gian ảo tương tự với thực tế (Ảnh: Unsplash).
Việc này giúp người dùng trải nghiệm một không gian ảo tương tự với thực tế (Ảnh: Unsplash).

Dựa trên báo cáo “Top trends in Tech” của MC Kinsey & Company, Báo cáo toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam năm qua (do Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp Quốc gia (NSSC) và BambuUP) có đề cập đến 10 xu hướng công nghệ nổi bật trong 5 năm tới.

Trong đó, xu hướng tự động hóa và thực tế ảo (Automation & Virtualization) chiếm đến 50% các công việc hiện tại sẽ được tự động hóa trước năm 2025.

Có thể nói, trong thời đại công nghệ 4.0, Automation & Virtualization ắt sẽ là xu thế tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần học hỏi và phát triển.

Automation & Virtualization - Công nghệ của tương lai (Ảnh: Internet).
Automation & Virtualization - Công nghệ của tương lai (Ảnh: Internet).

Xem thêm: Top 10 xu hướng công nghệ phát triển mạnh trong 5 năm tới

Doanh nghiệp Việt đón đầu xu hướng Automation & Virtualization - Mitsubishi Electric Việt Nam, Vinamilk, Novaland, Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng

Doanh nghiệp Việt đã và đang bắt kịp xu hướng Automation & Virtualization, nổi bật là 4 doanh nghiệp: 

- Mitsubishi Electric Việt Nam, Vinamilk với khả năng đón đầu xu hướng Automation; 
- Novaland, Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng vận dụng hiệu quả xu hướng Virtualization.

1. Mitsubishi Electric Việt Nam – Tiên phong trong việc đưa các thiết bị tự động hóa tới Việt Nam

Kể tới các doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa tiêu biểu ở Việt Nam không thể không nhắc tới các doanh nghiệp FDI, điển hình là Mitsubishi Electric Việt Nam.

Mitsubishi Electric Việt Nam là doanh nghiệp tiên phong trong việc sử dụng nhà máy thông minh với công nghệ tự động hóa.

Robot công nghiệp được sử dụng tại nhà máy Mitsubishi Electric Việt Nam (Ảnh: Internet).
Robot công nghiệp được sử dụng tại nhà máy Mitsubishi Electric Việt Nam (Ảnh: Internet).

Đồng thời, doanh nghiệp này cũng như giới thiệu nhiều mẫu thiết bị tự động hóa đến thị trường Việt Nam:

- Giải pháp IoT điều khiển vạn vật bằng mạng Internet.
- Hệ thống robot cảm biến lực và cảm biến hình ảnh sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI.
- Các dây chuyền sản xuất tự động, phức tạp: lắp ráp, kiểm tra sản phẩm, theo dõi sản phẩm trên băng chuyền…
- Thu thập dữ liệu liên tục để đo lường và thực hiện cải tiến dây chuyền.

2. Vinamilk – Nâng tầm sản xuất bằng công nghệ tự động hóa từ những ngày đầu

Cũng như Mitsubishi Electric Việt Nam, Vinamilk là một doanh nghiệp sớm đầu tư các thiết bị tự động hóa vào sản xuất. 

Tại nhà máy có các robot LGV vận hành tự động sẽ chuyển pallet thành phẩm đến khu vực kho thông minh (Ảnh: Internet).
Tại nhà máy có các robot LGV vận hành tự động sẽ chuyển pallet thành phẩm đến khu vực kho thông minh (Ảnh: Internet).

Từ năm 2013, Vinamilk đã thực hiện triển khai hệ thống sản xuất tự động với robot tự hành AGV và dây chuyền tự động. 

- Tại đây, các robot tự vận hành theo các quá trình, từ khâu nguyên liệu, chế biến cho đến đóng gói thành phẩm cuối cùng mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của con người. 
- Các xe tự hành AGV đảm nhận các hoạt động vận chuyển qua các khâu và lưu trữ trong kho thông minh. 
- Trong khi các máy tự động thực hiện tiệt trùng, đóng hộp và vận chuyển sữa trên băng chuyền 1 cách tự động.
- Người quản lý chỉ cần theo dõi các chỉ số trên hệ thống.

Nhà kho thông minh trong quy trình sản xuất sữa Vinamilk (Ảnh: Internet).
Nhà kho thông minh trong quy trình sản xuất sữa Vinamilk (Ảnh: Internet).

Nhờ trang bị quy trình sản xuất hoàn toàn tự động hóa, Vinamilk đảm bảo tuyệt đối vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa thương hiệu vươn tầm quốc tế. 

Thấy được hiệu quả của Automation, mấy năm gần đây, Vinamilk cũng tiếp tục triển khai tự động hóa vào trang trại bò sữa bằng việc ứng dụng công nghệ 4.0, vận hành và quản lý trang trại được tự động hóa bằng các thẻ chip gắn trên bò, máy vắt sữa tự động, tự lên kế hoạch chăm sóc bò, định lượng chất dinh dưỡng,…

3. Thực tế ảo VR ứng dụng trong bất động sản giai đoạn COVID-19 - VR 360 độ Novaworld Phan Thiết

Nói về công nghệ thực tế ảo thì phải kể đến giải pháp VR 360 độ, xu thế tiếp thị sản phẩm giai đoạn COVID-19, đặc biệt phát triển trong ngành bất động sản.

Trong giai đoạn này, các công ty bất động sản rất khó gặp gỡ các nhà đầu tư, khách hàng. 

Vì vậy, chỉ có dùng công nghệ thực tế ảo thì mới có thể giúp khách hàng, nhà đầu tư hiểu rõ về sản phẩm, trải nghiệm như thực tế, có cách nhìn trực quan về tiềm năng của các dự án. 

Novaland sử dụng công nghệ VR 360 độ cho dự án Novaworld Phan Thiết (Ảnh chụp màn hình).
Novaland sử dụng công nghệ VR 360 độ cho dự án Novaworld Phan Thiết (Ảnh chụp màn hình).

Chẳng hạn, chỉ với vài thao tác là bạn có thể quan sát từng ngõ ngách trong căn hộ hay vị trí thuận lợi của một mảnh đất.

Hậu COVID-19, công nghệ thực tế ảo vẫn giữ nguyên giá trị của nó, tạo nên cách thức tiếp cận khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và đưa ra các quyết định chính xác hơn.

4. Công nghệ thực tế ảo trong du lịch - Vực dậy “ngành công nghiệp không khói hậu COVID-19

Nói đến ngành du lịch thì không thể không nhắc đến hai công nghệ nổi bật là công nghệ không gian 3D và công nghệ 360 VR Tour.

Không gian 3D và 360 VR Tour là hai công nghệ tái hiện không gian, cho phép khách hàng nhập vai, tương tác với địa điểm bất kỳ theo yêu cầu của doanh nghiệp. 

Người xem có thể sử dụng thiết bị màn hình 2D như điện thoại, máy tính, ipad,... để thực hiện thao tác. 

Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng giới thiệu một tour du lịch Đà Nẵng thông qua công nghệ thực tế ảo (Ảnh chụp màn hình).
Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng giới thiệu một tour du lịch Đà Nẵng thông qua công nghệ thực tế ảo (Ảnh chụp màn hình).

Với việc tích hợp thêm tính năng thực tế ảo, công nghệ sẽ cho phép người xem quan sát, tương tác với không gian 3D và 360 VR Tour bằng kính VR, gia tăng trải nghiệm ba chiều sống động về không gian, địa điểm doanh nghiệp.

Bằng cách này, du khách sẽ có những trải nghiệm sống động về những địa điểm tham quan cũng như đưa ra quyết định điểm đến du lịch một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Xem thêm: Các doanh nghiệp đua nhau đón làn sóng “vũ trụ ảo” mở ra nhiều cơ hội việc làm mới

Lời kết

Ngày nay, một số công nghệ mới được phát triển đã thực hiện tích hợp thêm tính năng thực tế ảo nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của doanh nghiệp và người dùng, cũng như nắm bắt xu hướng phát triển của thế giới. 

Đồng thời, công nghệ tự động hóa cũng được các doanh nghiệp đưa làm mục tiêu hàng đầu nhằm giảm tải chi phí, thời gian, công sức lao động, tối ưu hóa các quy trình sản xuất và vận hành của doanh nghiệp.

Với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, Automation & Virtualization hoàn toàn được kỳ vọng là xu thế tiềm năng và phát triển mạnh mẽ ở hiện tại và tương lai.