Ba chiến lược đổi mới sáng tạo bao gồm: Chiến lược đổi mới sáng tạo dựa trên lý tưởng tồn tại, Chiến lược đổi mới sáng tạo lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm và Chiến lược đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ cốt lõi.

Chiến lược đổi mới sáng tạo dựa trên lý tưởng tồn tại - Tại sao doanh nghiệp có mặt trên thế giới này?

Tháng 10/2020, giáo sư Rebecca Henderson của Harvard Business School đã có một bài báo mang tính cách mạng với tiêu đề “Innovation in the 21st Century: Architectural Change, Purpose, and the Challenges of Our Time”. 

Giáo sư kết luận rằng, Đổi Mới Sáng Tạo ngày nay sẽ được dẫn dắt bởi Lý tưởng tồn tại của doanh nghiệp. 

Từ đó, Lý tưởng chính là xu hướng của thời đại mới mà doanh nghiệp cần quan tâm, vượt trên các giá trị về lợi nhuận thông thường.

Lý tưởng tồn tại chính là câu hỏi “Tại sao chúng tôi có mặt trên thế giới này?” của tổ chức, doanh nghiệp, thương hiệu (Ảnh: Unsplash).
Lý tưởng tồn tại chính là câu hỏi “Tại sao chúng tôi có mặt trên thế giới này?” của tổ chức, doanh nghiệp, thương hiệu (Ảnh: Unsplash).

Nó xuất phát từ cái xã hội cần, cái doanh nghiệp muốn làm từ đam mê và năng lực, và nó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững tồn tại và phát triển để tạo giá trị (bao gồm giá trị lợi nhuận cho tổ chức, lẫn giá trị sâu sắc ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội).

Lý tưởng tồn tại phải là thứ ngôn ngữ được mọi bộ phận trong tổ chức (thiết kế sản phẩm, bán hàng, marketing, phân phối, dịch vụ khách hàng....) cùng nói và hành động. 

Chỉ lúc đó, Lý tưởng tổn tại mới “dấn sâu” thêm một bước nữa những khái niệm khác biệt hóa (Unique Selling Point), định vị thương hiệu… để giúp doanh nghiệp, thương hiệu kiến tạo sân chơi mới, định hình lại đề xuất giá trị và tạo ra các kết nối sâu sắc hơn với người tiêu dùng, làm nhiều hơn cho cộng đồng mà họ làm việc. 

Theo HBR Analytic Services Report, 84% các nhà lãnh đạo cho biết rằng các công ty nêu rõ Lý tưởng tồn tại của họ sẽ đạt được mức độ thành công cao hơn trong các sáng kiến chuyển đổi và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. 

Chiến dịch “Một bước đi nhỏ tới tương lai bền vững" của Biti's Hunter (Ảnh: Biti's).
Chiến dịch “Một bước đi nhỏ tới tương lai bền vững" của Biti's Hunter (Ảnh: Biti's).
Những hoạt động công tác xã hội (CSR), thiện nguyện... của các thương hiệu lớn như Biti’s, Owen…, đều là những thể hiện của Lý tưởng tồn tại.

Chính thời điểm này, đổi mới sáng tạo dựa trên lý tưởng tồn tại là điều mà khách hàng đang mong mỏi hơn bao giờ hết từ doanh nghiệp. 

Nắm bắt được xu hướng này và thực thi, doanh nghiệp sẽ có sự phát triển bền vững hơn bao giờ hết.

Chiến lược đổi mới sáng tạo lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm - Cuộc chiến giành sự chú ý và giữ chân khách hàng

Dưới sự tác động của đại dịch COVID-19 và thời kỳ 4.0, người tiêu dùng trên toàn thế giới đã thay đổi rất nhiều về hành vi và thói quen tiêu dùng. 

Bên cạnh việc trở nên cẩn trọng hơn trong việc mua sắm và lựa chọn thương hiệu, người tiêu dùng ngày càng yêu bản thân hơn, sống lành mạnh và mong muốn đóng góp nhiều hơn cho xã hội. 

Khách hàng ngày nay đang thích nghi với kênh Online nhiều hơn, hiện nay dù bất kể độ tuổi nào cũng có thể mua sắm Online và trở thành khách hàng mục tiêu của Doanh nghiệp trên kênh này. 

Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng với công nghệ trực quan hóa sản phẩm 3D từ Nfinite (Ảnh: BambuUP).
Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng với công nghệ trực quan hóa sản phẩm 3D từ Nfinite (Ảnh: BambuUP).

Ngay cả khi đã bước vào thời kỳ “Bình thường mới”, người tiêu dùng được dự báo vẫn sẽ tiếp tục giữ những thói quen của họ trong thời kỳ đại dịch. 

Những thay đổi này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải bám sát vào sự thay đổi của người tiêu dùng để có cách thức thích nghi, đáp ứng được nhu cầu mới của thị trường.

Ở góc độ doanh nghiệp, khách hàng chính là người quyết định doanh nghiệp, thương hiệu có thành công hay không. 

Vậy nên, trong bối cảnh người tiêu dùng bị ‘bủa vây’ bởi sản phẩm, dịch vụ và thông tin, cuộc chiến giành sự chú ý và giữ chân khách hàng đã trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. 

BambuUP giúp các doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn với ứng dụng trò chuyện giữa con người với AI từ OpenDialog (Ảnh: BambuUP).
BambuUP giúp các doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn với ứng dụng trò chuyện giữa con người với AI từ OpenDialog (Ảnh: BambuUP).

Nhiều doanh nghiệp đang dịch chuyển chiến lược kinh doanh của mình từ chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, v.v. sang chiến lược trải nghiệm khách hàng làm chiến lược trung tâm cho mọi hoạt động.

Nghiên cứu cho thấy các công ty lấy khách hàng làm trung tâm có lợi nhuận cao hơn 60% so với các công ty không tập trung vào khách hàng (Customer centricity Embedding it into your organisation’s DNA, Deloitte & Touche, 2014).

Đồng thời, 86% người mua sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có trải nghiệm khách hàng tốt nhất. 

Ví dụ: khách hàng sẵn sàng trả mức giá cao hơn lên tới 13% (và cao nhất là 18%) cho các dịch vụ sang trọng và thư giãn, chỉ đơn giản để nhận được dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. (Customers 2020: A Progress Report, Walker Study, 2020)

Để thực hiện mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm, hệ thống phân cấp của các công ty hướng tới khách hàng thường sẽ lật ngược lại so với công ty truyền thống. 

Điều này có nghĩa là, mọi phòng ban, kể cả CEO, đều có trách nhiệm đặt khách hàng lên đầu tiên và làm hài lòng trong mọi trải nghiệm của khách hàng.

Những đổi mới sáng tạo hướng tới trải nghiệm khách hàng thời 4.0 sống còn cần sự tham gia của công nghệ xét tới sự phức tạp trong thay đổi hành vi tương tác liên kết kênh (omnichannel), đối tượng (Gen Z, Gen Alpha...) và số lượng khách hàng ngày càng đông đảo. 

Chiến lược đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ cốt lõi - Điều kiện tiên quyết để thúc đẩy đổi mới sáng tạo liên tục

Sau khi hiểu được Why? - Lý do Đổi Mới Sáng Tạo dựa trên Lý Tưởng Tồn Tại của Doanh Nghiệp, và What? - Đổi Mới Sáng Tạo lấy Khách Hàng làm trọng tâm, hãy cùng tìm hiểu làm cách nào để Doanh Nghiệp đẩy nhanh Đổi Mới Sáng Tạo thông qua Công Nghệ (How?).

Hầu hết sự đổi mới sáng tạo được thúc đẩy trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những công nghệ mới, ngay cả trong đổi mới mô hình kinh doanh, sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng, hay là cách công nghệ thay đổi thế giới và tạo bước đột phá trong các lĩnh vực khác nhau. 

Vì thế, sự hiểu biết về những công nghệ mới và tác động của nó là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể thúc đẩy đổi mới sáng tạo một cách liên tục.

Trong những thập kỷ qua, chúng ta đã thấy công nghệ kỹ thuật số đã phá vỡ nhiều thị trường khác nhau như thế nào (Ảnh: Unsplash).
Trong những thập kỷ qua, chúng ta đã thấy công nghệ kỹ thuật số đã phá vỡ nhiều thị trường khác nhau như thế nào (Ảnh: Unsplash).

Truyền phát trực tuyến đã tạo đột phá trong ngành công nghiệp âm nhạc. 

Cũng như đối với truyền hình và phim ảnh, mạng xã hội đã phá vỡ hoàn toàn toàn bộ lĩnh vực truyền thông.

Hãy cùng xem xét 5G. Khi 5G bắt đầu trở thành hiện thực trên thị trường, nhiều khả năng và tiềm năng mới xuất hiện, chẳng hạn như chia nhỏ mạng, độ trễ cực thấp, tốc độ nhanh và độ tin cậy cực cao. 

Các tính năng công nghệ này sẽ biến đổi các logic hiện tại trong nhiều doanh nghiệp và tạo ra thị trường mới cho những doanh nghiệp có thể nhìn thấy được tiềm năng đó.

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực công nghệ nóng khác sẽ mở ra các thị trường mới và các ngách thị trường trong nhiều ngành công nghiệp. 

Hay lĩnh vực được khá nhiều doanh nghiệp để ý đến là tự động hóa các quy trình kinh doanh (Ảnh: Unsplash).
Hay lĩnh vực được khá nhiều doanh nghiệp để ý đến là tự động hóa các quy trình kinh doanh (Ảnh: Unsplash).

Tạp chí Harvard Business Review gần đây cho biết 25% trong số 250 giám đốc điều hành doanh nghiệp trong cuộc khảo sát của họ nghĩ rằng AI sẽ giúp họ theo đuổi các thị trường mới, và nhiều người trong số họ coi AI là công cụ trợ giúp hiệu quả trong kinh doanh hiện tại.

Khi công nghệ mới được thiết lập trong xã hội của chúng ta, nó cũng thúc đẩy các hành vi mới giữa mọi người và vai trò của họ với tư cách là người tiêu dùng, và những hành vi mới này đại diện cho các thị trường mới tiềm năng. 

Công nghệ còn là công cụ cho sự đổi mới.

Công nghệ có thể giúp thử nghiệm các sản phẩm và dịch vụ mới thông qua trực tuyến với chi phí rất thấp. 

Prototyping đã trở nên dễ dàng tiếp cận cho tất cả mọi người thông qua phần mềm thiết kế dễ sử dụng và công nghệ in 3D. 

AI có thể mô phỏng các kịch bản thị trường khác nhau dựa trên dữ liệu thực tế có sẵn (Ảnh: Unsplash).
AI có thể mô phỏng các kịch bản thị trường khác nhau dựa trên dữ liệu thực tế có sẵn (Ảnh: Unsplash).

Thực tế ảo giúp doanh nghiệp có thể tạo ra các bản thiết kế hoàn toàn mới và thực sự làm cho các sản phẩm và dịch vụ trở nên sống động như thật, từ đó có thể giúp doanh nghiệp đánh giá trước khi sản xuất.

Cuối cùng, công nghệ còn có thể nâng cao năng lực của con người. 

Một lĩnh vực gần gũi với chúng ta là thiết kế, nhà thiết kế ngày nay có một bộ khả năng và công cụ hoàn toàn mới để thiết kế và tạo mẫu, sự nhanh chóng trong việc ứng dụng công nghệ cũng như tạo ra các hình dạng và tương tác, điều mà cách đây một thập kỷ đã không thể thực hiện được.

Công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của con người (Ảnh: BambuUP).
Công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của con người (Ảnh: BambuUP).
Ericsson Strategic Design Lab đang làm việc với các thành phố về việc quy hoạch thành phố và sử dụng thực tế ảo (AR) để loại bỏ các tòa nhà khỏi môi trường thực và đặt các mô hình của kiến trúc mới vào đó, tạo ra một công cụ giúp họ có thể khám phá quy hoạch thành phố với chi phí cực thấp và những khả năng chỉ là tưởng tượng cách đây vài năm.

Tóm lại, chiến lược đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp phải gắn với 3 câu hỏi, Why (Lý tưởng tồn tại của doanh nghiệp là gì), What (Đặt khách hàng vào trọng tâm) và How (Vận dụng bằng công nghệ) thì mới có thể thành công trong giai đoạn hậu COVID-19.