Agility (Năng lực thích ứng linh hoạt) chính là nền tảng quản trị cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh và thành công cho nhiều doanh nghiệp.

Nền tảng của năng lực thích ứng linh hoạt (Agility)

Đại dịch kéo dài 2 năm qua đã buộc các tổ chức phải trau dồi năng lực thích ứng linh hoạt (Agility) nhằm ứng phó tức thời, và xa hơn là chuẩn bị năng lực đón đầu các “cơn sóng thần” sau dịch: mất việc làm, kinh tế suy thoái và khủng hoảng niềm tin.

Năng lực thích ứng linh hoạt không phải là một khái niệm mới. Thông qua báo cáo của Tiến sĩ Mark Marone - giám đốc Nghiên cứu và Lãnh đạo Định hướng của Dale Carnegie toàn cầu, năng lực thích ứng linh hoạt là việc các tổ chức thu thập thông tin để hành động, đưa ra quyết định nhanh chóng và thực hiện những thay đổi nhằm đáp ứng các yêu cầu của môi trường kinh doanh.

Để xây dựng năng thích ứng linh hoạt, doanh nghiệp cần phối hợp hai yếu tố nền tảng: Con người và công nghệ.

“Yếu tố con người sẽ làm chủ và tối ưu công nghệ, bao gồm thông tin, hệ thống và quy trình. Trong khi đó, ba chân kiềng: Sự bền bỉ và sức bật của đội ngũ (Resilience), Trí tuệ xã hội (Social Intelligence), Công cụ và quy trình (Tools & processes), sẽ kết hợp cùng Năng lực hành động để thích ứng (Capacity to act) nhằm giúp doanh nghiệp tạo ra nền tảng vững chắc cho Agility” - bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, Chủ tịch & TGĐ Dale Carnegie Việt Nam.

Tuy nhiên, khi áp dụng khái niệm Agility vào thực tiễn, các doanh nghiệp cần có những lối mở sáng tạo hơn cho riêng mình.

Bài học thực tiễn về Agility dành cho doanh nghiệp

Có ba xu hướng nổi bật giúp doanh nghiệp tìm thấy lối đi mới trong bối cảnh nhiễu loạn của thị trường, được dự đoán sẽ còn kéo dài hơn sau 2 năm dịch bệnh hoành hành.

Sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực chất

Covid đã buộc người tiêu dùng toàn cầu hạn chế các hoạt động giải trí, thắt chặt chi tiêu theo hướng tiết kiệm, an toàn và tăng tích lũy phòng ngừa những rủi ro trong tương lai. 

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, xu hướng này sẽ còn tiếp tục chi phối đến cách thức mua sắm, tiêu dùng của người dân ngay cả sau khi đại dịch chấm dứt.

Việc nâng cao sức khỏe vốn dĩ đã là thông điệp sống lành mạnh trong các năm qua, thì nay đại dịch chính là tác nhân thúc đẩy thông điệp này trở thành một quan điểm, phương thức thực hành trong đời sống của nhiều gia đình.

Theo đó, các nhu yếu phẩm phục vụ lối sống “healthy” toàn diện này đã tạo ra thị trường tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp khai thác.

Với những ngành hàng không thiết yếu, câu chuyện còn phức tạp hơn sau đại dịch. Bởi, thói quen và tâm lý của mọi người đều ít nhiều bị ảnh hưởng “kép” từ lối sống khép kín tại nhà lẫn khuynh hướng quan tâm giá trị thực nhận trong tiêu dùng.

Mọi sản phẩm - dịch vụ ngày nay đều cần đặt giá trị cốt lõi mang lại cho người tiêu dùng lên hàng đầu. Đây là kim chỉ nam cho hành động của thương hiệu bán lẻ Sakuko.

Vốn là chuỗi cửa hàng chuyên nhập khẩu hàng nội địa Nhật, doanh nghiệp đã bắt sóng nhu cầu tìm kiếm những giá trị thiết yếu nguyên bản của khách hàng, từ đó định hướng kinh doanh các mặt hàng thực sự “healthy”, đảm bảo chất lượng và ở mức giá hợp lý.

Cụ thể, Sakuko chỉ chọn hợp tác với các nhà phân phối uy tín đủ tiêu chuẩn Oji Nepia (bỉm Genki), Yoshiya (thực phẩm), Ohyama (mỹ phẩm), Kai Group (đồ gia dụng), J&C (phân phối hàng nội địa Nhật đa quốc gia)...

Giai đoạn Covid lần 4 vừa qua, Sakuko quyết tâm giữ giá ổn định, thậm chí giảm giá một số sản phẩm nhóm mẹ và bé. Giai đoạn Covid lần 4 vừa qua, Sakuko quyết tâm giữ giá ổn định, thậm chí giảm giá một số sản phẩm nhóm mẹ và bé.

Chính cách đặt khách hàng làm trung tâm và nhìn thấu nhu cầu tiêu dùng thực chất là chìa khóa chứng minh năng lực “hành động sớm, thích ứng nhanh” của doanh nghiệp này. 

Sakuko đã kết hợp hiệu quả yếu tố Trí tuệ xã hội (Social Intelligence) cùng Năng lực hành động để thích ứng (Capacity to act) để tạo ra hướng chuyển tích cực cho doanh nghiệp. 

Mô hình kinh doanh có khả năng ứng biến

Trong báo cáo về Năng lực thích ứng, tiến sĩ Mark Marone cũng đưa ra nhận xét về tính không ngại thay đổi của của các tổ chức có năng lực Agility. Họ mong đợi được hoạt động trong một môi trường mà hướng phát triển không bị đóng khung.

Họ hiểu rằng nguồn thông tin mới có thể điều chỉnh hướng đi của họ bất cứ lúc nào. 

Trong bối cảnh ngành hàng không toàn cầu đình trệ, AirAsia đã nhanh chóng thích ứng linh hoạt bằng cách chuyển hướng sang lĩnh vực vận chuyển mặt đất, cụ thể là bước chân vào thị trường giao đồ ăn, tạp hoá.

Với lợi thế từ nguồn dữ liệu khách hàng thu thập trong nhiều năm hoạt động, AirAsia có thể dự đoán ý định mua sắm của khách hàng và mở rộng dịch vụ tương ứng. Với lợi thế từ nguồn dữ liệu khách hàng thu thập trong nhiều năm hoạt động, AirAsia có thể dự đoán ý định mua sắm của khách hàng và mở rộng dịch vụ tương ứng.

Với lợi thế từ nguồn dữ liệu khách hàng thu thập trong nhiều năm hoạt động, AirAsia có thể dự đoán ý định mua sắm của khách hàng và mở rộng dịch vụ tương ứng.

Sabrina Khaw, người đứng đầu mảng giao đồ ăn của hãng, nhận định rằng với sự phổ biến về mặt thương hiệu, AirAsia có thể cắt giảm chi phí quảng cáo.

Air Asia cũng là một doanh nghiệp nắm bắt được tinh thần này. Tinh thần không ngại thay đổi của hãng hàng không giá rẻ này là bài học điển hình cho nhiều doanh nghiệp đang muốn thay đổi mô hình kinh doanh trước những diễn tiến khó lường của đại dịch.cáo, từ đó hạ bớt mức hoa hồng mà các nhà bán (merchant) phải trả cho đơn vị giao đồ ăn.

Các quyết định của AirAsia đều áp dụng sâu sắc triết lý của năng lực thích ứng linh hoạt. 

Tận dụng lợi thế sẵn có là công nghệ cùng đội ngũ nhân sự giàu kỹ năng cao giúp AirAsia nhìn thấu nhu cầu của thị trường và đưa ra các thay đổi nền móng khi lĩnh vực kinh doanh chính không còn còn khả năng nuôi sống doanh nghiệp.

Trực tuyến hóa dịch vụ

Trong ba xu thế thích ứng, hướng đi trực tuyến hoá sản phẩm và dịch vụ là phổ biến nhất bởi tính dễ áp dụng của nó. 

Trước bối cảnh VUCA, các dịch vụ như huấn luyện viên cá nhân, trị liệu tâm lý, đào tạo... buộc phải thay đổi phương thức hoạt động để tiếp tục duy trì kinh doanh.

Điển hình như dịch vụ tư vấn và trị liệu tâm lý, hình thức tham vấn tâm lý online chỉ có tác dụng ứng phó trong thời gian ngắn, giúp người bệnh tạm duy trì kết quả của các lần trị liệu trực tiếp trước đó. Hơn nữa, việc ở xa khiến người bệnh dễ bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng giúp nhà trị liệu có thể phân tích, chẩn đoán tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, vẫn có những mô hình trực tuyến thực sự vượt lên bản năng linh hoạt và đạt được năng lực Agility bằng cách chuẩn bị trước cho kịch bản trực tuyến hoá dịch vụ.

Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Dale Carnegie Việt Nam luôn nỗ lực tạo ra những giá trị thông qua sự thích ứng và tiên phong trong đại dịch. Theo bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, phương thức huấn luyện Live Online Learning (LOL) đã được Dale Carnegie Việt Nam triển khai, nghiên cứu và nâng cấp từ năm 2017.

Khác với những mô hình học online qua các video thu sẵn, LOL được tiến hành trực tiếp với tương tác thật giữa người học và chuyên gia huấn luyện. Cơ chế này giải quyết được hầu hết nhược điểm của hình thức học online khác. 

Nhờ đó, cảm xúc, hành vi và mức độ tiếp thu của học viên gần như tương đương với hình thức huấn luyện offline.

Ông Minh Tứ, chuyên gia huấn luyện của Dale Carnegie Việt Nam nhấn mạnh các tổ chức giáo dục nhượng quyền có lợi thế và thích ứng nhanh hơn với các phương pháp và hình thức đào tạo mới. 

Hiện tại để triển khai mô hình LOL trong thời điểm này, tổ chức giáo dục nhượng quyền như Dale Carnegie được thừa hưởng các thuận lợi của thương hiệu toàn cầu bao gồm: đội ngũ chuyên gia huấn luyện bản địa đạt chuẩn mực giảng dạy của Dale Carnegie toàn cầu, Hệ thống bài giảng của Dale Carnegie toàn cầu với hơn 70 nội dung khác nhau sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh chung, hình thức này cũng được hậu thuẫn từ các yếu tố khách quan khác như nền tảng Zoom được sử dụng hầu hết ở các công ty lớn tạo điều kiện triển khai nhanh chóng các chương trình huấn luyện Live Online.

Đồng thời, xu hướng WFH đang gia tăng trong hơn 1 năm qua tại thị trường Việt Nam đã giúp hình thành những kỹ năng mới của lực lượng lao động trong môi trường làm việc từ xa.  

Sự thành công của mô hình LOL bắt nguồn từ phương châm lấy khách hàng làm trung tâm - một nhân tố then chốt giúp doanh nghiệp đạt được Agility. Sự thành công của mô hình LOL bắt nguồn từ phương châm lấy khách hàng làm trung tâm - một nhân tố then chốt giúp doanh nghiệp đạt được Agility.

Trước khi cho ra mắt LOL, Dale Carnegie Việt Nam đã phân tích có hệ thống các ưu nhược điểm của mô hình học online. 

Việc tập trung gia tăng trải nghiệm khách hàng ở mức tối đa đã giúp LOL tạo nên đột phá so với các hình thức huấn luyện online khác. 

Ba xu thế kinh doanh trên chỉ là những lối mở dễ thấy nhất trong muôn vàn kiểu thích ứng của doanh nghiệp trước những biến thiên khó lường của thời cuộc. Giờ đây, Agility không còn là một kỹ năng xa lạ mà đã trở thành yếu tố sống còn cho mọi doanh nghiệp, dù ở bất kì giai đoạn phát triển nào.

Bảo Thạch - Trends Việt Nam