Lối kể chuyện "độc" của Steve Jobs
Vào năm 2001, khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPod đầu tiên, bài thuyết trình của ông gây ''sốc" có tính "viral" mọi thời đại.
Nó cũng mang lại nhiều bài học kinh điển về nghệ thuật thuyết trình và làm marketing.
Sự thật càng gây sốc hơn khi cái được xem là nghệ thuật lại nằm ở sự đơn giản, ngày nay người ta thường hay gọi là xu hướng ''tối giản''.
Ngoại hình của ông không có gì đáng bàn. Nhưng những câu nói của ông lại thực sự ''ám ảnh''.
"1000 bài hát trong túi của bạn" (1000 songs in your pocket). Rõ ràng. Ngắn gọn. Hiệu quả.
Thông thường, Steve Jobs sẽ nói gì với nhóm các nhà phát triển Ipod của mình? Có thể là:
"Hiện nay có một vấn đề về việc lưu trữ. Làm thế nào để chúng ta có thể mang theo 1000 bài hát đi khắp mọi nơi?"
Đó là tầm nhìn. Ông sẽ không nói và chỉ cho họ cách thực hiện. Nó là nhiệm vụ mà họ phải làm.
Triết lý giao tiếp và ngoại giao "cái gậy lớn"
Vào đầu những năm 1900, Tổng thống Theodore Roosevelt đã đưa ra đề xuất rằng các nhà lãnh đạo cần phải nói ít hơn và sử dụng "ngoại giao cây gậy lớn".
Chìa khóa là sở hữu một lực lượng quân sự hùng mạnh, nhưng ông hy vọng sẽ không phải dùng đến nó.
Theodore Roosevelt đã mượn một câu ngạn ngữ Tây Phi và nói: "Nói chuyện nhẹ nhàng và mang theo một ‘cái gậy lớn’ sẽ giúp bạn đạt được điều mình muốn".
Hiện nay, triết lý trên đã không còn được phổ biến như trước. Bằng chứng là sự suy giảm số lượng người ủng hộ cựu Tổng thống này và Donald Trump.
Nhưng chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả mà nó đem lại. Bạn vẫn có thể là giao tiếp hiệu quả mà không cần liên tục vỗ về họ.
Quy tắc của sự ngắn gọn
Để nói Steve Jobs, hoặc như bất kỳ nhà lãnh đạo vĩ đại nào, cần thực hành tư duy và kỹ thuật của sự ngắn gọn.
Quy tắc của sự ngắn gọn cũng cần siêu tối giản. Và bí quyết ở đây là:
1. Quy tắc con số 3
2. Câu ngắn, gọn, rõ ràng.
3. Mô tả tầm nhìn, vẽ lại tương lai
Không nói nhiều hơn ba điều
Jobs hiểu rằng, số 3 là một trong những con số quyền lực nhất trong giao tiếp. Danh sách của 3 điều gì đó thường kích thích sự tò mò hơn là 2, và dễ nhớ hơn rất nhiều so với 22. Jobs đã chia bài thuyết trình của mình thành 3 phần.
Ông nói về chức năng của một iPod của iPhone mới, về bản thân chiếc điện thoại, và về khả năng kết nối với Internet.
Jobs còn pha trò với con số 3. Ông bước lên bục và nói:
“Hôm nay chúng tôi giới thiệu 3 sản phẩm đột phá. Đầu tiên, là một chiếc iPod màn hình rộng với màn hình cảm ứng. Thứ hai là một chiếc điện thoại di động cải tiến. Và thứ ba là một thiết bị đột phá trong việc kết nối thông tin với Internet".
Sử dụng các câu ngắn gọn, rõ ràng
Điều này giới Marketing thấu hiểu hơn ai hết và họ thường nói chuyện với nhau hàng ngày bằng cái thuật ngữ mỹ miều "định vị''.
Giới truyền thông thì gọi bằng cái tên khác là ''thông điệp''. Người ta cũng có thể nói ẩn dụ là ''mỏ neo''.
Nhưng cho dù là nói gì đi chăng nữa, bí quyết nằm ở đây là trong cuộc chiến thượng lưu về câu chữ hay thông tin, vũ khí tối thượng là sự cụ thể, rõ ràng.
Jobs dùng một kỹ thuật gọi là “thân thiện với Twitter”, chỉ dòng tóm tắt về sản phẩm bao hàm toàn bộ thông điệp chính mà ông muốn mang đến cho khán giả.
Ngay sau khi trình làng chiếc điện thoại mới, ông đã tự hào khẳng định ngay “Hôm nay, Apple đã phát minh ra điện thoại một lần nữa”. Tiêu đề, “Apple reinvents the phone” (Tạm dịch: Apple tái sáng chế điện thoại) là câu duy nhất trên slide thuyết trình của ông.
Ông đã lặp đi lặp lại tiêu đề này rất nhiều lần suốt bài thuyết trình của mình.
Thôi ba hoa ''không thể tin được'', hãy nói về tầm nhìn
Lại nói về ''tái sáng chế''. Đơn giản nhưng nó bao hàm cả một ''kho tàng lịch sử'', chứa đựng tầm nhìn xa vạn dặm của huyền thoại công nghệ.
Và đúng vậy. iPhone không giống bất kỳ chiếc điện thoại nào khác trên thị trường.
Apple dùng một thiết bị quen thuộc và cải tiến nó tốt hơn gấp 20 lần. Thậm chí, họ đã suy nghĩ đến việc sử dụng sản phẩm mới này để kết hợp với iPod đã có trước đây.
Bản thân Jobs không tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm. Ông cũng không viết phần mềm hay tạo ra những thành phần cấu thành.
Ông cung cấp tầm nhìn, mục tiêu và động lực cho nhân viên của mình. Những phần còn lại thì họ phải tự nghĩ cách và hoàn thiện.
Tất nhiên, Jobs vẫn đưa ra ý kiến hay lời khuyên trong suốt quá trình phát triển iPhone nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là vẽ ra tương lai hoàn hảo.
Và nếu nhóm của bạn không thể biến tầm nhìn đó thành hiện thực. Thì có thể bạn đã chưa đủ rõ ràng hoặc nhóm của bạn đang có vấn đề.
Cuối cùng, bạn có thấy bài viết này đủ ''gọn'' chưa? Chúng tôi cũng đã ''gọt'' rất nhiều khi thực hành đúng kỹ thuật của Steve Jobs.
Bạn cũng làm như thế nhé !
Tổng hợp