Tiềm năng của hàng điện tử tại thị trường nông thôn

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn Việt Nam đạt 63% so với thành thị. Điều này có nghĩa khoảng cách thu nhập Nông thôn - Thành thị đã ngắn lại đáng kể.

Với sự phổ biến của công nghệ thông tin cùng sự phát triển cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc sống của người dân ở nông thôn đang dần được cải thiện.

Nông thôn thời đại mới đã khác xưa rất nhiều, mở ra một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp hàng điện tử. Nông thôn thời đại mới đã khác xưa rất nhiều, mở ra một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp hàng điện tử.

Các nghiên cứu của Nielsen, Kantar Worldpanel cho thấy, người tiêu dùng nông thôn mua bếp gas, máy giặt, máy nước nóng, máy điều hòa nhiệt độ không thua kém các gia đình ở thành thị.

Có hơn 90% hộ gia đình ở nông thôn sở hữu một chiếc tivi và 57% trong số đó có kết nối với hơn 10 kênh truyền hình. Có khoảng 77% người tiêu dùng nông thôn muốn được thử sử dụng các sản phẩm mới và 95% đánh giá cao việc có nhiều loại sản phẩm để lựa chọn.

Cũng theo ông Matthaes (Công ty nghiên cứu thị trường TNS), vùng nông thôn đang giữ 62,5% tổng GDP và có số lượng khách hàng sẵn sàng tiêu dùng nhiều gấp 3 lần khu vực thành thị.

Điều này cho thấy điểm chung giữa người tiêu dùng nông thôn và thành thị là luôn hướng tới sự thịnh vượng và chăm lo cho thế hệ tương lai ngay khi họ có điều kiện.

Nắm "insights" về hàng điện tử của người dân nông thôn 

Sự chuyển mình trong nhu cầu tiêu dùng

Tivi đã từng là một “tiêu chuẩn”, “mục tiêu” để người nông thôn phấn đấu cho bằng người thành thị. Chỉ cần tạo ra sản phẩm phù hợp và giúp họ dễ dàng tiếp cận, giờ đây tivi đã gần như được phổ cập toàn dân.

Và khi mục tiêu “nhà mình cũng phải có TV” đã hoàn thành, nông thôn lại tiếp tục chuyển mình với mục tiêu tiếp theo là có được điều hòa, máy giặt, tủ lạnh...

Tivi đã từng là một “tiêu chuẩn”, “mục tiêu” trong cuộc sống của người nông thôn. Tivi đã từng là một “tiêu chuẩn”, “mục tiêu” trong cuộc sống của người nông thôn.

Người nông thôn đã rất nhanh tay đón lấy cơ hội để hiện diện liên tục trên “không gian mạng" nhờ chính sách phổ cập smartphone. Từ đó, họ đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều thông tin hơn, dần trở nên sành sỏi và sắc sảo trong chi tiêu như người thành thị.

Họ chịu khó tìm hiểu nhiều trước khi lựa chọn sản phẩm, vì với họ "tiền bạc là mồ hôi nước mắt", mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống khiến họ trở nên "khó chiều".

Nhưng nếu có một sản phẩm thực sự chiều lòng họ, người nông thôn sẽ là người tiêu dùng trung thành của doanh nghiệp.

Cầu toàn về tính năng lẫn chất lượng dịch vụ

Người tiêu dùng nông thôn ngày nay không còn quá đặt nặng vấn đề về thương hiệu hay tính năng “nổi trội”, mà qua tìm hiểu thông tin, họ dần quan tâm đến mẫu mã và chất lượng sản phẩm, giá thành và cam kết thực hiện bảo hành của các hãng.

Có thể lấy ví dụ điển hình về vấn đề này là Asanzo, thương hiệu Việt tiên phong trong việc phổ cập TV cho bà con nông thôn đã tăng trưởng 40% trong nhiều năm.

 "Tôi luôn suy nghĩ mình không được bắt bà con nông dân phải trả thêm tiền cho những chức năng dư thừa, không bao giờ dùng đến của tivi".

- CEO Asanzo, ông Phạm Văn Tam chia sẻ.

Ông hiểu rằng người nông thôn cũng chỉ có nhu cầu vừa phải với chiếc TV, họ cũng không quá hứng thú với việc “mang cả rạp phim vào ngôi nhà của bạn”. Vì thế việc thêm tính năng, tăng giá bán và cắt bớt bảo hành chắc chắn sẽ khiến họ quay lưng.

Nông thôn là thị trường chủ lực chiếm 80% doanh số của Asanzo. Nông thôn là thị trường chủ lực chiếm 80% doanh số của Asanzo.

Bài học kinh doanh từ Hikawa: nếu đã coi khách hàng là thượng đế, sao lại bỏ qua "thượng đế nông thôn"?

Bàn về vấn đề bảo hành, dễ thấy điều hòa là một sản phẩm khó có thể tách rời khỏi bàn tay người thợ trong suốt vòng đời sản phẩm: Từ khâu lắp đặt cho đến khâu bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa sau này.

Nhưng ở nông thôn, khi kênh phân phối hiếm một thì "thợ thầy" hiếm mười. Một phần do nhu cầu sử dụng điều hòa ở nông thôn hiện tại chưa cao, phần khác do dân cư nông thôn phân tán, việc đi bảo hành - sửa chữa rất khó khăn nên người thợ cũng không mặn mà bám nghề ở địa phương.

Những người cung ứng sản phẩm điện, điện tử ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa sẽ thay mặt các hãng, kiêm nhiệm toàn bộ các công việc từ chạy chương trình cho các hãng, bán hàng, lắp đặt, bảo hành, chăm sóc khách hàng, kiểm soát đội ngũ thợ hoặc trở thành một người thợ…

Đặc biệt, những cửa hàng cung ứng này là cầu nối gần như duy nhất của các hãng điện, điện tử ở nơi thành phố “xa xôi” do chi phí cho đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng để vươn tới được nông thôn sẽ là cực kỳ lớn.

"Điều này khiến các ông lớn điều hòa thường đi theo lối mòn là ủy thác toàn bộ cho nhà cung ứng vì thiếu đội ngũ bảo hành của hãng tại địa phương." - CEO Hikawa, ông Trần Văn Tuyển nhận định.

Việc tìm thợ bảo hành máy lạnh tại nông thôn là một bài toán khó cho người dân nơi đây. Việc tìm thợ bảo hành máy lạnh tại nông thôn là một bài toán khó cho người dân nơi đây.

Xây dựng đội ngũ bảo hành "nhà làm" trên toàn quốc

Thay vì ủy thác dịch vụ bảo hành cho bên thứ ba giống như các thương hiệu khác, Hikawa với cơ hội nhiều năm trong nghề đã tạo được mối quan hệ thân thuộc với nhiều điểm cung ứng điện, điện tử trên cả nước kể cả ở miền Tây Bắc xa xôi để tạo tiền đề cho giấc mơ phổ cập điều hòa sau này.

Đồng thời Hikawa đã từng bước xây dựng đội ngũ đông đảo thợ điện lạnh dọc dải đất hình chữ S, từ lân la trò chuyện trên các cộng đồng thợ online rồi đến thăm hỏi, dần dần hiểu và đồng cảm với họ.

Biết người thợ điều hòa coi bộ dụng cụ là “bảo khí”, còn đai an toàn là “bảo hiểm” thiết thực nhất, Hikawa đang lên kế hoạch đặt mua cho mỗi người, từ đó dần tạo mối quan hệ khăng khít với anh em thợ nói chung và chính các điểm phân phối kiêm bảo hành điện, điện tử nơi nông thôn xa xôi nói riêng.

Hikawa hiểu rằng sẽ không có đường tắt nào ở đây cả, phải có “tình cảm” của anh em nhà cung ứng điện, điện tử và thợ thầy nông thôn thì mới có được “tình cảm” của bà con, và “Bảo hành tại nhà” mới có thể thành sự thực bất chấp khoảng cách địa lý.

Hikawa sở hữu đội ngũ thợ bảo hành điều hòa trên toàn quốc, kể cả ở những vùng ven và nông thôn. Hikawa sở hữu đội ngũ thợ bảo hành điều hòa trên toàn quốc, kể cả ở những vùng ven và nông thôn.

Sản phẩm phải phù hợp và đáp ứng tư duy người nông thôn

Ngoài việc đánh vào điểm yếu về bảo hành tại thị trường vùng ven, để lọt vào mắt xanh của người tiêu dùng nông thôn, Hikawa hướng tới việc "giảm tính năng nhưng giữ nguyên giá trị" cho sản phẩm điều hòa.

Cụ thể, thương hiệu chủ trương cắt bỏ những tính năng thừa, tập trung những tính năng chính để lấp đi tâm lý ngại chi phí đầu tư ban đầu cho người dân.

Đồng thời Hikawa chú trọng vào công nghệ Interver và tính năng tiết kiệm điện, đi "sát" với nhu cầu bà con nông thôn là sản phẩm phải cân đối được chi phí đầu tư và chi phí vận hành, coi tiết kiệm điện phải là "tính năng cơ bản".

Hikawa hướng tới việc "giảm tính năng nhưng giữ nguyên giá trị" cho sản phẩm điều hòa. Hikawa hướng tới việc "giảm tính năng nhưng giữ nguyên giá trị" cho sản phẩm điều hòa.

Hikawa cũng hiểu được rằng, người nông thôn giờ đây không còn chú trọng quá nhiều vào thương hiệu, điều họ chú trọng là chất lượng sản phẩm, chi phí đầu tư, vận hành và chính sách chăm sóc khách hàng "thực hưởng".

Qua đó Hikawa đặt hàng sản xuất ở Thái Lan, nơi có trình độ công nghệ, gia công và kiểm soát chất lượng tiên tiến để tăng độ bền cho điều hòa.

Đồng thời, thương hiệu cũng tung ra chính sách 1 đổi 1 trong 30 tháng, bảo hành tại nhà 6 năm, như một lời khẳng định chắc nịch cho chất lượng sản phẩm thay cho hô hào, quảng bá rầm rộ.

“Hikawa sẽ "ăn bớt" khâu truyền thông sản phẩm để trước mắt dồn toàn lực cho chất lượng sản phẩm và đội ngũ chăm sóc khách hàng, vì kiểu gì mấy ông trong bản cũng mua ủng hộ anh, chủ yếu mấy ông đó xài rồi thì sau mình có dám vác mặt về bản không thôi”, CEO Hikawa tâm sự.

Người tiêu dùng nông thôn cùng sản phẩm điều hòa treo tường của Hikawa. Người tiêu dùng nông thôn cùng sản phẩm điều hòa treo tường của Hikawa.

Tổng hợp