Thể thao điện tử là gì?
Thể thao điện tử (eSports) là hình thức tổ chức trận đấu điện tử giữa nhiều người chơi, đặc biệt là giữa những tuyển thủ chuyên nghiệp.
Trò chơi điện tử chuyên nghiệp hoặc thể thao điện tử, ngày nay được hàng trăm triệu người trên khắp thế giới theo dõi, mang đến cho các nhà tiếp thị một phương thức mới để kết nối với người tiêu dùng Gen Z.
Thể thao điện tử đã chuyển mình từ một trò tiêu khiển thành một môn thể thao được hơn nửa tỷ người trên toàn thế giới theo dõi và dự kiến sẽ tạo ra doanh thu 1,38 tỷ đô la trong năm nay.
Thể thao điện tử - Những con số khủng phản ánh tốc độ tăng trưởng chóng mặt
Thể thao điện tử đang là ngành công nghiệp thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư, khi mà lượng người tham gia vào thế giới này đang tăng một cách chóng mặt.
Số lượng người đam mê thể thao điện tử trên toàn cầu rất lớn, theo thống kê từ Newzoo (một trang phân tích dữ liệu thể thao điện tử uy tín thế giới), khán giả của thể thao điện tử là 495,0 triệu người trên toàn cầu vào năm 2020.
Những người đam mê thể thao điện tử sẽ chiếm 222,9 triệu người trong số này, tăng 25 triệu mỗi năm và sẽ tăng với tốc độ CAGR (2018–2023) là + 11,3% lên 295,4 triệu trong năm 2023.
Trong khi đó, số lượng người xem không thường xuyên trên toàn cầu đạt 272,2 triệu vào năm 2020, tăng so với 245,2 triệu của năm 2019.
Con số này sẽ tăng với tốc độ CAGR (2018–2023) là + 9,6% lên 351,1 triệu vào năm 2023.
Cũng theo Newzoo, tại Đông Nam Á, thể thao điện tử phát triển nhất tại 6 quốc gia (hay còn được gọi là Big Six) là Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Singapore.
Báo cáo cho biết 6 quốc gia này chiếm 99% tổng doanh thu toàn khu vực.
Các thương hiệu đầu tư vào thể thao điện tử - Từ quốc tế đến Việt Nam
Đầu tư vào thể thao điện tử là câu chuyện tử quốc tế đến Việt Nam, gắn liền với những thương hiệu lớn và cả nhà đầu tư về mô hình chuyên nghiệp.
1. Thị trường quốc tế - Nhà tài trợ thể thao điện tử Louis Vuitton, Nike
Nhà tài trợ “rót tiền” cho những công ty thể thao điện tử để đổi lại việc thương hiệu được xuất hiện trên áo của game thủ hay trong các buổi livestream, sự kiện và buổi chụp hình.
Sự tăng trưởng đã giúp tăng tính đa dạng giữa các nhà tài trợ.
Các nhà tài trợ đến từ mọi lĩnh vực kinh doanh từ đồ ăn, thức uống, đến trang phục thể thao.
- Louis Vuitton - Thiết kế vali đựng cúp
Ví dụ điển hình nhất là thương hiệu Louis Vuitton kết hợp cùng giải đấu Chung kết thế giới của bộ môn Liên minh huyền thoại.
Theo đó, Louis Vuitton thiết kế một chiếc vali đựng Cup dành cho đội tuyển vô địch, đồng thời tham gia thiết kế một trang phục độc nhất vô nhị – và nó đã trở thành một bộ trang phục đẳng cấp nhất từng xuất hiện trong game Liên minh huyền thoại.
Đây không phải lần đầu thương hiệu Louis Vuitton bắt nhịp với xu hướng Esports.
Hãng thời trang này từng tạo nên một game riêng để quảng bá hình ảnh của mình và nhắm tới những khách hàng ở độ tuổi trẻ hơn.
- Nike - Nhà tài trợ giải đấu thể thao điện tử
Một thương hiệu đình đám thế giới - Nike bắt đầu bước chân vào thể thao điện tử vào năm 2019 khi ký hợp đồng tài trợ giải League of Legends Pro League (LPL) tại Trung Quốc trong 4 năm.
Tuy nhiên, đến năm 2020 lần đầu tiên Nike tài trợ một đội tuyển thể thao điện tử đó là đội tuyển T1 của giải đấu Liên minh huyền thoại Hàn Quốc.
Ngoài trang phục, Nike sẽ cung cấp những thiết bị, công nghệ giúp huấn luyện viên, trợ lý đội tuyển nắm bắt tình hình sức khỏe các tuyển thủ để đưa ra thời gian tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp.
2. Đầu tư của các thương hiệu tại thị trường Việt - Sự hợp tác giữa các thương hiệu và đội tuyển
Tại Việt Nam, cũng có rất nhiều những doanh nghiệp, nhãn hàng nổi tiếng tham gia đầu tư vào thể thao điện tử.
- Nhiều thương hiệu khủng đi cùng đội tuyển
Chúng ta có thể kể đến những đội tuyển của bộ môn Liên minh huyền thoại Việt Nam như: GAM thể thao điện tử, Team Flash, Team Secret, Dashing Buffalo...những đội tuyển này đứng sau thành công của họ đều là những thương hiệu khủng như:
Vietjet, Logitech, Gigabyte, Traveloka, Biti’s Hunter,...
Cách làm truyền thông đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cực cao, bằng việc đặt logo các nhãn hàng, thương hiệu vào rất nhiều nơi trong hệ sinh thái của các đội tuyển thể thao điện tử (Fanpage, Youtube,...)
- Dầu nhớt Castrol POWER1 tài trợ giải đấu
Thương hiệu dầu nhớt Castrol POWER1 cũng đánh dấu lần đầu tiên tham gia vào lĩnh vực thể thao điện tử khi trở thành nhà tài trợ cho giải đấu danh giá nhất của Liên Quân Mobile Việt Nam - Đấu Trường Danh Vọng mùa Xuân 2021.
Đấu Trường Danh Vọng mùa Xuân 2021 là mùa giải thứ 10 thuộc hệ thống giải đấu chuyên nghiệp cấp cao nhất của bộ môn Liên quân Mobile tại Việt Nam.
3. Không chỉ là các thương hiệu - Doanh nghiệp đầu tư vào mô hình chuyên nghiệp
Nhắc tới thành công về thể thao điện tử, không thể không kể đến Team Flash – một Startup thể thao điện tử Việt Nam khá đình đám.
Khác với các đồng nghiệp tại Việt Nam, vốn có kinh nghiệm và đã hoạt động ở nước ngoài nên Team Flash áp dụng mô hình thành công tại Singapore, và Indonesia.
Sau thị trường Việt Nam, doanh nghiệp sẽ lấn sân sang thị trường Thái Lan.
Đọc thêm: Thể thao điện tử chuyên nghiệp - mô hình đầu tư đầy tiềm năng và cơ hội tại Việt Nam.
Cơ hội cho Thể thao điện tử tại Việt Nam - Nhiều tiềm năng phát triển
Có thể thấy thị trường thể thao điện tử đang mang lại sự “béo bở” cho tất cả các nhà đầu tư, khi mà tình hình dịch bệnh vẫn chưa được cải thiện, thì thể thao điện tử đang nổi lên kéo lại tất cả.
Rõ ràng, không cần sân vận động, không cần vé đến sân trực tiếp, thể thao điện tử vẫn chứng tỏ sức hút khủng khiếp khi thu hút hàng chục ngàn khán giả hò hét cổ vũ đầy phấn khích trong mỗi trận đấu.
Với số lượng người xem trực tuyến hiện tại chỉ xếp sau bóng đá, người chơi thể thao điện tử cũng có những khoản thu khổng lồ không kém gì các vận động viên của các môn thể thao khác.
Số tiền thưởng cho đội vô địch các giải đấu dao động từ vài chục triệu đô la cho đến hàng trăm triệu đô la, tùy vào quy mô của giải.
Điều này đồng nghĩa với việc, cơ hội quảng bá của các nhãn hàng trên “mảnh đất màu mỡ” này là vô cùng lớn.
Tại Việt Nam, các môn thể thao điện tử luôn nhận được sự quan tâm từ rất nhiều nhà tài trợ.
Sau nhiều năm, giờ đây các giải đấu tại Việt Nam đã có giải thưởng trị giá hàng tỷ đồng.
Điều này mang tới thu nhập tốt hơn cho tuyển thủ cũng như đội tuyển tham dự các giải đấu.
Không những vậy, đây còn là thước đo cho sự hấp dẫn của mỗi tựa game thể thao điện tử tại Việt Nam.
Tuy chưa có nhà đầu tư thể thao điện tử nào công bố doanh số ở thị trường Việt Nam nhưng với lượng người xem ước tính tăng đến 26 triệu, chắc chắn nhu cầu giải trí ngày càng cao, tạo điều kiện cho các Content Creator (nhà sáng tạo nội dung), các kênh truyền thông và nhà tổ chức sự kiện thể thao điện tử tham gia thị trường.
Chắc chắn những thành công mà thể thao điện tử mang lại cho các nhà đầu tư là không nhỏ, khi ngày càng có nhiều các hợp đồng đến với bộ môn này.
Theo thống kê từ Newzoo, số lượng các thương hiệu tham gia vào thị trường thể thao điện tử đang tăng lên với 310 hợp đồng thể thao điện tử được ký kết vào năm 2019, tăng lên gấp 3 lần so với con số của năm 2018.
Mặc dù có nhiều thương hiệu trong số này làm về các lĩnh vực không liên quan đến game, tuy nhiên vẫn chiếm tới 63% tổng số giao dịch.
Khai thác các mối quan hệ này giúp các Marketers tạo ra liên kết thương hiệu tích cực với các khán giả trẻ – đối tượng đang ngày càng trở nên khó tiếp cận nhưng biết nhắm mục tiêu chính xác, đối tượng này có thể trở thành người hâm mộ suốt đời.
Thách thức của Thể thao điện tử - Sự chuyên nghiệp và tính phù hợp
Mặc dù có những thuận lợi như cộng đồng thể thao điện tử tại Việt Nam đông đảo dễ tiếp cận trong việc quảng bá thương hiệu, và thị trường rất mới mẻ nên khả năng đầu tư nhanh để đứng đầu thị trường là rất cao, tuy nhiên vẫn có những khó khăn nhất định.
Thị trường ngày càng chuyên nghiệp hơn sẽ đòi hỏi chất lượng các hệ sinh thái thể thao điện tử (Hệ thống giải đấu, chuyển nhượng, liên đoàn, vận động viên, tổ chức... ) chuyên nghiệp và chất lượng hơn.
Đây cũng chính là cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp đầu tư theo mô hình chuyên nghiệp.
Đồng thời, tiếp thị thể thao điện tử đòi hỏi một cách tiếp cận phù hợp và thực tế hơn so với quảng cáo thể thao truyền thống, có nghĩa là cần phải có chiến lược.
Không chỉ về mặt công nghệ, điều quan trọng là phải tìm ra loại trò chơi nào phù hợp nhất với từng chiến lược của thương hiệu.
Một thương hiệu thân thiện với gia đình có thể không muốn hợp tác với một trò chơi bắn súng bạo lực như Counter Strike: Global Offensive và có thể chọn một lựa chọn phổ biến hơn, chẳng hạn như ô tô chơi trò chơi bóng đá, Rocket League.
Mặc dù không tìm thấy mối liên hệ thực sự nào giữa trò chơi điện tử và hành vi trong thế giới thực, nhưng các nhà quảng cáo vẫn cảnh giác rằng một trò chơi bạo lực có thể làm hoen ố danh tiếng thương hiệu của họ.
Lời kết
Một thị trường mới lúc nào cũng sẽ có nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi các thương hiệu, doanh nghiệp xem xét để đầu tư, phát triển cho phù hợp.