MeaTech 3D cho biết đây là miếng bít tết nhân tạo lớn nhất từng được sản xuất. Đột phá này đánh dấu cột mốc quan trọng hướng tới sản xuất bít tết in sinh học quy mô lớn.

Mở ra con đường tương lai con người không cần giết động vật để lấy thịt

Từ nhiều năm qua, Liên Hiệp Quốc kêu gọi mọi người nên bớt ăn thịt để bảo vệ môi trường. 

Chăn nuôi được xem là một trong những ngành tác động lớn đến môi trường như khí thải, phá rừng lấy đất, sử dụng nhiều nước sạch, nhiều trang trại xả trực tiếp chất thải ra môi trường mà không qua xử lý…

Tế bào dùng để in miếng bít tết được sản xuất bằng quá trình tiên tiến độc quyền. Quá trình này bắt đầu với việc các tế bào gốc của bò từ mẫu vật mô và tạo điều kiện để chúng nhân lên.

Thịt nhân tạo, xu hướng thực phẩm trong tương lai. Thịt nhân tạo, xu hướng thực phẩm trong tương lai.

Khi đạt đủ khối lượng, tế bào gốc được biến đổi thành mực in sinh học tương thích với máy in 3D của MeaTech. 

Cỗ máy in theo thiết kế kỹ thuật số kết cấu thịt bít tết. Sản phẩm in xong được đặt trong lồng ấp để phát triển, tại đó tế bào gốc sẽ trở thành mỡ và mô cơ để tạo ra miếng bít tết.

Thịt bò bít tết nhân tạo này có giá trị dinh dưỡng tương đương với thịt bò thông thường, bao gồm sắt và vitamin, nhưng nó có thể được chế biến để thậm chí còn tốt cho sức khỏe hơn khi giảm thiểu tác động của các thành phần như cholesterol hoặc chất béo bão hòa. 

Mục tiêu của MeaTech là phát triển sản phẩm thay thế bít tết thông thường với thành phần tối đa từ tế bào. 

Bít tết nhân tạo bao gồm chất béo và tế bào cơ sống, không chứa bất kỳ protein đậu nào thường dùng ở sản phẩm thay thế có nguồn gốc thực vật.

MeaTech sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ in sinh học và nuôi cấy để tạo ra loại thịt nhân tạo tốt hơn mô phỏng những đặc trưng của bít tết hảo hạng từ bò ở nông trại. 

Họ sẽ tập trung vào phát triển dòng tế bào của bò, lợn, gà. 

Mở ra kỷ nguyên cho thực phẩm nhân tạo

Nhu cầu về các giải pháp thay thế thịt thông thường đã tăng mạnh khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, phúc lợi động vật và môi trường. 

Đài BBC mới đây dẫn báo cáo của Công ty Barclays (Anh) cho biết thị trường thịt nhân tạo có thể đạt giá trị 140 tỷ USD vào năm 2030, tương đương 10% giá trị ngành công nghiệp thịt toàn cầu.

Những năm gần đây, hàng chục công ty khởi nghiệp đã nỗ lực đưa thịt gà, bò và lợn nhân tạo ra thị trường, với cam kết về một sản phẩm giúp giảm bớt gánh nặng đạo đức. 

Trong số này, nổi bật là Công ty Future Meat Technologies (Israel) và Công ty Memphis Meat (Mỹ, được tỷ phú Bill Gates hậu thuẫn).

Cả 2 công ty này đều đang hướng đến các sản phẩm thịt gốc thực vật có mùi vị giống thịt thật và giá cả phải chăng hơn.

Kỷ nguyên của thực phẩm nhân tạo. Kỷ nguyên của thực phẩm nhân tạo.

Dù vậy, sản phẩm của Eat Just khác biệt vì chúng được tạo ra từ các mô cơ động vật trong phòng thí nghiệm, thay vì từ thực vật - vốn bị mô tả là không giống với cấu trúc của thịt thật khi thiếu các lớp cơ, mỡ và gân phức tạp. 

Công ty cho rằng công nghệ thịt nhân tạo có tiềm năng cải tiến sản xuất thịt, đơn giản hóa chuỗi cung ứng, cung cấp cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn đa dạng hơn.

Tổng hợp, nguồn: VnExpress, Đại biểu Nhân dân