Thực phẩm nhân tạo - một lĩnh vực không mới nhưng lại chưa phổ biến rộng rãi.

Nguyên nhân chính được cho là giá cả đắt đỏ của thức ăn nhân tạo.

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống, những mặc định khó phá vỡ và cả những băn khoăn về dịnh dưỡng, an toàn thực phẩm của thực phẩm nhân tạo cũng là rào cản đối với thị trường này.

Tuy nhiên, nhiều công ty đã "bắt tay" vào công cuộc nuôi cấy thực phẩm nhằm ủng hộ quyền động vật và bảo vệ môi trường.

1. Công ty Memphis Meats (Mỹ)

Memphis Meats – công ty khởi nghiệp có trụ sở ở San Francisco (Mỹ) thành lập với sứ mệnh tạo ra thịt phát triển từ các tế bào động vật ngay trong phòng thí nghiệm.

Memphis Meat đã nhận được một khoản vốn lớn lên đến 17 triệu USD đến từ các nhà tỷ phú như Bill Gates, Richard Branson, Jack Welch... cùng với Cargill vào năm 2017.

Lĩnh vực thực phẩm nhân tạo của C\công ty Memphis Meats nhận được nhiều sự đầu tư. Lĩnh vực thực phẩm nhân tạo của C\công ty Memphis Meats nhận được nhiều sự đầu tư.

Doanh nghiệp này đã tạo ra một số loại thịt bò, gà và vịt trực tiếp từ tế bào gốc mà không cần đến quá trình nuôi hoặc giết mổ.

Giám đốc điều hành Memphis Meats – ông Uma Valeti cho biết quá trình sản xuất của công ty cũng tạo ra lượng khí thải giảm 90% so với nông nghiệp truyền thống.

Giám đốc điều hành Memphis Meats – ông Uma Valeti. Giám đốc điều hành Memphis Meats – ông Uma Valeti.

Memphis Meats thu thập tế bào thịt từ động vật sống và sẽ nuôi chúng trong phòng thí nghiệm từ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi. 

Tất cả lượng thịt này đều có thể nấu và thưởng thức được.

Viên thịt bò được Memphis Meats nuôi cấy đã trình làng vào tháng 2/2016. Tiếp sau đó, viên thịt gà và viên thịt vịt cũng xuất hiện trước công chúng vào hồi tháng 3/2017.

Đặc biệt, một vị khách đã dành lời có cánh với thịt viên nhân tạo của Memphis Meats rằng: Nó có vị như thịt viên tự nhiên.

2. Công ty Eat Just (Mỹ)

Hồi tháng 12/2020, Singapore trở thành quốc gia đầu tiên cho phép thị trường thịt nhân tạo được hoạt động.

Và cũng tại khoảng thời gian đó, công ty Eat Just - một công ty khởi nghiệp tạo ra miếng thịt gà nuôi cấy hoàn toàn trong phòng thí nghiệm, đã vượt qua bài kiểm tra an toàn của Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA).

Josh Tetrick, nhà sáng lập và CEO Eat Just. Josh Tetrick, nhà sáng lập và CEO Eat Just.

Sản phẩm đầu tiên ông Josh Tetrick, sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Eat Just, nghiên cứu là trứng. Cho đến năm 2018, công ty đã tạo ra Just Egg (trứng gà) được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm từ đậu xanh.

Bên cạnh đó, với mục tiêu ban đầu là tạo ra thịt thật chứ không phải từ thực vật, Eat Just đã lấy tế bào từ con vật sống thông qua sinh thiết, có thể là một miếng thịt tươi, tế bào hoặc lông để tạo ra "thịt phòng thí nghiệm".

Thành công đã đến với doanh nghiệp này khi sản phẩm của họ đã được bày bán trong khu vực ASEAN với tên gọi "Good Meat".

Hơn nữa, món gà nhân tạo của Eat Just cũng được được phục vụ thực khách tại nhà hàng Singapore 1880 với giá bán lẻ khoảng 17 USD.

Nhà hàng Singapore 1880 đã phục vụ thực khách thịt gà nhân tạo của Eat Just. Nhà hàng Singapore 1880 đã phục vụ thực khách thịt gà nhân tạo của Eat Just.

3. Công ty Aleph Farms

Aleph Farms thành lập năm 2017 đang phát triển các sản phẩm thịt nuôi từ tế bào ở mức tiến xa hơn.

Aleph cũng là một trong 60 công ty khởi nghiệp đang tham gia cuộc đua sản xuất thịt nhân tạo ở Israel. 

Doanh nghiệp này tập trung vào nghiên cứu tạo ra những miếng thịt bò, thịt heo và thịt gà được nuôi bằng công nghệ 3D thay vì phát triển các loại thịt "phi cấu trúc" như thịt băm.

Amir Ilan, Bếp trưởng tại Công ty Aleph Farms, đang chế biến món ăn từ thịt nuôi cấy. Amir Ilan, Bếp trưởng tại Công ty Aleph Farms, đang chế biến món ăn từ thịt nuôi cấy.

Bằng việc sử dụng công nghệ 3D độc quyền, Aleph Farms hứa hẹn tạo ra miếng thịt có cơ bắp, chất béo và mô liên kết, cùng với hệ thống mạch máu hoàn chỉnh.

Ngoài ra, một điều thú vị về miếng thịt bò nuôi cấy của Aleph Farm là tên gọi của nó khá ấn tượng: bò một phút.

Lý do có cái tên như vậy là bởi miếng bò nhân tạo này chỉ cần nấu vài phút là sẽ chín.

Ông Didier Toubia, nhà sáng lập kiêm CEO của Aleph Farms cho biết: “Mùi thịt nấu lên rất thơm, nó có vị gần như giống hệt miếng thịt bình thường. Nó hơi dai, giống vị thịt. Chúng tôi tận mắt kiểm chứng và cảm nhận từng thớ thịt khi cầm dao cắt nó."

Thành phẩm "bò một phút" của Aleph Meat. Thành phẩm "bò một phút" của Aleph Meat.

Đi theo con đường thực phẩm nhân tạo như bao doanh nghiệp nước ngoài khác, tại Việt Nam cuối cùng cũng đã xuất hiện một cái tên "lấn sân" vào lĩnh vực này: doanh nghiệp Vĩnh Hoàn.

5. Công ty Vĩnh Hoàn

Vĩnh Hoàn là một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành xuất khẩu cá basa ở Việt Nam, vừa cùng một số nhà đầu tư như Woowa Brothers Asia Holdings, CJ CheilJedang…

Đặc biệt, Vĩnh Hoàn vinh dự khi trở thành công ty đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á chuyên gia sản xuất thịt và hải sản dựa trên tế bào.

Công ty Vĩnh Hoàn tham gia vào thị trường thực phẩm nhân tạo. Công ty Vĩnh Hoàn tham gia vào thị trường thực phẩm nhân tạo.

Vĩnh Hoàn đầu tư vào Shiok Meats và trước đó là Avant Meats (Hồng Kông) được xem là động thái lấn sân vào địa hạt thịt nhân tạo.

Dù Vĩnh Hoàn chưa công bố chi tiết về kế hoạch ở Avant và Shiok Meats nhưng tương lai của thị trường thịt được nuôi từ phòng thí nghiệm đều được đặt kỳ vọng cao.

Sản phẩm tôm được nuôi trong phòng thí nghiệm của Shiok Meats. Sản phẩm tôm được nuôi trong phòng thí nghiệm của Shiok Meats.

Một chuyên viên phân tích ở TP.HCM nhận định, đầu tư vào ngành công nghệ mới là bước đi mạo hiểm nhưng không quá rủi ro cho Vĩnh Hoàn.

Cơ hội lĩnh vực thực phẩm nhân tạo đang mở rộng với nhiều doanh nghiệp khi Quỹ Big Idea Ventures (Singapore) dự định dành 50 triệu USD để phát triển các loại đạm thay thế.

Quan trọng hơn cả, Việt Nam cũng là điểm đến mà quỹ này muốn đặt chân vào cuối năm.

Tổng hợp