Năm 2012, Dylan Field (30 tuổi) đã quyết định bỏ học tại một trường đại học thuộc Ivy League danh giá để mở công ty phần mềm Figma, với gói tài trợ từ tỷ phú Peter Thiel.

Chỉ 10 năm sau, số cổ phần của anh tại công ty trị giá lên đến 2 tỷ USD.

Sau thỏa thuận bán lại Figma cho Adobe với giá 20 tỷ USD, Field trở thành người thành công nhất sau khi nhận đầu tư từ chương trình Thiel Fellowship, chuyên tài trợ cho các sinh viên bỏ học khởi nghiệp.

Bỏ học để khởi nghiệp và thành lập công ty

Theo Bloomberg, Field là một trong số ít trường hợp thành công sau khi đánh cược con đường học tập.

Anh đã sáng lập Figma cùng với người bạn học Evan Wallace.

Giờ đây, Field đã bán lại công ty cho Adobe với giá 20 tỷ USD.

Số 10% cổ phần của anh tại Figma trị giá hơn 2 tỷ USD khi thỏa thuận mua lại hoàn tất, theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg.

Adobe còn trích ra 6 triệu đơn vị cổ phiếu hạn chế trị giá gần 1,8 tỷ USD cho anh và nhân viên, được hưởng vào năm 2026.

null
Dylan Field bỏ học tại một trường đại học danh giá và thành công với sự nghiệp riêng của mình. Ảnh: Sigma.

Theo Fortune, Dylan Field đã có ý muốn trở thành nhà khởi nghiệp thành công hơn là một sinh viên bình thường từ sớm.

Anh tự học và biết cách sử dụng máy tính từ khi lên 3 và có hứng thú với lĩnh vực robot hơn cả việc học.

Vì thế, Field đã quyết định nộp đơn vào Thiel Fellowship, chương trình hỗ trợ 100.000 USD cho những cá nhân bỏ học muốn khởi nghiệp, sau đó nghỉ học tại Đại học Brown vào năm 2012.

Sau khi giành được tài trợ từ chương trình, anh thành lập Figma, kết hợp nhiều công cụ thiết kế chỉ trên một trang web.

null
Figma là ứng dụng thiết kế tăng trưởng rất nhanh trong thời kỳ đại dịch. Ảnh: Figma.

Vững chân giữa hàng loạt công ty công nghệ lao dốc

Chương trình Thiel Fellowship do nhà đồng sáng lập PayPal, Peter Thiel, thành lập nhằm hỗ trợ các sinh viên bỏ học và mở công ty riêng với khoản tài trợ 100.000 USD.

Figma đã phát triển mạnh trong giai đoạn diễn ra đại dịch COVID-19.

Lượng người dùng tăng vọt vì mọi người đều cần những công cụ tích hợp để học tập và làm việc.

Figma được hưởng lợi từ xu hướng làm việc tại nhà trong thời kỳ đại dịch COVID-19, vì ngày càng có nhiều nhà thiết kế cần các công cụ có thể giúp họ cộng tác khi không thể gặp mặt trực tiếp các đồng nghiệp.

Nhưng giờ đây, ngay cả khi có thêm nhiều văn phòng mở cửa trở lại, xu hướng làm việc ở nhà kết hợp với văn phòng vẫn đang hỗ trợ Figma.

null
Phần mềm thiết kế dựa trên đám mây của Figma là vấn đề ngày càng khiến Adobe đau đầu trong vài năm qua.
“Chúng tôi tin chắc rằng Figma sẽ mang lại giá trị lớn cho các nhà đầu tư trong thời gian dài”, CEO Shantanu Narayen của Adobe khẳng định.

Nhà sáng lập Dylan Field cho biết nguyên nhân giúp Figma vẫn vững chân dù các công ty công nghệ khác xuống dốc là vì nếu không đầu tư vào thiết kế, họ sẽ rất dễ gặp thất bại.

“Vì thế, Adobe biết rõ điều gì là cần thiết và sẽ là xu hướng trong thị trường này”, anh cho biết.

Năm ngoái, khi Figma sắp sửa được niêm yết lần đầu trên sàn chứng khoán, Field đã khẳng định trên Twitter rằng mục tiêu của anh là phát triển Figma theo hướng riêng chứ không phải bắt chước Adobe.

Thành tỷ phú sau khi bán công ty cho Adobe với giá 20 tỷ USD

Adobe đã biến họ trở thành tỷ phú sau khi tuyên bố sẽ mua lại Figma với giá 20 tỷ USD trong một thương vụ thanh toán bằng tiền và cổ phiếu.

Thỏa thuận này đã giúp tăng gấp đôi mức định giá mà công ty khởi nghiệp có trụ sở tại San Francisco đạt được vào tháng 6/2021.

Thời điểm đó, Figma huy động được 200 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Durable Capital và Morgan Stanley.

null
Abobe mua lại Figma với định giá cao.
Theo ước tính của Forbes, Field và Wallace - mỗi người nắm giữ 10% cổ phần của công ty, tương đương số tài sản trị giá 2 tỷ USD.

Figma là nền tảng dành cho các nhà thiết kế, với mạng lưới hàng triệu người dùng trung thành.

Những người này sẽ trả phí từ 12 USD đến 45 USD cho một tài khoản chỉnh sửa để sử dụng sản phẩm bảng trắng kỹ thuật số - Figma.

“Sự vĩ đại của Adobe bắt nguồn từ khả năng của chúng tôi trong việc tạo ra các danh mục mới và cung cấp các công nghệ tiên tiến thông qua đổi mới và các hoạt động mua lại”, Shantanu Narayen, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Adobe, cho biết trong một tuyên bố.

Thỏa thuận này đánh dấu thương vụ mua lại lớn nhất của Adobe kể từ khi mua công ty phần mềm tự động hóa tiếp thị Marketo vào tháng 9/2018.

Adobe dự báo Figma sẽ tăng gấp đôi doanh thu định kỳ hàng năm lên 400 triệu USD vào năm 2022.

Trong khi đó, Forbes tính toán, công ty khởi nghiệp đã tạo ra doanh thu 75 triệu USD vào năm 2020.

Lời kết

Mặc dù có tham vọng lớn về mặt sản phẩm nhưng Figma cam kết vẫn sẽ giữ nguyên nhiều thứ khác đối với người dùng.

Chương trình Friends of Figma sẽ tiếp tục lan rộng đến các cộng đồng địa phương mới, giá hiện sẽ không thay đổi và Figma sẽ tiếp tục miễn phí cho môi trường giáo dục.

Đồng sáng lập và CEO hiện tại của Figma, Dylan Field sẽ tiếp tục điều hành công ty, chịu sự phụ trách trực tiếp bởi David Wadhwani, Chủ tịch kinh doanh phương tiện kỹ thuật số của Adobe.