Blockchain cùng với tiền điện tử (Bitcoin, Alcoin, …) đang trở thành một chủ đề vô cùng nóng trên cả mặt trận báo chí và giao tiếp xã hội

Tuy nhiên, blockchain vẫn khiến khá nhiều người lo lắng bởi công nghệ này vẫn đang được nhìn nhận chỉ là một sự sáng tạo đột phá và nó sẽ có giá trị hoạt động cho đến khi được tích hợp với hệ thống mạng Internet trên thế giới. 

Khi nghĩ về Blockchain, phần lớn mọi người đều nghĩ về một hệ thống mà ai cũng có thể tham gia và truy cập. 

Tuy nhiên, công nghệ blockchain còn có hệ thống blockchain tư nhân hoặc tập trung (centralized) có rất nhiều điểm vượt trội hơn so với hệ thống phi tập trung (decentralized) và công cộng.  

Centralized là gì?

Đây là ứng dụng Blockchain tập trung và được hiểu nôm na là phần mềm giúp lưu trữ dữ liệu và bảo mật thông tin cho người dùng. 

Đơn giản là dữ liệu của người dùng sẽ được gửi vào phần mềm và phần mềm sẽ bảo mật sau đó cấp cho người dùng một địa chỉ ví tương tự như thẻ ngân hàng.  

Tuy nhiên, việc lưu trữ thông tin vào phần mềm này không hẳn là không có rủi ro. 

Centralized – mô hình mà chúng ta đã và đang sống với nó. Centralized – mô hình mà chúng ta đã và đang sống với nó.

Rủi ro ở đây là trong trường hợp công ty phá sản thì người dùng sẽ mất toàn bộ tài sản hoặc chỉ được trả 1 số tiền nhỏ. 

Việc này giống như người dùng gửi tiền vào ngân hàng và ngân hàng sẽ cấp cho họ một quyển sổ tiết kiệm còn tiền thì sẽ do ngân hàng giữ. 

Khi ngân hàng hoạt động bình thường thì tiền của người gửi vẫn còn đó và sau một thời gian họ có thể rút cả tiền vốn lẫn lãi tuỳ thích.  

Nhưng một khi ngân hàng này phá sản thì người gửi sẽ mất toàn bộ tiền và chỉ còn quyển sổ tiết kiệm trong tay nếu đó là những ngân hàng lừa đảo, không uy tín. 

Decentralized là gì?

Decentralized (Phi tập trung) ngược lại với các vấn đề trên của centralized

Decentralized sử dụng mạng ngang hàng (P2P), quyền lực lúc này dân chủ.

Tức là, những người tham gia trong node có quyền lực như nhau (mining/miner/validator), được chia sẻ phần thưởng theo lý thuyết trò chơi (Game of Theory), hành sử theo một tập luật được quy định sẵn (fixed set of rules - bộ quy tắc cố định), đồng thuận (consensus).

Decentralized lần đầu tiên được thực hiện bằng cách sử dụng công nghệ blockchain. Decentralized lần đầu tiên được thực hiện bằng cách sử dụng công nghệ blockchain.

Decentralized trong thuật ngữ của công nghệ blockchain là phân phối cơ sở dữ liệu bình đẳng trong một cộng đồng gồm nhiều người tham gia có bản sao hoàn chỉnh của blockchain này.

Về nguyên tắc, ở đây hệ thống phân cấp có một cơ sở dữ liệu chung với toàn bộ lịch sử chuyển tiền tài chính, số tài khoản người dùng và thông tin khác không lưu trữ trên một máy chủ nhất định mà nằm trên hàng triệu hệ thống PC được đồng bộ hoá với nhau.

Decentralized hay Centralized?

Công nghệ Blockchain không chỉ giới hạn ở Decentralized Blockchains mà còn có Centralized Blockchains (Private). Công nghệ Blockchain không chỉ giới hạn ở decentralized blockchains mà còn có centralized Blockchains (Private).

Sự tương đồng giữa blockchain decentralized và centralized

Từ quan điểm công nghệ, cả hai hệ thống blockchain này đều rất giống nhau, cả hai đều là mạng hàng ngang phân tán (distributed peer to peer network), nơi mỗi nút có trách nhiệm lưu trữ và bảo mật sổ kế toán được chia sẻ.

Cả hai hệ thống Blockchain này đều rất giống nhau. Cả hai hệ thống blockchain này đều rất giống nhau.

Cả hai blockchain này đều đòi hỏi cơ chế đồng thuận (như PoW hoặc PoS), giữa mỗi nút để thiết lập một sổ cái duy nhất.

Cả hai loại blockchain này cũng phải cung cấp các giới hạn trên và dưới về tính năng bảo mật và hiệu quả của mạng.

Sự khác nhau giữa blockchain decentralized và centralized

Yếu tố lớn nhất để phân biệt giữa hai blockchain là nhóm các nút có thể tham gia mạng thực hiện các thay đổi quản trị cho mạng.

Giống như centralized thì decentralized cũng là một ví điện tử lưu trữ coin và thông tin người dùng. 

Nhưng phần mềm này khác hoàn toàn với centralized, ứng dụng này đề cao tính dân chủ tức là tự người dùng quản lý tài sản của mình và sẽ không có bên thứ 2 can thiệp vào dữ liệu của họ.  

Centralized Blockchain khá là thân thiện với môi trường so với Decentralized Blockchain. Centralized blockchain khá là thân thiện với môi trường so với decentralized blockchain.

Độ bảo mật của decentralized cao hơn và an toàn hơn rất nhiều so với centralized. 

Decentralized là hình thức giống như cách tiền mặt được để trong một chiếc két sắt kiên cố trong nhà bạn và kẻ trộm không có cách nào mở nổi và cũng không thể nào phá hủy được chiếc két này. 

Tuy nhiên, khi muốn lấy tiền từ trong két ra thì người dùng phải nhập mật khẩu và mật khẩu không được chia sẻ cho nhiều người việc này sẽ gây nguy hiểm cho số tiền của bạn.

Vì có tính bảo mật rất cao nên các hacker rất khó thể tấn công vào phần mềm mà lấy cắp dữ liệu của bạn.

null

Ngược lại, centralized thì sẽ rất dễ có thể tấn công và lấy đi thông tin của người dùng. 

Ở ứng dụng này nếu như người dùng quên mật khẩu thì họ có thể dùng dữ liệu cá nhân để lấy lại mật khẩu và dữ liệu đó sẽ còn nguyên. 

Nhưng dữ liệu của người dùng sẽ bị một bên thứ 2 can thiệp và họ sẽ không được trực tiếp quản lý như trước nữa.

Decentralized Blockchain

Ưu điểm:

Các decentralized blockchain như Bitcoin, có độ bảo mật rất cao vì lượng tài nguyên khổng lồ được khai thác vào vấn để bảo mật của mạng. 

null

Điều đó có nghĩa là để tấn công vào mạng Bitcoin thì kẻ tấn công phải có được một lượng tài nguyên khổng lồ. 

Một ưu điểm khác là sẽ không cần đơn vị trung gian cho việc gửi tiền cho bất kỳ ai trên thế giới.

Nhược điểm:

Do tính chất công khai, các Public Blockchain có thể dễ dàng lộ thông tin về người tham gia mạng, vì vậy vấn đề riêng tư của người dùng sẽ bị hạn chế. 

Với một số lượng lớn ‘thợ mỏ’ hoạt động trên mạng, có nghĩa là độ khó của thuật toán ngày càng tăng để đảm bảo độ cạnh tranh giữa các thợ mỏ. 

Người ta ước tính rằng, để thực hiện một giao dịch Bitcoin lượng điện năng tiêu thụ ngang với một ngôi nhà trung bình trong tám ngày. 

Do đó, có thể nói rằng decentralized blockchain là không thân thiện với môi trường.

COVID-19 - Cú hích thúc đẩy nền kinh tế số 

Sự xuất hiện bất ngờ của COVID-19 bên cạnh những tác động tiêu cực đến sức khỏe, y tế và nền kinh tế của toàn thế giới thì cũng có nhiều ảnh hưởng ở một vài góc độ khác.

Đây cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển của DeFi (Decentralized Finance - Tài chính phi tập trung là một hình thức tài chính dựa trên blockchain), theo nhận định của Tiến sĩ Andry Alamsyah - Giảng viên và nhà nghiên cứu tại Telkom University Indonesia. 

null

Các nhà tạo lập thị trường tự động đang tạo ra hàng trăm triệu đô la từ khối lượng giao dịch mỗi ngày, và các giao thức cho vay phi tập trung cũng thu được hàng tỷ đô la trong các hợp đồng của mình.

Đặc biệt, trong giai đoạn COVID-19 phải kể đến sự biến động khó lường của tiền ảo. 

Giá trị Bitcoin đã giảm tới 50% chỉ trong vòng một ngày do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên, chỉ trong vòng 9 tháng sau, Bitcoin đã tăng vượt ngưỡng kỷ lục khiến giới đầu tư tài chính lao đao trong suốt một thời gian. 

Theo Coindesk, một trong những nguyên nhân dẫn đến đà tăng chóng mặt của tiền ảo chính là từ dòng Tweet của tỷ phú Elon Musk - CEO Tesla rằng "Bạn muốn dùng gì làm tiền tệ trong tương lai?". 

Khảo sát của Musk về đồng tiền tương lai thu hút gần 2,5 triệu lượt bình chọn trên Twitter. Khảo sát của Musk về đồng tiền tương lai thu hút gần 2,5 triệu lượt bình chọn trên Twitter.

Centralized và Decentralized: Hệ thống nào sẽ cai trị tương lai?

Chúng ta không thể phủ nhận về những lợi ích mà decentralized đem lại.  

Cuối cùng, đó là việc loại bỏ quyền kiểm soát từ một số ít (các tập đoàn và chính phủ tập trung) và trao nó cho đại chúng.

null

Như vậy, nó sẽ làm cho cuộc sống hàng ngày trở thành một thế giới an toàn, công bằng hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, minh bạch hơn và ẩn danh hơn. 

Chính vì lý do này mà trong 10 năm tới, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều tổ chức trở nên phi tập trung hơn. 

Tuy nhiên, điều rất quan trọng cần nhớ là nếu điều này xảy ra, thì các tập đoàn lớn sẽ chống lại.

Đây là lúc mọi thứ trở nên phức tạp. 

Thứ nhất, các chính phủ tập trung có thể cố gắng thực thi các quy định nghiêm ngặt đối với các tổ chức phi tập trung, có nghĩa là họ có thể yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân. 

Tuy nhiên, vì các hệ thống phi tập trung không được kiểm soát bởi một thực thể duy nhất, nên các tổ chức phi tập trung có thể khó thực hiện theo yêu cầu của họ.

Sau đó, khi nói đến các tổ chức lớn, họ có thể quyết định giới thiệu công nghệ của riêng mình để cạnh tranh với các đối thủ phi tập trung của họ.

null

Khi có nguồn tài chính, họ có thể dễ dàng tạo ra một hệ thống tương tự mà vẫn mang lại cho họ một yếu tố kiểm soát.

Một số người cũng lo lắng về tính toán lượng tử, một loại máy tính tiên tiến đang được NASA và CIA khám phá. 

Người ta dự đoán rằng những máy tính lượng tử này sẽ mạnh đến mức một ngày nào đó chúng có thể thống trị các hệ thống phi tập trung.

Nếu trường hợp này xảy ra, thì việc decentralized có thể không thành công. 

Tuy nhiên, các dự án blockchain khác nhau đã nhận thức được điều này và đang tạo ra các giao thức mới có khả năng ngăn chặn một “cuộc tấn công lượng tử”.

Chúng ta không thể nói trước decentralized hay centralized blockchain mới là tương lai của công nghệ này, cũng như kết luận công nghệ nào là ưu việt và vượt trội hơn.

Có thể trong 10 năm tới, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều tổ chức trở nên phi tập trung hơn. 

Tuy nhiên, điều rất quan trọng cần nhớ là nếu điều này xảy ra, thì các tập đoàn lớn sẽ chống lại.

Công nghệ decentralized vẫn còn trong những ngày đầu tiên, tuy nhiên, những lợi thế mà nó mang lại cho xã hội hiện đại của chúng ta là vô tận.

Phương Trang, Trends Việt Nam