Tổng quan về Web 3.0

Web 1.0, hay còn được gọi là World Wide Web.

Các trang web ở trạng thái tĩnh, mất nhiều thời gian để có thể tải và hiển thị hết tất cả thông tin cho người dùng.

Khi nhiều người bắt đầu sử dụng Internet, một cơ sở hạ tầng toàn cầu mới để hỗ trợ World Wide Web đã xuất hiện.

Ngày nay, mọi người trên toàn cầu có thể chia sẻ thông tin và giải trí, mua sắm,... và tương tác với nhau, tất cả trên Web 2.0.

Tuy nhiên, Web 2.0 có một số hạn chế.

Ngày nay, mô hình kinh doanh chính của hầu hết mọi công ty Internet lớn đều dựa trên việc thu thập và bán dữ liệu của người dùng.

null
Các bước phát triển của Internet.

Ngoài ra, một vấn đề dễ nhận thấy là con người thường không mấy tin tưởng nhau trên Internet.

Tất cả những điều này là lý do dẫn đến sự hình thành Web 3.0.

Nhờ bản chất phi tập trung của công nghệ, Web 3.0 không có bên trung tâm nào kiểm soát toàn bộ nền tảng.

Dữ liệu được lưu trữ trên toàn mạng, có nghĩa là không còn máy chủ trung tâm khiến cho việc lưu trữ dữ liệu trở nên an toàn hơn rất nhiều.

Nói cách khác, với Web 3.0 kết hợp cùng công nghệ Blockchain, người dùng có toàn quyền quyết định với dữ liệu cá nhân của họ.

Tại sao Web 3.0 có thể là xu hướng tiếp theo trong thị trường tiền điện tử?

Kể từ khi phá đỉnh cũ và đạt đỉnh mới ở mức trên 69,000 USD, giá Bitcoin (BTC) đã duy trì trạng thái sideway trong nhiều ngày liền.

Một số dự án GameFi có mức tăng trưởng cao như Axie Infinity hay The Sandbox cũng có dấu hiệu chững lại.

Khái niệm Web 3.0 nổi lên với những dự án có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian này.

Theo một vài số liệu thống kê từ Messari, một số đồng coin Web 3.0 chẳng hạn như Livepeer (LPT), Helium (HNT) và Bittorrent (BTT), đã tăng ít nhất 800% trong năm nay, mặc dù thị trường tiền điện tử sụt giảm kể từ tháng 4.

null
Nhóm các đồng coin thuộc phân khúc Web 3.0. Nguồn: Messari.

Tổng giá trị thị trường là 42.31 tỷ USD.

Một lý do khác nữa là thời gian gần đây, chúng ta thấy sự xuất hiện của một số các công ty đại chúng lớn toàn cầu đặt chân vào lĩnh vực Metaverse.

Facebook đã đổi tên thành Meta và cho biết ưu tiên của họ sẽ là xây dựng Metaverse.

null
Facebook đổi tên thành Meta, bày tỏ tham vọng xây dựng "vũ trụ ảo".

Trong số các nguyên tắc đã nêu của công ty là khả năng tương tác mạnh mẽ.

Điều này có nghĩa là người dùng có thể lấy tài khoản hoặc hình đại diện của họ từ trang này sang trang hoặc dịch vụ khác.

Từ đó, hệ thống mang lại một trải nghiệm liền mạch, thay vì phải đăng nhập vào tài khoản do các công ty riêng biệt kiểm soát mỗi khi họ truy cập các trang web mới.

Đó cũng là một trong những điều lý tưởng của Web 3.0.

Các dự án Web 3.0 tiềm năng cho năm 2022

Web 3.0 có thể được xem như là một nền tảng nâng cấp từ Web 2.0 hiện tại.

Do đó, tất cả các sản phẩm, dịch vụ đã và đang được phát triển trên nền Web 2.0 có thể được chuyển đổi sang Web 3.0.

Dưới đây là ba dự án nổi bật và tiềm năng nhất khi triển khai trên nền Web 3.0.

1. Theta Network (THETA) (Mỹ)

Theta Network (THETA) là một nền tảng phát trực tuyến video, phần thưởng cho người dùng chia sẻ băng thông và tài nguyên máy tính bổ sung của họ.

Steve Chen, người đồng sáng lập YouTube, nói rằng:

Theta sẽ phá vỡ ngành công nghiệp video trực tuyến như YouTube đã làm vào năm 2005, mặc dù theo một cách khác.

Theta giải quyết vấn đề phân phối video đến một số nơi trên thế giới bằng cách giảm chi phí.

Chất lượng cũng không bị ảnh hưởng.

null
Theta Network còn có một chế độ trả thưởng thông qua token (tạo động lực kinh tế) nhằm khuyến khích những nhà tạo nội dung.

Theta tin rằng điều quan trọng là phải cung cấp tính năng phát trực tuyến chất lượng cao cho mọi người.

Người dùng được thưởng bằng token Theta (TFUEL) khi họ chia sẻ băng thông và tài nguyên máy tính của mình.

Token Theta thông thường được liên kết với việc quản lý nền tảng.

2. Steem Blockchain (Steem)

Nhắc đến Web 3.0, chúng ta không thể không nhắc đến các nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Những giải pháp này sẽ giúp phá bỏ đi sự thống trị của các cây đại thụ lớn trên nền tảng Web 2.0 như Facebook, Twitter hay Instagram,...

Người dùng sẽ không bị lợi dụng để trục lợi từ chính dữ liệu của mình trong tương lai.

Steem Blockchain và ứng dụng truyền thông xã hội nổi tiếng nhất của nó là Steemit, dẫn đầu trong phân khúc này của sự phát triển Web 3.0.

null
Biến động giá đồng Steem.

Nền tảng Steemit đã sử dụng mô hình kinh tế của riêng mình, trong đó những người sáng tạo nội dung được quản lý bởi các đồng nghiệp của họ.

Nội dung chất lượng được ủng hộ và mỗi lượt ủng hộ đại diện cho một phản ứng vi mô của Steem, đơn vị tiền tệ tự nhiên của nền tảng.

Nền tảng này không có quảng cáo, không có dữ liệu người dùng nào được lưu trữ hoặc bán tập trung, không có sự kiểm duyệt nội dung của một tổ chức trung ương.

Người dùng được thưởng tiền điện tử vì đã hoạt động trên nền tảng và cải thiện chất lượng nội dung của nó.

3. Filecoin (FILE)

Filecoin (FIL) là một Decentralized Storage Network (Mạng lưu trữ phi tập trung) được thiết kế để lưu trữ thông tin của người dùng.

Nó cũng là một mạng lưu trữ ngang hàng các tệp dữ liệu trên Internet.

Giải pháp mà Filecoin là tối đa chi phí khi lưu trữ dữ liệu, các thông tin của chúng ta khi được lưu trữ sẽ giúp tiết kiệm thời gian, an toàn và lưu chuyển dễ dàng hơn.

null
Filecoin đem tới cho những người tham gia giao dịch tiền điện tử nhiều giải pháp đột phá.

Filecoin cũng là một dự án nằm trong Web 3.0 thuộc nền tảng File Storage (lưu trữ).

Cách hoạt động của Filecoin cũng tương tự các dự án storage khác, người dùng cần trả tiền để lưu trữ các dữ liệu cá nhân, dung lượng và thời gian lưu trữ luôn sẵn có trong hệ thống.

Ngoài ra, người tham gia lưu trữ còn có thể khai thác được phần thưởng qua việc tham gia vào hệ sinh thái Filecoin.

4. Nền tảng NEAR (Bồ Đào Nha)

Ngày 13.9.2022 tại Lisbon - Bồ Đào Nha, Quỹ NEAR - tổ chức phi lợi nhuận của Thụy Sĩ chuyên hỗ trợ và phát triển cho chuỗi Blockchain NEAR đã thông báo:

Họ sẽ hợp tác với quỹ đầu tư GFS Ventures để xây dựng trung tâm khu vực cho nền tảng NEAR tại Việt Nam.

Trung tâm này sẽ dành cho việc đổi mới, giáo dục và phát triển tài năng thuộc lĩnh vực Blockchain cho toàn khu vực.

NEAR là hệ sinh thái Blockchain mã nguồn mở thân thiện với môi trường, cho phép các nhà phát triển phần mềm dễ dàng truy cập để tạo các ứng dụng tiền điện tử mới.

Nền tảng này có tốc độ nhanh và dễ xây dựng. NEAR cũng sẽ hoạt động như một cầu nối các nền tảng Blockchain khác với nhau.

null
NEAR ra mắt trung tâm khu vực Web 3.0 tại Việt Nam.

VBI thành lập Trung tâm NEAR Việt Nam với mục tiêu đào tạo cộng đồng NEAR Developer trong cả nước.

Từ đó, hình thành các Phòng thí nghiệm Blockchain tại các trường đại học và nghiên cứu phát triển các ứng dụng công nghệ Blockchain trong quá trình chuyển đổi số.

Lời kết

Có nhiều dự án khác đã và đang trong quá trình đưa Web 2.0 đến giai đoạn phát triển tiếp theo của nó.

Web 3.0 có thể biến Internet thành những gì chúng ta muốn về một mạng toàn cầu, trong đó mỗi thành viên có thể tạo ra giá trị và được trả thưởng vì điều đó.