Metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo) là một vũ trụ kỹ thuật số kết hợp các khía cạnh của truyền thông xã hội, trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), Internet và tiền điện tử để cho phép người dùng sử dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác.
Với tên gọi vui là “Ông Trùm” Meta đã tạo ra một Metaverse đỉnh cao ôm trọn tất cả các lĩnh vực từ nghệ thuật, âm nhạc, giải trí, thương mại,… giúp người dùng thay vì chỉ xem nội dung kỹ thuật số mà còn có thể đắm mình trong một vũ trụ ảo như cái tên của nó.
Khi Metaverse phát triển, nó sẽ mở ra không gian trực tuyến tương tác của người dùng đa chiều hơn so với các công nghệ hiện tại.
Metaverse là một môi trường ảo nơi bạn có thể hiện diện với mọi người trong không gian kỹ thuật số.
Đây là một thế giới ảo mà bạn đang ở bên trong thay vì chỉ nhìn vào. Chúng tôi tin rằng Metaverse sẽ là sự kế thừa của Internet di động. (M.Zuckerberg)
Các thương hiệu nổi tiếng đang “nhập vai” trong Metaverse
Âm nhạc + NFT = lợi nhuận khủng
"Năm 2022 sẽ là năm mà các thương hiệu lớn nắm bắt thị trường NFT một cách mạnh mẽ" - Lin Dai, CEO nền tảng NFT âm nhạc OneOf cho biết.
Người đứng sau cuộc đấu giá gần 1 triệu USD cho một sản phẩm bài hát định dạng NFT chưa từng phát hành trước đây của Whitney Quincy Jones tin rằng NFT sẽ mang lại lợi nhuận khủng cho nền âm nhạc.
Houston chính là Startups do Quincy Jones đầu tư.
Năm nay, các tài sản kỹ thuật số được xây dựng trên nền tảng blockchain có thể sẽ tiếp tục mở rộng ra ngoài các ngành công nghiệp âm nhạc và nghệ thuật.
NFT đi vào ngành thời trang
Thương hiệu thời trang Balenciaga đã hợp tác với Fortnite để cung cấp cho người chơi "skin" đặc biệt.
Hay như Gucci, Louis Vuitton và Ralph Lauren cũng đã làm điều tương tự với Roblox và đã gặt hái được với những lợi nhuận cao hơn ngoài thực tế.
Metaverse là một cuộc đua mà không một ông lớn nào cho phép mình được phép ở lại phía sau.
Cho đến nay, sự tương tác của thương hiệu với các dự án blockchain chủ yếu là xây dựng cộng đồng và duy trì sự phù hợp.
Cathy Hackl, trưởng phòng đầu tư metaverse của công ty tư vấn Futures Intelligence Group chỉ ra rằng đối với các thương hiệu xa xỉ nói riêng, metaverse có thể là một điểm tiếp cận cho thị trường thứ cấp.
"Khi ai đó bán chiếc túi Birkin của họ trên The RealReal, Hermes sẽ không thấy điều đó. Nhưng thông qua blockchain và NFT, cuối cùng họ sẽ cắt giảm thị trường thứ cấp", Hackl nói.
Từ năm 2020 đến tháng 8/2021, ngành thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng 25,7%.
Người ta dự đoán thêm rằng, lĩnh vực này sẽ tăng trưởng thêm 16,8% nữa, đưa doanh số Thương mại điện tử toàn cầu trên toàn thế giới lên 4,921 nghìn tỷ USD trước khi kết thúc năm 2021.
Sự kết hợp giữa Game và Metaverse
Theo Spencer, đã có tranh cãi trong thế giới game về khả năng kiếm tiền ảo, nhưng các nhà phát triển có thể tạo ra phép toán giúp liên kết thế giới game và metaverse.
Với gần 3 tỷ người tham gia thường xuyên, Game là phân khúc lớn nhất của ngành công nghiệp giải trí hiện nay.
Sky Mavis, nhà phát triển của Axie Infinity, là một trong những đơn vị đầu tiên kiếm tiền từ NFT trên thị trường game, nhưng chắc chắn rằng họ không phải là người cuối cùng bởi sự bổ béo mà nó mang lại
Vào tháng 10, Sky Mavis đã huy động được 152 triệu USD từ những nhà đầu tư như Andreessen Horowitz và Mark Cuban. Sau thương vụ này, rất nhiều nhà phát triển game đã thay đổi cái nhìn về metaverse.
GameStop là một trong những công ty điển hình cũng bắt đầu đặt cược vào Web 3.0 khi thông báo kế hoạch tung ra thị trường mã NFT của riêng mình.
Không dừng lại ở nội lực mình đang có, công ty hứa hẹn sẽ thuê thêm nhiều chuyên gia để có thể chiếm lĩnh thị trường.
Trong khi đó, Discord là một nền tảng truyền thông xã hội được nhiều game thủ và cộng đồng tiền điện tử ưa chuộng.
GameFi (chơi game kiếm tiền) là một trong những công việc sẽ chiếm lĩnh thị trường tuyển dụng bởi nó đã trở nên phổ biến ở Philippines với Axie Infinity cách đây 4 năm và hiện trò chơi này có hơn 1,8 triệu người dùng hoạt động hàng ngày.
Theo một số báo cáo, người chơi có thể kiếm từ 10 USD/ngày và có thu nhập dao động 1.000 – 2.000 USD/tháng.
Metaverse là Web 3.0 trong tương lai
Cuối năm 2021, Intel ước tính rằng các dự án metaverse Web 3.0 trong tương lai sẽ yêu cầu sức mạnh tính toán cao gấp 1.000 lần những gì con người đang có.
Vai trò của những ông lớn trong ngành chip như Intel hay Nvidia ngày một trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì một lí do đơn giản là số lượng người dùng trực tuyến trong một thời điểm trên thế giới ảo sẽ ngày càng tăng lên
Thế giới của NFT và tài sản kỹ thuật số dựa trên blockchain đang rất "nóng".
Tuy nhiên, một "mùa đông" với tài sản kỹ thuật số có thể đến trong tương lai.
Akinneni cho biết nhu cầu có thể sẽ giảm xuống, và vào cuối năm 2022 số lượng dự án mới xuất hiện có thể ít hơn.
Akkineni chỉ ra rằng việc mua lại RTFKT của Nike là một trong những ví dụ điển hình mà các công ty có thể học tập.
Trong khi đó, Hackl cho biết đối với các thương hiệu lớn trong danh sách Fortune 50 hoặc Fortune 500, việc nghĩ tới các thương vụ M&A nên được bắt đầu ngay từ bây giờ.
Metaverse tạo ra nhiều việc làm hơn cho thế giới thật
Càng nhiều các công ty chạm trán nhau để dành chỗ đứng trong vũ trụ ảo thì cơ hội kiếm được việc làm cũng các ứng cử viên ngày một tăng lên.
Hackl nói rằng chức danh của cô ấy có thể trở nên phổ biến hơn trong tương lai.
"Ngay cả khi bạn nhìn vào bảng công việc, bạn ngày càng thấy nhu cầu đối với các công việc như nhà phát triển Solidity hay người quản lý Discord tăng lên", bà Avery Akkineni chia sẻ.
Solidity là một ngôn ngữ máy tính được sử dụng kết hợp với chuỗi khối ethereum để xây dựng và triển khai các hợp đồng thông minh.
Theo Vietnambiz