Blockchain là một trong những xu hướng công nghệ được quan tâm đến nhiều nhất trong vài năm trở lại đây.

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng việc ứng dụng công nghệ blockchain sẽ mang lại những thay đổi tích cực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất, giúp doanh nghiệp “bứt tốc” chuẩn bị cho thời đại “bình thường mới”.

Hiểu đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau, lưu trữ mọi thông tin giao dịch, và đảm bảo các thông tin đó không thể bị thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào.

Mọi thông tin được lưu trên cuốn sổ cái đó sẽ được xác nhận bởi hàng loạt máy tính được kết nối trong một mạng lưới chung. Sẽ không một cỗ máy nào có khả năng thay đổi, viết đè lên hay xóa dữ liệu trong cuốn sổ cái đó.

Blockchain được xem là một cuốn sổ cái bảo mật để lưu trữ dữ liệu, thông tin cũng như những giao dịch được thực hiện. Blockchain được xem là một cuốn sổ cái bảo mật để lưu trữ dữ liệu, thông tin cũng như những giao dịch được thực hiện.

Nhờ cách quản lý và khả năng bảo mật dữ liệu, công nghệ này đang được các công ty dịch vụ tài chính đặc biệt quan tâm.

Bên cạnh đó, nó cũng mang tới nhiều hữu ích cho bất kỳ quy trình nào liên quan đến việc theo dõi sự di chuyển của dữ liệu giữa các bên, được ứng dụng trong giao dịch, chuỗi cung ứng, hậu cần và xuất xứ.

Hãy cùng Trends Việt Nam điểm qua những xu hướng Blockchain đã và đang diễn ra trong giới công nghệ trong thời gian qua.

1. Nở rộ dự án "vũ trụ ảo"

Phát triển các vũ trụ ảo (metaverse) đang là xu hướng của nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.

Mới đây, vào ngày 28/10, Facebook thậm chí còn đổi tên thành Meta như một lời khẳng định cho quyết tâm xây dựng vũ trụ ảo của riêng mình.

Metaverse hay vũ trụ ảo có thể hiểu là một thế giới nằm ngoài vũ trụ vật lý và tồn tại song song với thế giới thực.

Đó là nơi con người có một bản thể ảo để tương tác với nhau trên môi trường ảo được tạo ra bởi máy tính.

Thế giới ảo giúp mọi người có thể vui chơi cùng nhau. Thế giới ảo giúp mọi người có thể vui chơi cùng nhau.

Thực chất, vũ trụ ảo hay metaverse không phải là một thuật ngữ mới, nó được đề cập lần đầu tiên bởi nhà văn Neal Stephenson trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash vào năm 1992.

Ý tưởng về một thế giới ảo tồn tại song song với thế giới thực đã có từ lâu, và các công nghệ thực tế ảo AR, VR, MR, XR giúp đưa ý tưởng này đến gần hơn với con người.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, metaverse cần sự hỗ trợ của blockchain - công nghệ nền tảng cho tiền điện tử và NFT, cho phép người dùng định danh cũng như giao dịch tài sản ảo, mua vé cho sự kiện ảo…

Khác với hướng đi mà Facebook tập xây dựng một thế giới nơi mọi người cùng học tập, làm việc. Các dự án metaverse hiện tại đang xây dựng một nền kinh tế dựa trên game, nơi mọi người có thể vui chơi và kiếm tiền thật.

Không nằm ngoài xu hướng của thế giới, tại Việt Nam, các dự án liên quan đến metaverse cũng nở rộ thời gian gần đây.

Sau Axie Infinity, dự án Sipher cũng nhận đầu tư 6,8 triệu USD để xây dựng World of Sipheria - tựa game P2E, trong đó mục tiêu tạo ra một nền kinh tế tự do cho các game thủ, trao cho cộng đồng quyền sở hữu tài sản trong game.

Trang chủ dự án game Sipher. Trang chủ dự án game Sipher.

Vào ngày 07/11 vừa qua, Trends Việt Nam đã tổ chức thành công Trends Talk #1 với chủ đề Metaverse nhằm giúp người dùng có những góc nhìn đa chiều và hiểu rõ hơn về làn sóng công nghệ mới này trong đời sống kinh doanh.

Với sự góp mặt và chia sẻ từ hai chuyên gia nổi bật trong ngành sáng tạo, quảng cáo và chăm sóc sức khỏe là anh Nguyễn Tiến Huy - CEO Pencil Group và anh Phan Đức Anh Tuấn - Founder Calo App, cả hai đã cho thấy những góc nhìn hoàn toàn mới mẻ và đưa ra những ứng dụng cụ thể của Metaverse vào thực tiễn cho doanh nghiệp.


2. Xu hướng ứng dụng NFT trong Marketing

NFT (Non-fungible token) là một loại tài sản số sử dụng công nghệ blockchain (chuỗi khối) để tạo ra một chuỗi mã độc nhất đại diện cho một vật phẩm nào đó và không thể thay thế.

Các chuỗi mã này thường được dùng để định danh phiên bản số của các tác phẩm nghệ thuật, hình ảnh, video, bài hát, thẻ bài, vé sự kiện hay thậm chí cả thế giới ảo.

NFT bất ngờ trở thành cơn sốt thời gian gần đây sau khi nhiều tác phẩm nghệ thuật số được bán với giá hàng triệu USD và giới nổi tiếng, lãnh đạo doanh nghiệp đua nhau tham gia vào thị trường.

OpenSea là nền tảng mua bán NFT bằng đồng Ether phổ biến nhất hiện nay. OpenSea là nền tảng mua bán NFT bằng đồng Ether phổ biến nhất hiện nay.

Về bản chất, sản phẩm kỹ thuật số hiện nay có thể được tạo ra, phân phối và quản lý thông qua NFT.

Điều đó có nghĩa là những người làm marketing và các thương hiệu có thể tạo, quản lý và kiếm tiền từ tài sản kỹ thuật số dễ dàng hơn bao giờ hết.

Các NFT trong bộ sưu tập của Coca-Cola. Các NFT trong bộ sưu tập của Coca-Cola.

Các thương hiệu có thể tạo nội dung marketing mà không lo bị đánh cắp hoặc sao chép.

Việc sử dụng NFT trong giai đoạn đầu của các chiến marketing có thể mang lại cho thương hiệu các giải pháp PR. Đặc biệt giúp nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu.

Về lâu về dài, NFT còn mang lại nhiều cơ hội hơn để khách hàng gắn bó với thương hiệu và nâng cao trải nghiệm. Mặc dù chưa phổ biến hiện nay, nhưng NFT thực sự là một hướng đi mới không thể bỏ qua.

3. Mô hình ứng dụng NFT

Khả năng ứng dụng của NFT không chỉ dừng lại mở ngành công nghiệp trò chơi điện tử, tiếp thị hay tài chính mà còn lan rộng ra những ngành khác.

Trong lĩnh vực nhân sự, NFT có thể kết nối nhà tuyển dụng và ứng viên phù hợp, tạo nên xu hướng "connect to earn".

Cụ thể, CV (Curriculum Vitae) của ứng viên là nơi tổng hợp NFT - bằng đại học, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc...

Thông qua những thông tin cá nhân mã hóa, ứng viên có thể kết nối và chia sẻ trực tiếp cho tổ chức, công ty có nhu cầu tuyển dụng một cách minh bạch và bảo mật.

Trong lĩnh vực bán sỉ và phân phối đại lý, mô hình này hỗ trợ định danh lô hàng hay từng sản phẩm đặc biệt.

Ứng dụng NFT trong việc quản lý, truy suất nguồn gốc các sản phẩm thời trang. Ứng dụng NFT trong việc quản lý, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thời trang.

Nhà bán hàng dễ dàng xác minh nguồn gốc sản phẩm phân phối cho đơn vị nào, thời điểm và mức giá bao nhiêu, từ đó nắm quyền chủ động trong việc quản lý thị trường, đưa ra cơ chế phù hợp.

Nền tảng blockchain và NFT có nhiều tính ứng dụng khác, ví như lĩnh vực giáo dục, mỗi bài thi của thí sinh là duy nhất mà không thể có bất kỳ ai can thiệp được, giúp tránh tình trạng gian lận trong thi cử hay sửa đổi điểm số bài thi.

Hay người dùng có thể truy xuất nguồn gốc nông sản xuất nhập khẩu, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, đảm bảo quyền lợi của người mua và người bán. Cụ thể, mã hóa trái cây để đưa lên các kênh mua bán và phát triển thương mại.

Các chuyên gia nhấn mạnh, nhằm gây dựng uy tín và lòng tin ở người dùng, các dự án trên thị trường cần chứng minh công nghệ mới hiệu quả hơn so với trước đây như thế nào, tính hiệu quả áp dụng ở thực tiễn cuộc sống.

Phát Nguyễn - Trends Việt Nam