Blockchain (*) có thể hiểu đơn giản là một cơ sở dữ liệu - hạ tầng lưu trữ cho dữ liệu được bảo mật bằng mã hóa. Cách quản lý và bảo mật dữ liệu mới này có thể được sử dụng ở bất kỳ nơi nào có nhu cầu về cơ sở dữ liệu được chia sẻ; và có thể được truy cập và sử dụng bởi những người hoặc tổ chức khác nhau.

Đặc biệt, tính bảo mật của dữ liệu được đảm bảo bằng toán học (mật mã) thay vì con người.

Công nghệ này đang được các công ty dịch vụ tài chính đặc biệt quan tâm nhờ mang tới nhiều lợi ích cho các quy trình liên quan đến việc theo dõi sự di chuyển của dữ liệu giữa các bên, được ứng dụng trong giao dịch, logistics, hậu cần,...

Nhờ những lợi ích này, giới công nghệ ngày càng quan tâm đến blockchain, có khả năng tạo nên 6 xu hướng dưới đây.

(*) Đọc thêm về định nghĩa của blockchain tại đây.

1. Blockchain để theo dõi và phân phối vaccine

Việc phát triển vắc-xin Covid-19 hy vọng là bước đầu tiên để đánh bại vi rút, nhưng các chính phủ trên thế giới đang phải đối mặt với một nhiệm vụ to lớn trong việc phân phối cho người dân trong nước sở tại.

Với nguồn cung hạn chế và nhu cầu được giữ trong điều kiện lạnh, đây là một ví dụ tuyệt vời về vấn đề mà blockchain cung cấp giải pháp.

Trong năm tới, chúng ta có thể sẽ thấy blockchain được sử dụng để theo dõi quá trình vắc xin từ nơi sản xuất đến bệnh nhân. Mỗi bước của quá trình đều được sử dụng để tạo một bản ghi vĩnh viễn và không thể giả mạo về vị trí của mỗi lô vắc xin tại bất kỳ thời điểm nào.

null

Để đảm bảo tốc độ cần thiết để việc tiêm chủng có hiệu quả trên toàn thế giới đồng nghĩa với việc các quy trình phải được phát triển để dự báo nhu cầu, quản lý chuỗi cung ứng và xác thực.

Hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực triển khai các giải pháp dựa trên blockchain cho những vấn đề này là IBM, công ty có hệ thống làm việc và hiện đang đàm phán với các công ty dược phẩm với mục đích khởi động một dự án thử nghiệm.

2. Sự gia tăng không ngừng của chuỗi khối doanh nghiệp

Blockchain dành cho doanh nghiệp chỉ đơn giản là đề cập đến việc triển khai nằm dưới sự kiểm soát của “chủ sở hữu” tập trung - thường là công ty đã triển khai chuỗi.

Bitcoin hiện đang là chủ đề siêu “hot” tại các quốc gia. Vì vậy, trong khi tiền điện tử đã được chứng minh sức ảnh hưởng, các doanh nghiệp trên khắp thế giới đang bận rộn chứng minh blockchain cũng có thể thúc đẩy hiệu quả và giảm chi phí trong các hoạt động hàng ngày.

Đầu tư vào công nghệ blockchain của các doanh nghiệp được dự báo sẽ đạt gần 16 tỷ USD vào năm 2023 (năm 2019 mới chỉ đạt khoảng 2,7 tỷ USD).

Các dịch vụ ngân hàng và tài chính chắc chắn sẽ dẫn đầu, nhờ vào sự hỗ trợ trong việc lập sổ sách và kế toán, cũng như ảnh hưởng đột phá của chính tiền điện tử. Ngoài ra, các ứng dụng sẽ ngày càng được nhìn thấy nhiều hơn trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sản xuất, phân phối và chuyên nghiệp.

Niềm tin vào công nghệ cũng đang tăng lên, với một cuộc khảo sát gần đây của Gartner cho thấy 14% dự án blockchain doanh nghiệp đã chuyển sang giai đoạn sản xuất vào năm 2020 (năm 2019 mới chỉ đạt 5%).

3. Sự gia tăng của NFT

NFT chắc chắn là một chủ đề thịnh hành vào lúc này và tương lai sẽ còn nhắc đến nhiều hơn nữa.

NFT là viết tắt của Non-Fungible Tokens, về cơ bản là tài sản kỹ thuật số (hình ảnh, âm nhạc, mã, hợp đồng) sống trên một blockchain và có giá trị do tính duy nhất của chúng.

null

Trong ngắn hạn, điều này đang tạo ra những cách mới để mọi người kiếm tiền - ví dụ: nhạc sĩ Grimes, người đã bán tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT với giá 6,6 triệu USD và NBA đã tạo ra 230 triệu USD doanh thu nhờ bán bản quyền video bóng chày trên thị trường Top Shot.

Một số người đã gọi chúng là "bộ sưu tập kỹ thuật số" bởi vì, không giống như hầu hết các tệp kỹ thuật số, chúng không thể đơn giản là sao chép. Mặc dù hiện tại nó có vẻ giống như một sự chuyển hướng thú vị nhưng công nghệ này có thể có những tác động sâu rộng.

NFT rất thú vị vì chúng cung cấp một cách để chứng nhận và xác thực quyền sở hữu đối với khá nhiều thứ, hữu hình hay vô hình.

Cũng như các tác phẩm nghệ thuật độc đáo, chúng có thể được sử dụng để theo dõi quyền sở hữu đất đai và tài sản - hiện thường đòi hỏi quá trình thủ tục pháp lý tốn kém và tốn thời gian đối với các cơ quan đăng ký hoặc xe đã qua sử dụng.

4. Dịch vụ Blockchain

Mô hình phân phối như một dịch vụ là "chìa khóa" cho việc áp dụng nhanh chóng các xu hướng công nghệ, bao gồm điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI).

Blockchain có thể sẽ được các “ông lớn” công nghệ như Amazon, IBM và Microsoft cung cấp hoặc phát triển các công cụ và nền tảng cho phép các doanh nghiệp tận dụng công nghệ mà không cần đầu tư trước vào cơ sở hạ tầng và kỹ năng.

Ngoài hoạt động như một bản ghi hoặc kho lưu trữ giá trị, các triển khai blockchain nâng cao như mạng Ethereum và Hyperledger Fabric cho phép tạo “hợp đồng thông minh” và các kiến ​​trúc phi tập trung,...

Các nền tảng dựa trên đám mây, như một dịch vụ sẽ mang công nghệ này đến với các tổ chức chưa có điều kiện xây dựng.

5. Phát triển kỹ năng Blockchain

Blockchain không tránh khỏi những tắc nghẽn gây ra bởi sự thiếu hụt lực lượng lao động có kỹ năng trong các công nghệ mới nổi.

Điều này có nghĩa là nếu bạn đang theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, thì việc phát triển các kỹ năng về kỹ thuật, triển khai hoặc duy trì các giải pháp blockchain sẽ giúp bạn có được một tương lai tươi sáng.

null

Cũng như với AI, hiện không có đủ các chuyên gia blockchain có kỹ năng để theo kịp các kế hoạch lớn của ngành về việc triển khai nó trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.

Khi ngày càng có nhiều dự án blockchain bắt đầu chứng minh tính hữu ích trong suốt năm 2021, số lượng dự án đang được phát triển sẽ nhanh chóng tăng lên, cần nhiều người đủ hiểu biết để nâng cao kỹ năng kiểm soát thị trường của người bán.

6. Sự biến thiên của tiền điện tử

Từ bí ẩn xung quanh người sáng tạo ẩn danh của Bitcoin đến xu hướng đưa ra các dự báo thị trường của Elon Musk dẫn ra sự biến động giá có thể khiến hàng tỷ USD bị xóa sổ trong vài phút, thế giới tiền điện tử luôn là một ẩn số với các nhà đầu tư.

Đây thực sự là một thách thức đối với các ngân hàng và dịch vụ tài chính - nơi mà sự ổn định và hữu ích lâu dài là chìa khóa duy trì.

Những năm gần đây đã chứng kiến ​​khái niệm stablecoin ngày càng phổ biến, chúng cung cấp độ an toàn cao hơn so với tiền điện tử. Các loại tiền điện tử như Tether, TrueUSD và USDCoin gắn giá trị của chúng với các loại tiền tệ tập trung (fiat) trong thế giới thực.

Điều này có nghĩa là mặc dù chúng không có tiềm năng sinh lợi nhưng mang lại sự ổn định, điều cần thiết cho một loại tiền tệ có thể được sử dụng như một kho lưu trữ giá trị cũng như một phương tiện trao đổi.

Hiện tại, stablecoin chủ yếu được sử dụng để "cất trữ" tài sản trong thời gian biến động mạnh mà không cần phải chuyển lại thành tiền tệ tập trung. Về lâu dài, những hình thức này sẽ được sử dụng để bảo vệ tài sản thay vì bị xóa sổ dễ dàng trong một sớm một chiều bởi một trạng thái trên Twitter của vị tỷ phú.

Theo Dân Việt