Những chủ nghĩa sống nào đang “thống trị” thế giới quan của con người?

Chủ nghĩa sống hiện sinh - Nhấn mạnh cách sống của cá nhân mỗi người

Chủ nghĩa hiện sinh (existentialism), hay thuyết hiện sinh, là một chủ nghĩa triết học bắt nguồn từ một nhóm triết gia thế kỷ 19.

Chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh trải nghiệm, hành động, cách sống của cá nhân mỗi người. Điều đó có nghĩa là gì?

Hiểu nôm na mà nói, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng thế giới này chỉ có thể tồn tại nếu như mỗi cá nhân đều sống, đều trải nghiệm và đều tư duy.

Thế giới của một người chỉ có thể tồn tại nếu cá nhân đó tồn tại, và chính bản thân suy nghĩ, tính cách và việc người đó nhìn nhận thế giới ra sao.

Chủ nghĩa hiện sinh là một phạm trù triết học suy ngẫm về ý nghĩa, mục đích và giá trị tồn tại của con người. Chủ nghĩa hiện sinh là một phạm trù triết học suy ngẫm về ý nghĩa, mục đích và giá trị tồn tại của con người.

Ở điểm này, chủ nghĩa hiện sinh tôn trọng sự riêng biệt của mỗi cá nhân, và đề cao sự thật rằng không có một "nhân loại" chung chung nào.

Thay vào đó chỉ có những người có cuộc sống vô cùng khác nhau và là những "vũ trụ thu nhỏ" bao la rộng lớn.

Chủ nghĩa nhân văn - Phương tiện đánh giá con người

Chủ nghĩa nhân văn còn được gọi là phong trào triết học, trí tuệ và văn hóa bắt đầu ở Ý vào thế kỷ 14.

Ở cấp độ thế giới quan, chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị của con người như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp.

Chủ nghĩa nhân văn: Cuộc cách mạng tư tưởng thời kỳ Phục hưng. Chủ nghĩa nhân văn: Cuộc cách mạng tư tưởng thời kỳ Phục hưng.

Chủ nghĩa nhân văn không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần.

Chúng bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất,…) trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại.

Trong sáng tác văn học nghệ thuật, hình thái và mức độ biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn hết sức phong phú, đa dạng, độc đáo.

Vì thế, khi tiếp nhận tác phẩm văn học không nên lược quy những giá trị nhân văn của nó vào những mệnh đề chung trừu tượng.

Chúng ta phải tìm ra những sắc thái biểu hiện tinh tế, độc đáo, cụ thể trong thái độ và cảm xúc thẩm mỹ của tác giả đối với con người và cuộc sống.

Chủ nghĩa hư vô - Lối sống tư duy phủ nhận thứ gọi là "mục đích sống"

Mặc dù có hình dáng vô cùng tiêu cực nhưng thực chất chủ nghĩa hư vô lại rất trung tính nếu ta hiểu được phần nào.

Hãy nhìn vào thực tế của vạn vật và chúng ta sẽ thấy được góc nhìn của chủ nghĩa hư vô.

Chủ nghĩa hư vô cho rằng sự tồn tại là vô nghĩa, và như vậy, không có thực thể siêu việt hay siêu nhiên nào mang lại cho nó ý nghĩa, mục tiêu hay mục đích.

Do đó, không có ý nghĩa cao hơn đối với cuộc sống, vì nó thiếu lời giải thích có thể kiểm chứng.

Chúng ta, những sinh vật thông minh trên hành tinh nhỏ bé này, thực chất chỉ là những hạt bụi trong thế giới này. Chúng ta, những sinh vật thông minh trên hành tinh nhỏ bé này, thực chất chỉ là những hạt bụi trong thế giới này.

Theo nghĩa này, chủ nghĩa hư vô chứa đựng sự phê phán sâu sắc về các giá trị, phong tục và niềm tin mà nền văn hóa của chúng ta được xây dựng.

Khi chúng tham gia vào ý nghĩa của cuộc sống bị từ chối bởi xu hướng triết học này.

Trái lại, chủ nghĩa hư vô cho rằng ý tưởng về một sự tồn tại được hình thành như một sự tiến hóa không ngừng của lịch sử khách quan, trong đó không có mục đích cao hơn.

Do đó, chủ nghĩa hư vô có lợi cho ý tưởng về một sự tồn tại không chỉ đơn giản xoay quanh một ý nghĩa cao hơn nào đó của sự vật, mà vẫn mở cho nhiều khả năng tồn tại.

Trên thế giới tồn tại vô vàn những triết lý, chủ nghĩa về cuộc sống, cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn mới, một cách “phản ứng” khác nhau đối với từng hành động.

Tuy nhiên trong một cộng đồng phát triển như hiện nay, một lối tư duy khác đã được hình thành thì con người lại hướng đến những chủ nghĩa sống mới mẻ và phù hợp hơn.

Nổi bật trong số đó có thể kể đến là chủ nghĩa vị kỷ và chủ nghĩa cá nhân. Cả hai đều được xem là “bí quyết” sống thanh thản trong thời đại có nhiều biến cố như hiện nay.

Nếu chủ nghĩa vị kỷ kìm hãm sự phát triển của cộng đồng và xã hội thì chủ nghĩa cá nhân ngược lại sẽ khiến cho xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ và tích cực. Nếu chủ nghĩa vị kỷ kìm hãm sự phát triển của cộng đồng và xã hội thì chủ nghĩa cá nhân ngược lại sẽ khiến cho xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ và tích cực.

Chủ nghĩa vị kỷ - Góc nhìn mạch lạc cho một thế giới rối ren

Chủ nghĩa vị kỷ (stoicism) là một trường phái triết học được khai sinh ở Athens khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên.

Sứ mệnh của chủ nghĩa vị kỷ là rèn luyện tinh thần con người cứng rắn và bình tĩnh hơn khi đối mặt với những nỗi đau và áp lực trong cuộc sống.

Quan điểm của chủ nghĩa vị kỷ cho rằng, sở dĩ ta đau khổ là vì ta đã chọn sai cách trong việc nhận định các vấn đề.

“Vị kỷ” không có nghĩa là nghiêm ngặt hay khổ hạnh.

Trái lại, chủ nghĩa này cho rằng để tiến tới hạnh phúc, chúng ta cần sống hòa hợp với bản chất con người và thế giới.

Những người theo triết lí vị kỉ luôn cho rằng một hành vi được coi là đúng đắn và có thể chấp nhận được về mặt đạo đức là khi nó có thể mang lại điều tốt hay lợi ích cho một ai đó cụ thể. Những người theo triết lí vị kỉ luôn cho rằng một hành vi được coi là đúng đắn và có thể chấp nhận được về mặt đạo đức là khi nó có thể mang lại điều tốt hay lợi ích cho một ai đó cụ thể.

Chủ nghĩa vị kỷ khái quát cuộc sống làm 3 phần:

  1. Những gì ta có thể kiểm soát (hành động và suy nghĩ của bản thân);
  2. Những điều ta không thể kiểm soát (những yếu tố tự nhiên và hành động của người khác);
  3. Những gì ta có thể kiểm soát một phần (những công việc có sự tham gia của người khác).

Lời khuyên của stoicism là hãy tập trung vào nhóm 1, phớt lờ nhóm 2, lên kế hoạch cho nhóm 3.

Một triết lý quan trọng của chủ nghĩa vị kỷ là đừng cố kiểm soát những gì xảy đến với bạn, vì đơn giản là bạn không thể.

Thay vào đó hãy kiểm soát phản ứng của mình trước những sự việc đó.

Chủ nghĩa cá nhân - Đề cao tinh thần tự lập

Trước tiên, chủ nghĩa cá nhân phát triển dựa trên một chân lý, mỗi người đều là một cá thể độc lập về trí tuệ, tư duy và hành động.

Chính vì vậy mỗi cá nhân phải được tôn trọng và khuyến khích phát triển sự khác biệt cá nhân để có thể phát triển tới mức tối ưu những sở trường của mình.

Vì năng lực khác nhau nên năng suất lao động, hiệu quả công việc cũng như đóng góp của mỗi cá nhân cho xã hội cũng sẽ khác nhau.

Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân.

Người có năng lực thấp dĩ nhiên không thể cống hiến bằng người có tài năng.

Điều đó dẫn đến một hệ quả tất yếu: mức độ hưởng thụ cũng sẽ tỉ lệ thuận với mức độ cống hiến.

Trong một xã hội mà chủ nghĩa cá nhân được xem là triết lý nền tảng.

Sẽ không có chỗ dành cho những kẻ ăn không ngồi rồi và dựa dẫm vào người khác. Những kẻ lười biếng sẽ bị khinh bỉ và tẩy chay.

Khi con người có thể tự thân vận động tức là có thể tự lập về tài chính nuôi sống bản thân mình.

Họ có quyền đòi hỏi những quyền tự do khác của họ như quyền tư duy độc lập hoặc tự do ngôn luận, quyền tự do về nhân thân được tôn trọng.

Sự khác nhau giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa vị kỷ

Khi đọc tới đây, chắc có một số người sẽ hỏi rằng:

Nếu ai cũng muốn mình phát huy tối đa thế mạnh của mình thì chắc chắn sẽ không thể nào tránh khỏi chuyện kẻ mạnh sẽ chèn ép.

Thậm chí triệt tiêu kẻ yếu hơn mình để chiếm thể độc tôn.

Đúng vậy, chủ nghĩa cá nhân nếu chỉ dừng ở những đặc điểm kể trên thì không thể được gọi là chủ nghĩa cá nhân đúng đắn mà phải gọi đó là chủ nghĩa vị kỷ.

Mọi người bất chấp tất cả để làm lợi cho bản thân mình mà không màng tới sự sống chết của đồng loại.

Tuy nhiên chủ nghĩa cá nhân khác chủ nghĩa vị kỷ ở những đặc điểm sau.

Mặc dù một số nhà cá nhân chủ nghĩa cũng là những người vị kỷ, các nhà cá nhân chủ nghĩa thường không tranh luận rằng ích kỷ về bản chất là tốt vốn có ngay từ khi sinh ra. Mặc dù một số nhà cá nhân chủ nghĩa cũng là những người vị kỷ, các nhà cá nhân chủ nghĩa thường không tranh luận rằng ích kỷ về bản chất là tốt vốn có ngay từ khi sinh ra.

1. Chủ nghĩa cá nhân không cho phép việc vì lợi ích cá nhân mà xâm phạm lợi ích của người khác

Hiểu đơn giản nhất là bạn làm gì ở nhà bạn thì đó là chuyện của bạn.

Nhưng bạn không được làm phiền hàng xóm vì họ cũng có những lợi ích riêng tư cần được tôn trọng.

2. Chủ nghĩa cá nhân tôn trọng và bảo vệ những quyền riêng tư của cá nhân

Nhưng với điều kiện việc đó nó không ảnh hưởng trực tiếp tới quyền riêng tư của cá nhân khác hoặc lợi ích chung của xã hội

Ví dụ, bạn ăn mặc như thế nào, để đầu tóc như thế nào, thích ăn gì đó là quyền riêng tư của bạn.

Bạn da đen hay da vàng, theo đạo Hồi, đạo Phật hay không có tín ngưỡng thì bạn vẫn phải được đối xử công bằng như những người khác.

Những điều đó của bạn không gây hại cho xã hội và không gây hại cho người khác.

3. Chủ nghĩa cá nhân khuyến khích sự đóng góp cho xã hội

Vì những cá nhân nổi trội sẽ tạo ra được thặng dư vật chất, những thặng dư này sẽ được đóng góp theo hướng bắt buộc thông qua thuế.

Và tự nguyện thông qua hình thức các quỹ xã hội và các hoạt động thiện nguyện.

Điều này đảm bảo hầu hết mọi người trong xã hội được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất trong tháp nhu cầu Maslow (ăn, ở, giáo dục căn bản).

Những đóng góp và cống hiến cho xã hội sẽ được ghi nhận và tưởng thưởng để đảm bảo việc đóng góp này được tiếp tục thực hiện trong tương lai.

Đồng thời những sự tưởng thưởng và ghi nhận của một cá nhân đối với xã hội cũng chính là cách thỏa mãn được những nhu cầu cao hơn của con người trong tháp Maslow.

Nhu cầu được xã hội công nhận và tôn trọng thông qua những đóng góp cho cộng đồng. Nhu cầu được xã hội công nhận và tôn trọng thông qua những đóng góp cho cộng đồng.

Nên áp dụng hai chủ nghĩa sống vị kỷ và cá nhân như thế nào?

Có rất nhiều người nổi tiếng từng áp dụng và ca ngợi lối sống vị kỷ.

Nhưng nếu phải nhắc đến một tấm gương thực hành vị kỷ tiêu biểu thì phải kể đến cựu thị trưởng Vancouver – Sam Sullivan.

Sam liệt tứ chi sau một tai nạn trượt tuyết thảm khốc năm 19 tuổi.

Vì tai nạn đó, ông đã phải vật lộn với căn bệnh trầm cảm và ý muốn tự sát trong suốt 6 năm.

Mãi cho đến khi ông tìm thấy chủ nghĩa vị kỷ và áp dụng nó.

Từ đó, ông coi những khó khăn trong đời mình là cơ hội để rèn luyện bản thân.

Ông bắt đầu liên lạc với chuyên gia để rèn luyện lại cơ thể và tập những cử động đơn giản.

Và ông thay đổi tâm thái, từ một nạn nhân bị động đến một người chủ động tìm kiếm thành công.

Cuộc sống này có muôn vàn khó khăn, trắc trở. Mỗi một con người đều có những hoàn cảnh riêng biệt, không ai giống ai.

Nhưng làm thế nào để cuộc sống trở nên hạnh phúc và tốt đẹp hơn?

Đừng lo lắng, chủ nghĩa vị kỷ được tạo ra để giúp mọi người bình thản trước những nghịch cảnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nếu như chủ nghĩa vị kỷ là tia hy vọng trong đường hầm tăm tối dẫn lối chúng ta đến một thực tại tươi sáng thì chủ nghĩa cá nhân lại là phương pháp giúp chúng ta làm chủ năng lực của mình.

Trong mọi việc cần sự quyết đoán, ra quyết định và những lúc bạn cần thể hiện rõ năng lực của bản thân thì chủ nghĩa cá nhân hoàn toàn phù hợp ở thời điểm này.

Bạn muốn cống hiến, phát huy sở trường thì phải hành động một cách quyết liệt và hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó biết cách phối hợp nhuần nhuyễn và mang lại hiệu quả cao.

Chủ nghĩa cá nhân có mối quan hệ phức tạp với chủ nghĩa vị kỷ (hiểu đơn giản là ích kỷ). Chủ nghĩa cá nhân có mối quan hệ phức tạp với chủ nghĩa vị kỷ (hiểu đơn giản là ích kỷ).

Mặc dù một số nhà cá nhân chủ nghĩa cũng là những người vị kỷ, các nhà cá nhân chủ nghĩa thường không tranh luận rằng ích kỷ về bản chất là tốt vốn có ngay từ khi sinh ra.

Thay vào đó, họ tranh luận rằng các cá nhân không có trách nhiệm ràng buộc nào đối với các áp đặt của xã hội (đạo đức).

Họ quan niệm rằng các cá nhân cần được tự do lựa chọn theo đuổi cách sống ích kỷ cũng như bất kỳ cách sống nào khác phù hợp với mong muốn của họ.

Một số các nhà các nhân chủ nghĩa khác lại tranh luận rằng vị kỷ là "tính tương đối của đạo đức" và mô tả tính ích kỷ là một bản chất tốt.

Tổng hợp từ nhiều nguồn