Xu hướng Tiếp thị cộng đồng (Community Marketing) là một trong những Xu hướng 2022 của Báo cáo MARKETING TRENDS REPORT 2022 tại Trends Việt Nam.

Khách hàng hiện nay không chỉ lựa chọn một thương hiệu vì chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà đi cùng với đó là khách hàng có thể cảm nhận được sự gắn kết và đóng góp của bản thân vào thương hiệu.

Cộng đồng mà thương hiệu hướng đến có thể là cộng đồng người tiêu dùng hiện tại hoặc một nhóm người đại diện cho đối tượng người tiêu dùng mục tiêu.

Tiếp thị cộng đồng thu hút khách hàng tham gia một cách chủ động trong các hoạt động kết nối giữa nhãn hàng và các đối tượng khách hàng mục tiêu.

Xây dựng cộng đồng tiếp thị là điều mọi doanh nghiệp đều cần bởi đây chính là nền tảng quan trọng để tối ưu các hoạt động tiếp thị, truyền thống.

Ông Mike Rizzo, chuyên gia trong một cộng đồng Marketing chia sẻ:

“Đơn giản là vì thương hiệu muốn có một cách khác để nói chuyện với những người có thể hiểu thương hiệu đang làm gì. Đây là đặc tính cốt lõi của một tiếp thị cộng đồng”.
null
Tiếp thị cộng đồng là hình thức tiếp thị xây dựng một cộng đồng gắn bó lâu dài với thương hiệu.

Marketers cần làm gì để xây dựng nhóm cộng đồng cho thương hiệu?

Với sự phổ biến của các nền tảng kỹ thuật số hiện nay, tiếp thị cộng đồng có thể tiếp cận tại với bất kỳ cá nhân nào tại mọi thời điểm.

Xây dựng cộng đồng trên các phương tiện kỹ thuật số thông qua các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và cũng như các bảng tin và diễn đàn khác.

Trong thế giới thực, các hội nghị và triển lãm thương mại là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp, thương hiệu kết nối với người tiêu dùng hiện tại và người tiêu dùng tiềm năng.

Điều quan trọng nhất là việc giao tiếp và tương tác được thực hiện theo cách không xâm phạm các giá trị đạo đức và tiêu chuẩn chung của xã hội.

Đồng thời, thương hiệu cần tập trung vào việc cung cấp giá trị hữu ích nhất cho người tiêu dùng thay vì tập trung vào việc thúc đẩy các mục tiêu thương mại và tiếp thị.

Một số lưu ý khi đăng các bài đăng xây dựng cộng đồng:

- Sử dụng thẻ Hashtag;

- Sử dụng GIF, biểu tượng cảm xúc, hình ảnh trích dẫn và Meme;

- Tăng thật nhiều giá trị cho người dùng như trao quà tặng;

- Tăng cường sự đa dạng trong tương tác thông qua nhiều hình thức, phương tiện giao tiếp như video, podcast, blog, visual content…

[Case Study] Cộng đồng Lego Ideas của thương hiệu đồ chơi trẻ em Lego

Cộng đồng của Lego là một ví dụ tuyệt vời về tiếp thị dựa trên cộng đồng, được thể hiện dưới dạng một nền tảng Web có tên là Lego Ideas.

Lego đã xây dựng một cộng đồng ảo dành cho người hâm mộ Lego trên trang Lego Ideas để người hâm mộ có thể thỏa sức sáng tạo những dự án đồ chơi xếp hình theo ý tưởng cá nhân.

Tất cả mọi người trên cộng đồng này đều có thể nói lên ý tưởng của họ và người khác có thể tương tác, bày tỏ sự thích thú với ý tưởng đó.

Cách hoạt động này có phần tương tự với đồng sáng tạo.

Khi ý tưởng đạt được mốc 10.000 người ủng hộ, nó sẽ được chuyển đến bộ phận quản lý, xem xét, tiến hành hiện thực hóa ý tưởng đó thành sản phẩm và bán ra thị trường.

Người chủ sở hữu ý tưởng tuyệt vời này sẽ nhận được 1% lợi nhuận từ sản phẩm, gọi là phí bản quyền.

Chiến thuật của Lego càng trở nên chuẩn xác hơn khi hãng quyết định áp dụng một chính sách chung cho tất cả đối tượng khách hàng, dù là người lớn hay trẻ em.

Nội dung của chính sách này được thể hiện rõ ràng trên tấm thiệp mời của Lego:

"Cùng đến chơi nào, ở đây tôi và bạn đều như nhau, tất chúng ta đều là những người cùng chung niềm đam mê với Lego".
null
Cộng đồng Lego Ideas là nơi để khách hàng chia sẻ các tác phẩm của “viên gạch nhựa" nhỏ bé.

Kết luận

Chiến lược Community Marketing được các thương hiệu áp dụng rộng rãi vì vừa có thể giúp tham gia vào những cộng đồng hiện có, vừa chủ động xây dựng cộng đồng của riêng mình.