COVID-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe thay vì kinh tế
Với biến thể Virus Omicron mới, đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của người tiêu dùng Việt Nam.
Người tiêu dùng chủ yếu xem sự lây lan của COVID-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe thay vì kinh tế.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe đã lấn át các nhu cầu tiêu dùng xa xỉ khác, trở thành mối quan tâm hàng đầu ở nhiều thị trường.
Điều này đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp hồi sinh và có chiến lược thích ứng để tồn tại và thúc đẩy tăng trưởng.
Sức khỏe trở thành mối quan tâm đầu tiên khi mua sắm
“Người tiêu dùng Việt Nam đang quan tâm đến sức khỏe của họ hơn bao giờ hết”.
Rất nhiều số liệu báo cáo của các tổ chức nghiên cứu thị trường uy tín đều cho thấy điều này.
Theo báo cáo của Nielsen trong quý 2 năm 2019 (thời điểm chưa diễn ra đại dịch), người tiêu dùng Việt Nam xếp hạng sức khỏe (44%) và sự ổn định của công việc (42%) là hai mối quan tâm hàng đầu của họ.
Theo khảo sát cuối năm 2020 của Tập đoàn thực phẩm đa quốc gia ADM, Mỹ, 77% người được hỏi cho biết sẽ nỗ lực hơn nữa để cải thiện sức khỏe.
Theo báo cáo “Tet Survey 2021 & 2022” của Kantar, có sự thay đổi đáng kể trong lựa chọn thực phẩm ăn uống dịp Tết, so với một vài năm trước đây.
Người dùng quan tâm đến thực phẩm Healthy Food nhiều hơn. Khi dịch bệnh bùng phát, mọi người ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khoẻ, vì thế, các lại thực phẩm tốt cho sức khoẻ cũng được mua nhiều hơn.
Sản phẩm giúp việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn, ví dụ như: gia vị ướp sẵn, các loại sốt, trà/nước uống pha chế sẵn…
Đây đều là những sản phẩm được các bà nội trợ hiện đại ưa chuộng.
Thực phẩm đông lại, đóng gói duy trì mức độ tiêu thụ vì sự tiện lợi, đáp ứng nhu cầu tích trữ của người dân
Phần lớn người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu và chỉ mua những mặt hàng thiết yếu, trong đó thực phẩm là ưu tiên số 1, sau đó đến sữa và dụng cụ hỗ trợ nấu ăn.
Đồ uống tăng cường miễn dịch, bổ sung chất dinh dưỡng được lựa chọn nhiều hơn chứng tỏ sức khỏe và hệ thống miễn dịch là mối quan tâm hàng đầu của người dân.
Mối quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng làm thay đổi các hoạt động kinh doanh & mô hình kinh doanh
Người tiêu dùng quan tâm đến mua sắm bền vững
Tính bền vững là một yếu tố được người tiêu dùng hiện đại quan tâm khi mua sắm. Bên cạnh đó, những yếu tố khác như giá trị bền vững ngày càng được người tiêu dùng quan tâm.
Nhưng thực tế cho thấy, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp có thể phát triển theo hướng bền vững hơn, hướng tới các giá trị cộng đồng nhiều hơn.
Điển hình theo khảo sát của Kantar, có đến 57% người tiêu dùng cho rằng sẽ ngừng mua các sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
Trên thực tế, COVID-19 đã khiến người dùng chú trọng hơn đến sức khỏe và môi trường, chủ động tìm đến các thương hiệu có trách nhiệm cộng đồng và hợp tác với các đối tác có giải pháp kinh doanh bền vững.
Tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường tăng trưởng nhanh
Thực tế trong thời gian đại dịch, thị trường quảng cáo, tiếp thị vẫn sôi động và duy trì kết nối tốt với người tiêu dùng, đối tác.
Những sáng tạo lối sống mới trong dịch của các nhãn hàng đa quốc gia, đã góp phần truyền cảm hứng tích cực cho người tiêu dùng.
Hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, phân phối các sản phẩm có “nhãn xanh” thân thiện môi trường đến tay người tiêu dùng.
Những chiến dịch quảng cáo vừa giữ nhiệt thị trường, vừa thúc đẩy hình ảnh thương hiệu tích cực hơn.
Kết quả là nhiều nhãn hàng đã tăng doanh số lên gấp nhiều lần là minh chứng cho việc các hoạt động này chinh phục được trái tim người tiêu dùng.
Một trong số đó là xu hướng sử dụng các sản phẩm thuần chay, hiệu quả và góp phần tích cực đến môi trường sống và hệ sinh thái tự nhiên.
Các thương hiệu có trách nhiệm cộng đồng lọt vào mắt xanh người tiêu dùng
Theo đại diện Kantar Worldpanel, dịch COVID-19 đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng, dẫn đến các điểm chạm mà doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách hàng cũng không giống như trước.
Điển hình như hệ thống cửa hàng Pharmacity với chiến dịch bán khẩu trang với mức giá bình ổn hay Coca-Cola công bố sẽ dừng các chiến dịch quảng cáo để đóng góp 9 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch…
Quỹ Coca-Cola (tổ chức từ thiện toàn cầu thuộc Công ty Coca-Cola) thông báo khoản tài trợ “Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và hỗ trợ trong công tác tiêm vaccine phòng COVID-19” trị giá 400.000 USD.
Người tiêu dùng ưu tiên doanh nghiệp khiến thế giới “sạch” hơn
Hầu hết mọi người đều đang thích nghi dần với cuộc sống giữa đại dịch, và điều này cũng đúng đối với các doanh nghiệp.
Họ đang làm việc cùng nhau để tìm cảm hứng, công cụ và phương pháp hay nhất để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chạm gần hơn đến được với người dùng.
Đại dịch COVID-19 đã đặt ra thách thức cho các nhãn hàng phải làm sao để thay đổi, kịp thích ứng với nhu cầu của khách hàng khi ngân sách hạn chế, hành vi của người tiêu dùng thay đổi.
Người tiêu dùng thiện cảm nhiều hơn đối với các thương hiệu có tinh thần trách nhiệm, có thể giúp làm cho thế giới sạch hơn.
Từ tìm nguồn cung ứng tiêu chuẩn và bền vững đến xây dựng quy trình sản xuất không ô nhiễm.
Ứng dụng xu hướng Health Driven trong lĩnh vực y tế, kinh doanh thực phẩm
Trước bối cảnh thay đổi toàn diện trong tư duy, nhận thức, mối bận tâm của người tiêu dùng cho vấn đề sức khoẻ của gia đình và chính họ, các doanh nghiệp cũng đang ráo riết nghiên cứu, cải tiến, đổi mới, sáng tạo để sớm thích nghi và đáp ứng các nhu cầu này.
Nhu cầu về các sản phẩm y tế tăng cao
Trong bối cảnh dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, người tiêu dùng thời dịch chi tiêu mạnh hơn cho sản phẩm y tế thay vì mua sắm thời trang, công nghệ hay đi du lịch.
Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh, nhu cầu về các mặt y tế tăng cao đáng kể.
Ví dụ như những thiết bị y tế đơn giản bao gồm khẩu trang, găng tay, áo choàng và các thiết bị bảo vệ cá nhân để tránh truyền nhiễm (Personal Protection Equipment, gọi tắt là PPE) được tiêu thụ nhanh hơn.
Bên cạnh đó nhu cầu về các sản phẩm y tế đơn giản cho các bệnh viện địa phương hoặc xuất cảng cũng tăng lên.
Nguồn nước sạch, chất lượng được người tiêu dùng quan tâm
Bên cạnh việc mua sắm sản phẩm, dịch vụ y tế phòng và chống dịch, người tiêu dùng còn chuyển sự tập trung vào những gì mình sử dụng hằng ngày.
Trong đó đáng nhắc đến là nguồn nước an toàn, mang lại những lợi ích sức khỏe.
Một trong những loại nước được chú ý và đón nhận thời gian gần đây là nước từ trường.
Nước từ trường là loại nước có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe, bao gồm khả năng phục hồi sức khỏe cho tế bào, tăng cường năng lực sản xuất chất chống oxy hóa.
Khi uống nước từ trường, thì từ tính trong nước sẽ đi vào dạ dày và được hấp thụ vào máu qua thành ruột, sau đó nhanh chóng được phân phối đi khắp cơ thể.
Những bằng chứng về tác dụng tích cực của nước từ trường bước đầu được đưa vào nghiên cứu, sử dụng tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Quý – Giám đốc sản phẩm Koro, một đơn vị phân phối nước từ trường cho biết một số trường hợp bệnh nhân sau điều trị kết hợp với uống nước từ trường đã phản hồi nhiều kết quả tích cực về cho Koro.
Cụ thể, một số bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu và thần kinh, bệnh gout, viêm vú, đau và sưng tấy, tiểu buốt, táo bón, huyết áp cao, huyết áp thấp, rối loạn tiền đình và nhiều rối loạn khác đã được hỗ trợ, cải thiện sức khỏe.
“Nước từ trường đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm cảm lạnh, ho, viêm phế quản, tất cả các loại sốt. Yếu tố này trở nên cực kỳ quan trọng trong thời gian cả thế giới đang phải chống chọi với đại dịch COVID-19 như hiện tại” – CEO Koro lưu ý.
Gia tăng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lành mạnh
Sau khi cân nhắc về nguồn nước, mối quan tâm tiếp theo của nhiều người là tìm kiếm nguồn thực phẩm lành mạnh, bổ trợ sức khỏe.
Chia sẻ với hãng tin AFP, ông Ghostine cho biết đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm an toàn hơn.
Có một chế độ ăn uống lành mạnh là phương pháp tốt để khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch sau khi mắc COVID-19.
Ông nhấn mạnh: “Sức khỏe và sự an toàn là rất quan trọng và tại thời điểm này, người tiêu dùng ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm”.
Ông Ghostine nêu hai xu hướng lựa chọn thực phẩm chiếm ưu thế trong tương lai là các sản phẩm ít đường và các sản phẩm thay thế thịt, trứng, sữa… có nguồn gốc thực vật.
Đồ uống tăng cường miễn dịch, bổ sung chất dinh dưỡng được lựa chọn nhiều hơn chứng tỏ sức khỏe và hệ thống miễn dịch là mối quan tâm hàng đầu của người dân.
23% người tiêu dùng ưu tiên mua các loại thức ăn từ hạt; 20% người tiêu dùng còn lại sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm hữu ích cho sức khỏe và môi trường.
Chi tiêu cho đồ uống dinh dưỡng của các hộ gia đình có con nhỏ thường tăng trong thời kỳ COVID-19 ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn.
Đối với nhóm không phải định dạng lỏng, sữa bột và sữa đặc có đường là sản phẩm được dự trữ nhiều nhất.
Thực phẩm thuần chay - sự lựa chọn cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất
Khi sức khoẻ trở thành tiêu chí quan trọng với người tiêu dùng, xu hướng sử dụng các sản phẩm thuần chay cũng lên ngôi.
Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Expert Market Research, thị trường thực phẩm thuần chay toàn cầu đạt giá trị 15,4 tỷ USD năm 2019.
Với sự thúc đẩy của COVID-19, dự kiến con số này sẽ đạt 26,1 tỷ USD năm 2025.
Các sản phẩm, dịch vụ gián tiếp tác động đến sức khỏe cũng gia tăng
Mỹ phẩm thuần chay thay đổi cái nhìn về sản phẩm làm đẹp
Ngoài xu hướng thuần chay trong chế độ ăn, hiện nay việc chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe bằng sản phẩm thuần chay cũng đang thịnh hành.
Nắm bắt xu thế đó, rất nhiều thương hiệu đã tập trung nghiên cứu, sản xuất ra các sản phẩm thuần chay, đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của thị trường.
Lúc này, nhiều doanh nghiệp khai thác công dụng quý giá của các nguồn nguyên liệu thực vật và ứng dụng trong việc phát triển mỹ phẩm.
"Vegan Cosmetics" (mỹ phẩm thuần chay) là khái niệm xuất hiện năm 2021, cùng với thời gian diễn ra đại dịch.
Với cách tiếp cận quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng và cổ vũ cho lối sống xanh, bảo vệ môi trường, những sản phẩm làm đẹp nguồn gốc thực vật đã khuấy đảo các diễn đàn làm đẹp.
Đi kèm với sản phẩm nguồn gốc nguyên liệu là những túi vải, ống hút, cốc đựng ...giấy, tre, gỗ đã thay thế cho đồ nhựa.
Phong cách sống tối giản, du lịch “xanh” lên ngôi
Trong đại dịch COVID-19, phong cách sống và tận hưởng cuộc sống của nhiều người có sự thay đổi.
Họ chuyển sang phong cách sống tối giản, sống xanh, thân thiện với môi trường.
Hậu COVID-19 cũng là lúc mọi người muốn được “đi” nhiều hơn, tuy nhiên không còn những chuyến đi xa hoa, đắt đỏ.
Thay vào đó là những loại hình du lịch chủ yếu là chăm sóc sức khỏe thiên về nghỉ dưỡng, thiền, dưỡng sinh,..không chỉ người cao tuổi mà cả những trẻ cũng rất hứng thú với những chuyến du lịch như vậy.
Việc phát triển du lịch xanh là thực sự cần thiết, đây cũng nên là định hướng lâu dài cho du lịch Việt Nam trong điều kiện đầy biến động của môi trường.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), loại hình du lịch gắn với sức khỏe sẽ tăng trưởng mạnh mẽ sau khi dịch được kiểm soát và có thể chạm mức doanh thu 919 tỷ USD vào năm 2022.
Căn hộ sức khỏe – dịch vụ dành cho cư dân hiện đại
Những chuyến du lịch “chữa lành”, kết nối với thiên nhiên kéo theo nhu cầu lựa chọn một căn hộ phù hợp để sống khỏe – sống vui – sống an toàn.
Vì vậy, người mua nhà, thuê nhà có xu hướng chọn mua hoặc thuê các căn hộ thông thoáng, nhiều ánh sáng tự nhiên giúp việc lưu thông không khí bên trong căn hộ dễ dàng.
“Căn hộ sức khỏe” bắt nguồn từ nhu cầu trong thời điểm dịch bệnh, được dự đoán sẽ phát triển mạnh hơn tại các khu dân cư hiện đại.
Các chuyên gia BĐS cho rằng, xu hướng hình thành và phát triển của bất kỳ sản phẩm BĐS nào đều bắt nguồn từ nhu cầu thực tế của người dân, “căn hộ sức khỏe” không nằm ngoài thông lệ này.
Khi xã hội ngày càng chú trọng nâng cao nhận thức về sức khỏe, các chủ đầu tư nhận thấy đây sẽ là cơ hội để các nhà phát triển bất động sản có thể tìm ra con đường cách tân, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong một thị trường nhiễu loạn và đó cũng sẽ là khuynh hướng nổi bật trong giai đoạn tiếp theo.
Kết luận
Mối bận tâm về sức khoẻ suốt đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn hoàn toàn đời sống của con người và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến sự thay đổi các hoạt động kinh doanh & mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của COVID-19 không chỉ tác động trực tiếp đến nhu cầu mua sắm y tế, thực phẩm thiết yếu mà còn gián tiếp thay đổi nhiều lĩnh vực ngành nghề liên quan.
Các nhãn hàng và doanh nghiệp không thể bỏ qua xu hướng đưa sức khỏe trở thành từ khóa trong “chiến lược tiếp thị” của nhiều hoạt động Branding, Marketing và phát triển sản phẩm.