Nước được xử lý từ trường (Magnetic field (MF)-treated water), hay còn được gọi là “nước từ trường” (Magnetic water, viết tắt MW).

Cùng với Nước Ion kiềm (Alkaline Ionized Water) nước từ trường là 2 trong số những loại nước uống thông dụng nhất tại đất nước Nhật Bản.

Khi văn hóa “sống khỏe - sống thọ” của người Nhật được du nhập vào lối sống của người dân trên toàn thế giới, hai loại nước kể trên được đặt lên bàn cân để so sánh.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những điểm giống và khác nhau trên 3 phương diện chính, đó là:

Cấu trúc phân tử nước, đặc tính vật lý, và tiêu chuẩn máy lọc.

So sánh về cấu trúc phân tử nước

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể chúng ta dễ dàng hấp thụ nước có kích thước cụm phân tử nước nhỏ.

Vì vậy, nếu kích thước cụm phân tử nước quá lớn, việc hấp thụ nước vào bên trong tế bào sẽ gặp khó khăn.

Về cơ bản, cả nước từ trường và nước Ion kiềm đều chứa các cụm phân tử nước nhỏ giúp tế bào dễ dàng hấp thụ.

Nước được từ hóa có một nhóm phân tử trên mỗi cụm nước nhỏ hơn so với nước thông thường.

Nó có 6 phân tử cấu trúc hình lục giác trong khi nước thông thường có 14 đến 30.

Nước từ trường được cấu tạo với 6 phân tử nước tạo thành tinh thể hình lục giác.
Nước từ trường được cấu tạo với 6 phân tử nước tạo thành tinh thể hình lục giác.

Nhờ đó, nó dễ dàng đi qua màng tế bào và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.

Còn nước Ion kiềm thường có khoảng 5 phân tử nước, và không có cấu trúc lục giác.

Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra hình thái của tinh thể nước nội môi là hình lục giác.

Như vậy, nước từ trường mới là loại nước phù hợp với nước sinh học bên trong và bên ngoài sát màng tế bào nhờ vào đặc điểm tinh thể nước hình lục giác.

So sánh về đặc tính vật lý

Giá trị pH

Độ pH của nước là trung tính, khoảng pH 7.

Các hóa chất và khí có thể thay đổi điều này để làm cho nó có tính axit hơn hoặc kiềm hơn.

Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh độ kiềm không hợp lý hay sử dụng các loại nước kiềm không đúng giới hạn cho phép cơ thể, người dùng có thể gặp một số rủi ro lớn về sức khỏe.

Để đưa cơ thể về trạng thái cân bằng, nước uống với tính kiềm nhẹ từ 7-8 được khuyến nghị sử dụng.
Để đưa cơ thể về trạng thái cân bằng, nước uống với tính kiềm nhẹ từ 7-8 được khuyến nghị sử dụng.

Nước uống có độ pH mang tính kiềm nhẹ được chuyên gia khuyến nghị nên dùng.

Theo đúng tên gọi, nước Ion kiềm có độ pH cao hơn nước uống thông thường, thường từ 8.5 đến 9.5.

Theo đó, những trường hợp trên 80 tuổi, dưới 6 tháng tuổi hoặc mắc các vấn đề về thận là đối tượng cần hết sức lưu ý khi sử dụng nước Ion kiềm.

Trong khi đó, nước từ trường có độ pH trung tính với giá trị pH trong khoảng 7.6 đến 8.5.

Do vậy việc sử dụng nước từ trường sẽ đơn giản hơn, phù hợp với đại đa số cơ thể mọi người.

Độ pH phù hợp là một yếu tố quyết định để lựa chọn loại nước uống hàng ngày.
Độ pH phù hợp là một yếu tố quyết định để lựa chọn loại nước uống hàng ngày.

Năng lượng từ tính - Cơ chế sản sinh nguồn Electron tự do dồi dào

“Earthing” hay “Grounding” là quá trình tương tác giữa bề mặt Trái đất chứa các điện tử tự do có thể được chuyển đến cơ thể con người thông qua tiếp xúc trực tiếp.

Các điện tử này sau đó hoạt động như chất chống ô xy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể chúng ta để giảm và ngăn ngừa bệnh tật.

Với nước từ trường, các Electron tự do dễ dàng được tạo ra nhờ vào sự tương tác giữa năng lượng từ trường do nam châm vĩnh cửu phát ra và động năng của chuyển động xoáy.

Nước từ trường được tạo ra theo cơ chế từ hóa nước nguồn sản sinh nhiều gốc điện tử tự do có lợi cho sức khỏe.
Nước từ trường được tạo ra theo cơ chế từ hóa nước nguồn sản sinh nhiều gốc điện tử tự do có lợi cho sức khỏe.

Sự gia tăng hiệu quả của hoạt động truyền từ tính trong nước giúp sản sinh nhiều điện tử hoặc tự do hơn.

Trong khi đó, đặc tính này không tồn tại đối với nước Ion kiềm.

So sánh về tiêu chuẩn máy lọc

Để đáp ứng nhu cầu nước uống hàng ngày, việc trang bị một chiếc máy lọc nước đang dần trở thành “vật bất ly thân” của mỗi gia đình.

Với nước Ion kiềm, máy lọc nước có cấu tạo tương đối phức tạp và có thể phát sinh hư hỏng do phản ứng điện phân sử dụng điện cực titanium mạ bạch kim có thể bị mất, hay bị mài mòn trong quá trình sử dụng.

Cụ thể, máy lọc nước ion kiềm sử dụng buồng điện phân, với 2 điện cực +- bằng titan phủ bạch kim.

Khi xả nước vào buồng này và tiếp xúc trực tiếp với điện cực sẽ xảy ra phản ứng điện hóa, giải phóng nano bạch kim vào nước, lâu ngày lớp mạ bạch kim bong ra, titan có khả năng nhiễm vào nước và gây độc.

Nước Ion kiềm được tạo ra bằng một quy trình phức tạp và chặt chẽ.
Nước Ion kiềm được tạo ra bằng một quy trình phức tạp và chặt chẽ.
Với nước từ trường, máy lọc có cấu tạo đơn giản hơn và không phát sinh hư hỏng do được vận hành bằng nam châm vĩnh cửu và nam châm này không tiếp xúc trực tiếp với nước nên đảm bảo VSATTP.

Lời kết

Mỗi loại nước uống sẽ sở hữu những ưu và nhược điểm riêng.

Tuy nhiên với những phân tích nêu trên có thể thấy, nước từ trường thân thiện với đại đa số người tiêu dùng vì những lợi ích, giá trị và linh hoạt về đối tượng và công dụng.