Trong năm 2022 những trọng tâm mà các doanh chú trọng không nằm giới hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chiến lược phát triển mà còn nhiều hơn thế.

   1. Biến đổi khí hậu và chất thải carbon ra môi trường sống

Biến đổi khí hậu hiện nay đã trở nên nghiêm trọng hơn với hàng loạt vụ cháy rừng, băng tan, hạn hán,... diễn ra khắp nơi trên Thế Giới.

Đây có thể được xem là một trong những hiểm họa lớn nhất của loài người và chúng ta cần phải có hành động cấp bách và thiết thực nhằm giảm thiểu những biến đổi khác của môi trường.

Ưu tiên các mục tiêu về biến đổi khí hậu hiện nay ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm.

Hành động này không chỉ giúp tránh và ngăn chặn những rủi ro mà còn giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và đi đầu trong quá trình chuyển đổi sang một Thế Giới không phát thải khí C02 vào khí quyển (Net - zero Emission).

Các tập đoàn lớn, doanh nghiệp đã, đang và sẽ tìm ra những giải pháp thích hợp nhất cho hoạt động kinh doanh của mình để có thể giảm 30% lượng khí thải carbon vào năm 2030 và giảm hoàn toàn vào năm 2025.

Khoảng 57% người tiêu dùng sẵn sàng thay đổi thói quen mua hàng để giảm tác động tiêu cực đến môi trường và họ có xu hướng ưa chuộng các thương hiệu áp dụng giải pháp giảm lượng khí thải carbon.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam đã tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do và trong nội dung của hầu hết các hiệp định yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ quy định về giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu.

Theo các chuyên gia, đây cũng là tiền đề thúc đẩy ngành nông nghiệp chuyển đổi theo hướng xanh, bền vững.

Điển hình là thương hiệu sữa Vinamilk đã sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời 100% các trang trại bò sữa của mình.

Vinamilk áp dụng hệ thống xử lý chất thải hiện đại cùng công nghệ biogas đã giúp giảm thiểu đáng kể lượng phát thải CO2 và tiến tới xây dựng lộ trình đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

null
Thương hiệu sữa Vinamilk đã sử dụng 100% năng lượng tái tạo các trang trại bò sữa của mình.

Một minh chứng khác là tập đoàn Unilever đã đạt được một số kết quả tích cực bước đầu trong quá trình hợp tác giảm phát thải cùng các đối tác trong chuỗi giá trị.

Doanh nghiệp này đã giảm 100% phát thải CO2 và giảm 100% rác thải là bìa carton cho hoạt động vận chuyển bao bì từ nhà cung cấp bao bì công ty Dynaplast.

Tiếp đến, Unilever Việt Nam đã chuyển đổi sang sử dụng 100% xe nâng điện, góp phần giảm 1.999 tấn CO2 phát thải tại các trung tâm phân phối vào cuối năm 2021 so với năm 2020.

Đây là nền tảng giúp Unilever Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác cùng các đối tác, nhà cung cấp trong chuỗi giá trị.

Tại hội nghị, Unilever Việt Nam đã bước đầu thực hiện ký kết chương trình hành động cụ thể cùng các đối tác Crown, Dynaplast, Green Yellow, Linfox, Lix và VinFast,...

Cùng với sự đồng hành và cam kết của gần 100 đối tác khác nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang hướng bền vững, hướng đến đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” đến năm 2039.

Về mặt cải thiện hàm lượng chất thải phát ra trong quá trình sản xuất, trong báo cáo của Tập đoàn Philip Morris International (PMI) cho thấy nhiều hạng mục đã đạt được và tiếp tục sẽ thực hiện trong kế hoạch 10 năm tới.

Cụ thể trong năm 2019, đơn vị này cho biết giảm thiểu hoàn toàn 42% lượng khí CO2 theo mục tiêu đề ra so với chỉ số liệu của năm 2010.

Ngoài ra, đơn vị này đã cam kết sẽ đạt được sự trung hòa khí cacbon trong các hệ thống vận hành trực thuộc công ty vào năm 2030 và trên toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty vào năm 2050.

Tiềm năng của thị trường xanh (Green business) ước đính đạt khoảng 4000 - 5000 tỷ USD chỉ riêng tại thị trường Châu Á.

null
Bảo vệ môi trường xanh hiện đang được các doanh nghiệp trên Thế Giới hướng đến.
Tiềm năng của thị trường xanh (Green business) ước đính đạt khoảng 4000 - 5000 tỷ USD chỉ riêng tại thị trường Châu Á.

   2. Chiến lược tuyển dụng và giữ chân nhân tài

Phát triển chiến lược giữ chân nhân viên (Employee Retention Strategies) hiện là sứ mệnh quan trọng tại các doanh nghiệp trong việc duy trì khả năng cạnh tranh và tồn tại sau đại dịch COVID-19.

Các doanh nghiệp đã xác định rõ hơn trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) là nền tảng tiên quyết quyết định trải nghiệm khách hàng (Customer Experience).

Và tạo cho nhân viên môi trường làm việc tốt là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp.

Trải nghiệm nhân viên là trải nghiệm và sự tương tác của một cá nhân đối với doanh nghiệp trong suốt vòng đời nhân viên (Employee Life Cycle) của mình.

Trải nghiệm này bao gồm 7 giai đoạn: attract (bị thu hút) - hire (được tuyển dụng) - onboard (nhận việc) - engage (bắt đầu làm việc) - perform (thể hiện) - develop (phát triển) và cuối cùng là depart (nghỉ việc).

Tỷ lệ tham gia thấp cùng với sự thiếu hụt nhân sự đang tạo ra nhiều khó khăn cho nhà tuyển dụng và thách thức họ trong việc thu hút và giữ chân nhân tài.

Khoảng 65% nhà tuyển dụng tham gia cuộc khảo sát tại Mỹ cho biết mức độ lo lắng và căng thẳng của họ đã tăng lên đáng kể so với thời điểm dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020.

Họ chịu những áp lực như phải nhanh chóng lấp đầy các vị trí trống với ứng viên tiềm năng.

Tuy nhiên nguồn cung ứng người lao động trở nên hạn chế do tình hình làm việc từ xa, mức độ phúc lợi và cạnh tranh lương thưởng không thể cao như trước.

Theo Forbes, trải nghiệm của nhân viên vượt ra ngoài khái niệm về sự gắn bó của cá nhân với tổ chức, các đặc quyền được cung cấp bởi thương hiệu của công ty hoặc nhà tuyển dụng.

Nói ngắn gọn, trải nghiệm của nhân viên là làm cho nhân viên hào hứng, tự hào, hạnh phúc và tin tưởng vào công việc mà họ đang làm.

Các công ty có khả năng làm điều này sẽ tạo ra trải nghiệm tích cực cho nhân viên.

Trong khi đó, với các công ty chưa chú trọng vào việc nâng cao trải nghiệm nhân viên tại nơi làm việc có thể dễ dàng đánh mất nguồn nhân lực chất lượng của mình.

Trong thời đại hiện nay, phần lớn bộ phận nhân lực lao động thuộc thế hệ Y (Millennials, sinh năm 1980 – 1995) đi làm không chỉ để kiếm tiền mà còn để thỏa mãn niềm đam mê và hướng tới sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Cũng vì thế mà các nhân viên trẻ thường trở nên “kén chọn”, không dễ dàng bán rẻ chất xám và sức lao động của mình.

Chủ nghĩa tiêu dùng đang hiện hữu trong thị trường người lao động, trong đó, nhân viên thời đại mới là những nhà tiêu dùng thông thái, và doanh nghiệp cần có các chính sách và quyền lợi thích đáng cho công sức của họ.

null
Sau COVID-19, thu hút và giữ chân nhân tài là một thách thức đối với nhà tuyển dụng.

Thêm vào đó, xu hướng làm việc của những nhân viên trẻ thường không muốn gắn bó lâu dài và trung thành với một nhà tuyển dụng nào cả, mà họ thích thay đổi để được những trải nghiệm công việc mới.

Henry G. Jackson, Giám đốc Điều hành và Chủ tịch Hiệp hội Quản lý nguồn nhân lực cho biết,

“Sự thiếu hụt nhân lực cũng là một lý do khiến trải nghiệm lên ngôi trong thời đại hiện nay. Đặc biệt đối với các ngành nghề đầy cạnh tranh như bán lẻ hay IT”.

Chỉ bằng việc cung cấp một trải nghiệm nhân viên vượt trội mới đã có thể mang lại cho nhà tuyển dụng một lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút ứng viên, đồng thời khuyến khích họ ở lại với doanh nghiệp của mình.

Mặc dù đây là một điều lợi thế cho người lao động nhưng cuộc cạnh tranh để tìm kiếm nhân sự dự kiến sẽ kéo dài đến cuối năm 2022 và xa hơn thế.

Điều này rất khó để dự đoán tương lai sẽ ra sao đối với thị trường định hướng và thu hút ứng viên, nhưng chắc chắn quá trình tuyển dụng sẽ không dễ dàng hơn chút nào.

   3. Củng cố và tăng cường tính hiệu quả của chuỗi giá trị

Sau cuộc khủng hoảng từ dịch COVID-19 đã xuất hiện những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Điều này đã làm nảy sinh ra các vấn đề về chuỗi giá trị và lộ trình tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp bị mất cân bằng.

Do đó, tăng cường chuyển đổi chuỗi giá trị để giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên dễ dàng thích ứng và vượt qua những biến đổi hiện tại.

Đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nêu giải pháp tại Diễn đàn đa phương (MSF) 2022.

“Việt Nam cần chủ động hơn trong quá trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, xây dựng chiến lược, mục tiêu và kế hoạch thực hiện”.

Cụ thể, doanh nghiệp cần có kế hoạch phân bổ nguồn lực hợp lý cho nâng cao năng lực, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là năng lực đổi mới sáng tạo và thích ứng.

null
Củng cố chuỗi giá trị sẽ giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên dễ dàng thích ứng với biến đổi của thị trường.

Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cần tận dụng nhiều hơn các hỗ trợ từ các đối tác khác nhau như Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dẫn dắt trong chuỗi cũng cần phát huy vai trò trong hỗ trợ doanh nghiệp khác về công nghệ, đào tạo lao động để giúp tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngoài nhu cầu sản xuất nhanh hơn, chi phí thấp hơn, chất lượng tốt hơn, thì ngày nay sản xuất còn phải đảm bảo có trách nhiệm hơn với môi trường và con người.

Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng

“Để tăng cường vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy quá trình phục hồi sau đại dịch theo hướng phát triển cân bằng và bền vững hơn”.

Starbucks là một ví dụ điển hình của một thương hiệu có khả năng thấu hiểu và áp dụng chuỗi cung ứng một cách hiệu quả.

Bắt đầu từ những giá trị gia tăng trong thu mua hạt cà phê cho tới phân phối và đảm bảo nguồn cung tại các cửa hàng đến khách hàng.

Sứ mệnh mà Starbucks theo đuổi trong suốt vòng đời sản phẩm của mình là “Khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người - một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm”.

   4. Chuyển đổi số và gia tăng hàm lượng công nghệ

Nhu cầu số hóa và chuyển đổi số hiện nay tại các doanh nghiệp diễn ra nhanh hơn bao giờ hết.

Nhận thức về việc cần phải đầu tư để gia tăng hàm lượng công nghệ trong phát triển sản phẩm, quy trình sản xuất, vận hành,... đang phát triển và định hình mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực và mọi loại hình kinh doanh.

Tốc độ và tính kiên định trong chuyển đổi số sẽ là một ưu thế để có thể xác định doanh nghiệp nào sẽ gặt hái nhiều thành công hơn trên thị trường.

Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh chia sẻ:

“Dịch COVID-19 tạo ra nhiều yếu tố tiêu cực tới doanh nghiệp Việt Nam và chỉ có một yếu tố tích cực là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số”.

Với tinh thần đó, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào chuyển đổi số giữa đại dịch.

Ông Phương Trầm, Tư vấn trưởng về chuyển đổi số của Tập đoàn FPT chia sẻ:

Có ba điều cần phải làm.

  • Đầu tiên là sẵn sàng về phương diện lãnh đạo, người lãnh đạo cần hiểu mình muốn gì và công nghệ có thể chuyển đổi công ty của mình thế nào.
  • Thứ hai là sẵn sàng về phương diện tổ chức, cần sự tham gia của cả tổ chức để làm nên sự chuyển đổi.
  • Thứ ba là sẵn sàng về phương diện công nghệ, điều này cần được phát triển song song với yếu tố nhân sự.
null
Nhu cầu số hóa và chuyển đổi số hiện nay tại các doanh nghiệp diễn ra nhanh hơn bao giờ hết.

Hàng trăm ngàn doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử đã và đang mong chờ sản phẩm công nghệ số hữu ích để có thể ứng dụng, vận dụng được trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Kết luận

Nhìn chung chúng ta có thể thấy rằng những ưu tiên của các doanh nghiệp trong năm qua phát triển theo xu thế hiện tại của thị trường.

Những thay đổi này đã tác động tích cực đến người tiêu dùng và cả môi trường sống trong việc tạo ra xu hướng phát triển xanh và chuyển đổi số trong các hoạt động mua sắm.