Trang Forbes.com của Mỹ mới đây đã đăng bài viết cho rằng bất chấp đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, ngành dệt may của Việt Nam vẫn trụ vững.

Nguyên nhân là do nhu cầu về thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) tăng mạnh. Đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới đã thúc đẩy ngành may mặc Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp chuyển sang sản xuất PPE.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết Việt Nam hiện có hơn 6.000 nhà máy dệt may với khoảng 3 triệu lao động. Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết Việt Nam hiện có hơn 6.000 nhà máy dệt may với khoảng 3 triệu lao động.

Khi đại dịch lây lan và nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đi xuống, ngành dệt may Việt Nam cũng chứng kiến các đơn hàng ít hơn. Nhìn chung, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sụt giảm trong năm 2020. Đây là lần đầu tiên trong 25 năm qua, ngành này ghi nhận tăng trưởng âm.

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), năm 2020 là năm đầu tiên sau 25 năm xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng âm 10,5%, chỉ đạt hơn 35 tỷ USD so với 39 tỷ USD năm 2019.

Nhưng xét trong bối cảnh tổng cầu toàn thế giới giảm trên 22%, từ 740 tỷ USD về 600 tỷ USD, các quốc gia cạnh tranh đều có mức giảm 15-20%, thậm chí 30% nếu bị cách ly dài thì dệt may Việt Nam có mức giảm thấp .

Năm 2020, Việt Nam là một trong 5 quốc gia duy nhất trong TOP 5 nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới không bị cách ly, dừng sản xuất.

Đây có thể xem là nguyên nhân quan trọng nhất giúp cho xuất khẩu dệt may Việt Nam có mức suy giảm thấp nhất xét về mặt hàng quần áo trong TOP 5.

Cầu hàng dệt may sụt giảm vì dịch bệnh và lệnh đóng cửa tại nhiều quốc gia tiêu thụ hàng dệt may lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản...., nhưng dịch bệnh Covid-19 cũng khiến hoạt động sản xuất, xuất khẩu găng tay, bộ đồ bảo hộ của Việt Nam gia tăng mạnh, phần nào bù đắp được sự sụt giảm về doanh thu xuất khẩu của hàng hóa dệt may.

 Các DN lớn như TNG, May 10, May Đồng Nai, May Đức Giang, Giovanni....đã nhận đơn hàng khẩu trang giá trị lớn từ đối tác nước ngoài. Trong đó, May 10 nhận đơn đặt hàng trăm triệu chiếc khẩu trang vải lẫn y tế từ nhiều đối tác lớn như Mỹ, Đức....

Chính sự thích ứng nhanh này là giải pháp quan trọng để đảm bảo đời sống cho hàng nghìn lao động của các DN trong bối cảnh chịu ảnh hưởng dịch bệnh, đơn hàng may mặc sụt giảm.

Trong bối cảnh đại dịch, nhiều doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đã linh hoạt chuyển đổi một phần năng lực sang sản xuất khẩu trang vải cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong bối cảnh đại dịch, nhiều doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đã linh hoạt chuyển đổi một phần năng lực sang sản xuất khẩu trang vải cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Đánh giá về cơ hội tăng trưởng xuất khẩu năm 2021, ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Vitas cho rằng, khi vắc-xin Covid-19 đang được triển khai tiêm tại nhiều quốc gia tiêu thụ lớn hàng dệt may, ngành hàng này được dự báo có triển vọng hồi phục trong năm 2021.

Nhờ chiến dịch tiêm vắc-xin, dịch bệnh được kiểm soát, thị trường phục hồi và người tiêu dùng ở các quốc gia sau hơn một năm hạn chế chi tiêu, sẽ có nguồn tài chính để tăng tiêu dùng cá nhân.

"Tôi cho rằng, có khả năng cao kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2021 bằng con số đạt được năm 2019, với 39 tỷ USD. Với tình hình tiêm vắc-xin và tiến tới miễn dịch toàn cầu, thì trong 6 tháng cuối năm, thị trường chắc chắn có những tín hiệu lạc quan hơn", ông Trường dự báo.

Tuy nhiên, qua đại dịch, xu thế tiêu dùng may mặc của thế giới đã thay đổi rất nhiều. Trong năm 2020, các mặt hàng veston, sơ-mi, quần âu suy giảm mạnh nhất (veston giảm 70%, quần âu giảm 45%, áo sơ-mi giảm hơn 30%).

Trong năm 2021, các mặt hàng kể trên có sự phục hồi nhất định so với năm 2020 nhưng vẫn còn ở mức thấp so với năng lực sản xuất của ngành may Việt Nam đã đạt được trước đó.

Theo Nhịp cầu đầu tư