Vào năm 1908, công ty Ashton Valve đã xây dựng một nhà máy ở góc đường Binney Street và First Street tại Cambridge, Massachusetts.

Bản vẽ công ty Ashton Valve. Bản vẽ công ty Ashton Valve.

Là một trong những "tên tuổi" đáng gờm của ngành công nghệ cao thời đó, Ashton Valve sản xuất các loại máy đo, van, còi, đồng hồ và nhiều thiết bị khác giúp đảm bảo an toàn nồi hơi. 

Nhờ đó Ashton Valve đã cứu sống vô số sinh mạng chỉ nhờ sản xuất mấy thiết bị đề cập trên.

Và chỉ hơn 100 năm sau, vào năm 2010, nhà phát triển một công nghệ cứu người khác đã di chuyển vào cơ sở từ lâu bị bỏ hoang của Ashton là Moderna.

Trong năm qua, Moderna đã trở thành đứa con cưng của ngành công nghệ sinh học khi gắn liền với cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. 

Sự ra đời của vaccine ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ mRNAdo hãng này sản xuất, tương tự như vaccine Pfizer của hai nhà sản xuất Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức), đã và đang cứu sống hàng triệu người. 

null

Thành công vang dội này của Moderna đã thu hút được đông đảo giới đầu tư trong ngành sinh học, chủ yếu tập trung ở thành phố Cambridge. 

Tại Mỹ, công nghệ sinh học đang bùng nổ.

Kể từ 11 năm về trước, chỉ số các công ty thuộc lĩnh vực này đã được niêm yết trên sàn Nasdaq tăng gấp 5 lần về giá trị và số công ty trong chỉ số này tăng gấp đôi, đạt 269.

Và từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư mạo hiểm đã rót hơn 20 tỉ USD vào những công ty y sinh học, gần bằng con số cả năm ngoái.

Seegene là một câu chuyện gây cảm hứng khác trong đại dịch.

Đầu năm ngoái, Seegene mới chỉ là công ty tầm trung của Hàn Quốc về chẩn đoán y khoa với doanh số chỉ đạt khoảng 110 triệu USD.

Nhưng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc và sau đó lan nhanh ở Daegu, một thành phố phía Đông Nam Hàn Quốc, mọi chuyện đã thay đổi.

Trong vòng vài tuần, Seegene không những chỉ cung ứng nội địa mà còn xuất khẩu được hàng triệu bộ kit xét nghiệm Covid-19 sang hàng chục quốc gia.

Bộ kit xét nghiệm của Seegene. Bộ kit xét nghiệm của Seegene.

Vũ khí bí mật của Seegene chính là tầng hầm tại trụ sở.

Đây là nơi cất giữ chiếc chìa khóa dẫn đến thành công về xét nghiệm virus corona của công ty.

Đó là một hệ thống dữ liệu lớn trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, cho phép công ty nhanh chóng phát triển xét nghiệm cho virus corona.

Ông Chun Jong-yoon, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập công ty công nghệ sinh học Seegene cho biết "Nếu không có hệ thống dữ liệu trên, công ty sẽ phải mất hai tới ba tháng để phát triển một bộ xét nghiệm như vậy. Lần này, công việc được hoàn thành chỉ trong vài tuần."

Chun Jong-yoon, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập công ty công nghệ sinh học Seegene. Chun Jong-yoon, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập công ty công nghệ sinh học Seegene.

Thành công đã đến với Seegene khi kết thúc năm 2020 với 1 tỷ USD doanh số bán và 440 triệu USD lãi ròng.

Các công ty công nghệ sinh học khác của Hàn Quốc cũng tỏa sáng trong COVID-19. Cứ 10 công ty có giá trị nhất trong chỉ số các công ty tầm trung Kosdaq thì có 5 công ty hiện hoạt động trong ngành công nghệ sinh học, tăng từ mức chỉ 2 công ty vào cuối năm 2019.

Không chỉ sản xuất các bộ kit xét nghiệm, những công ty này đang cấp các liệu pháp điều trị và sản xuất vaccine ngừa COVID-19.

Ví dụ như SK Bioscience đã bắt đầu sản xuất vaccine AstraZeneca trong năm nay và đã ký hợp đồng sản xuất Novavax vào tháng 2.

Giá trị thu về của Bioscience tăng mạnh nhờ việc sản xuất vaccine AstraZeneca. Giá trị thu về của Bioscience tăng mạnh nhờ việc sản xuất vaccine.

Sang tháng 3, công ty đã huy động được 1,3 tỉ USD trong đợt IPO, giá cổ phiếu tăng tới 30% trong ngày giao dịch đầu tiên và kết thúc phiên với vốn hóa gần 12 tỉ USD.

Hồi tháng 5, Samsung Biologics đã ký hợp đồng phân phối hàng triệu liều Moderna kể từ tháng 6.

Doanh nghiệp này đang xây dựng nhà máy mới ở Incheon được cho rằng sẽ giúp Công ty chiếm 1/3 năng lực sản xuất theo hợp đồng của thế giới đối với phiên bản generic của các loại dược sinh học.

Theo Tim Haines, Chủ tịch Abingworth, tư tưởng của nhiều nhà đầu tư đang bị lấp đầy bởi cái gọi là “tư bản thiện nguyện”, tức làm ra tiền từ những sản phẩm có thể mang lại lợi ích cho xã hội. 

Haines ước tính, 64% các loại dược phẩm trong giai đoạn sau được sáng chế bởi những hãng công nghệ sinh học trẻ, với công nghệ hoàn toàn mới, hơn là bởi các hãng dược lớn, lâu đời như Pfizer

Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng có nhiều rủi ro cao.

Mối nguy lớn nhất cũng như thường thấy đối với các startup công nghệ sinh học là liệu có làm ra tiền?

Cứ 6 công ty trong chỉ số công nghệ sinh học Nasdaq thì chỉ có 1 công ty có lãi trong năm 2020. 5/6 công ty còn lại đã lỗ tổng cộng 33 tỉ USD. 

Hoặc Moderna chỉ mới có lãi trong quý vừa qua và là lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, may mắn cho những công ty muốn trở thành Moderna thứ 2 là những nhà đầu tư vào công nghệ sinh học thuộc loại khá kiên nhẫn, đặc biệt trước tiềm năng của thị trường này.

Theo ReportBuyer, thị trường công nghệ sinh học toàn cầu được dự báo trị giá 832 tỉ USD vào năm 2027 từ mức 469,6 tỉ USD năm 2020, với tốc độ tăng trưởng kép CAGR 8,5% trong giai đoạn 2020-2027. 

Có thể thấy sau khi bùng nổ vào năm 2020, cổ phiếu các công ty công nghệ sinh học Hàn Quốc, kể cả SK Bioscience hay Samsung Biologics, Celltrion đều kém sắc. Giá cổ phiếu Seegene giờ chỉ bằng một nửa so với mức đỉnh hồi tháng 8/2020. 

Có thể nhận thấy, Covid là "liều thuốc" kích thích ngành công nghệ sinh học. Nhưng để xét về lâu dài, các công ty phải dựa vào nội lực, phát triển được những sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu.

Tổng hợp