Thương hiệu xanh là gì ?

Thương hiệu xanh là doanh nghiệp không gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường, đối với cộng đồng hay nền kinh tế.

Cụ thể hơn, thương hiệu xanh dựa trên tổng hòa các giá trị xanh, bao gồm:

- Sản phẩm xanh hướng đến nhu cầu tiêu dùng xanh;
- CSR tạo tác động xanh;
- Phát triển bền vững;
- Đầu tư xanh ESG;
- Tăng trưởng xanh.

Đồng thời, thương hiệu xanh hướng tới sử dụng, cung cấp 

- Những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường;
- Các sản phẩm có thể sử dụng lại nhiều lần, được làm từ các chất liệu tái chế, hoặc có thời gian phân hủy trong tự nhiên ngắn như túi giấy hay bao bì được làm từ vật liệu thiên nhiên để thay thế đồ nhựa, ni-lông.

Xu hướng xây dựng thương hiệu xanh - Lý do phổ biến tại Việt Nam

Thương hiệu xanh đang dần trở thành một khái niệm phổ biến khi người tiêu dùng ngày càng có thu nhập cao hơn và quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. 

Các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường cũng được dự đoán sẽ có nhu cầu tăng mạnh trong tương lai.

Từ đây, sản xuất xanh hay thương hiệu xanh dần trở thành một tiêu chuẩn mới để những người tiêu dùng cuối lựa chọn sản phẩm cho mình. 

Để đáp ứng điều này, các nhà sản xuất đã phải thực hiện nhiều thay đổi từ vật liệu, năng lượng trong sản xuất đến cách hoàn thành vòng đời của sản phẩm hay cách phân phối ra thị trường. 

Nhu cầu mua sắm sản phẩm xanh đang tăng cao (Ảnh: Internet).
Nhu cầu mua sắm sản phẩm xanh đang tăng cao (Ảnh: Internet).

Những thay đổi này đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và các doanh nghiệp trong nước cũng không ngoài xu thế này. 

Vào đầu năm, Việt Nam đã đưa ra mục tiêu tại COP26, Việt Nam sẽ đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. 

Việt Nam đang hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Ảnh: Tạp chí Tài chính).
Việt Nam đang hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Ảnh: Tạp chí Tài chính).

Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã chuẩn bị ngay cho mục tiêu này.

Các công ty trong nước cũng đang có sự chuẩn bị về công nghệ để dần chuyển việc sản xuất, cung cấp sản phẩm của mình ra thị trường đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. 

Có thể thấy, xây dựng thương hiệu xanh là xu hướng đáp ứng nhu cầu hiện tại, bắt kịp xu hướng toàn cầu và hướng tới đạt được mục tiêu về môi trường của Việt Nam.

Tổng hòa các giá trị xanh - Doanh nghiệp Việt đang bắt kịp xu hướng

Các doanh nghiệp Việt đang xây dựng thương hiệu xanh dựa trên tổng hòa các giá trị xanh, bao gồm:

- Sản phẩm xanh hướng đến nhu cầu tiêu dùng xanh: EQUO, Galaxy Biotech, VinFast;
- CSR tạo tác động xanh: Nestlé;
- Phát triển bền vững: Novaland;
- Đầu tư xanh ESG: Vinamilk;
- Tăng trưởng xanh: NS BlueScope.

1. Sản phẩm xanh - Hướng đến nhu cầu tiêu dùng xanh

Hiện nay, người tiêu dùng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam đang hướng tới các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và coi đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

Với nền tảng công nghệ mới, các doanh nghiệp Việt đã cho ra đời nhiều mô hình kinh doanh mới, tăng trưởng nhanh, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

Hiện, thị trường đã đón nhận một số giải pháp nổi bật như: 

Bao bì bảo quản sinh học của Công ty Galaxy Biotech, ống hút cỏ EQUO,…

Đọc thêm: Xu hướng tiêu dùng xanh thúc đẩy khởi nghiệp bền vững.

EQUO giới thiệu thị trường những sản phẩm ống hút mang tính đột phá vì hoàn toàn thiên nhiên.
EQUO giới thiệu thị trường những sản phẩm ống hút mang tính đột phá vì hoàn toàn thiên nhiên.

Bao bì bảo quản sinh học của Công ty Galaxy Biotech (Ảnh: Galaxy Biotech).
Bao bì bảo quản sinh học của Công ty Galaxy Biotech (Ảnh: Galaxy Biotech).

Hay xe điện, một sản phẩm đang được nhắc như là giải pháp cho câu chuyện “đổ xăng", “giá xăng" đang “hot" gần đây.

Và nói xe điện ở Việt Nam thì chúng ta nghĩ ngay đến doanh nghiệp tiên phong cho dòng sản phẩm này tại Việt Nam, VinFast. 

Năm 2021, công ty này đã mở bán dòng ô tô chạy điện đầu tiên VinFast - VF e34 với mức giá công bố là 690 triệu đồng.

Mẫu ô tô điện VF e34 của VinFast (Ảnh: Internet).
Mẫu ô tô điện VF e34 của VinFast (Ảnh: Internet).

Không chỉ là việc “đổ xăng” hay các chính sách ưu đãi, xe điện hứa hẹn về một tương lai xanh với ý nghĩa môi trường cực kỳ cao.

Đọc thêm: Nhập cuộc: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất và phân phối ô tô, xe điện.

2. CSR xanh - Nestlé Việt Nam tạo tác động xanh

Không ít người hiểu lầm trách nhiệm cộng đồng (CSR) tập trung vào hoạt động từ thiện, hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn mà quên vấn đề cấp thiết về môi trường.

Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và để giải quyết đòi hỏi sự đồng lòng nhất trí của toàn xã hội.

Vì lẽ đó, nhóm Đại sứ môi trường Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Gaia tổ chức hoạt động trồng rừng "Gieo mầm xanh – Ươm sự sống".

Mục đích của chương trình là nhằm nâng cao nhận thức, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu và hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6/2022).

Đọc thêm: Những ý tưởng mới trong hoạt động CSR.

Nestlé Việt Nam tham gia vào trồng cây xanh tại Đồng Nai.
Nestlé Việt Nam tham gia vào trồng cây xanh tại Đồng Nai.

3. Phát triển bền vững - Novaland phát triển bền vững hướng đến kinh tế xanh

Không chỉ CSR hay sản phẩm, Tập đoàn Novaland đã và đang triển khai định hướng tập trung phát triển bền vững hướng đến kinh tế xanh, áp dụng hiệu quả các chính sách của Chính phủ gắn với tăng trưởng xanh.

Tập đoàn Novaland đã áp dụng hệ thống công trình Xanh EDGE của tổ chức IFC - World Bank trong thiết kế và thi công dự án.

Bên cạnh đó, Novaland còn ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại vào vận hành như sử dụng năng lượng xanh, phân loại rác thải tại nguồn, nỗ lực phát triển đô thị sinh thái thông minh bền vững.

Đọc thêm: Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho tác động xanh.

Hành trình "xanh hóa" của Novaland.
Hành trình "xanh hóa" của Novaland.

4. Đầu tư xanh ESG - Đầu tư dài hạn, tiên phong là Vinamilk

Nói về đầu tư xanh, ESG là mô hình mang tính chất đầu tư dài hạn, cũng đã và đang xuất hiện phổ biến tại nước ta.

Tiên phong là Vinamilk, một trong số rất ít doanh nghiệp Việt quan tâm và đầu tư vào ESG từ nhiều năm trước và đã đạt được nhiều thành công nhất định. 

Đọc thêm: 

- Các mô hình phát triển bền vững: CSV, SIB, ESG và 3P.

- Giải mã cổ phiếu xanh Vinamilk (VNM).

Điểm ESG của Vinamilk luôn đạt từ 90% trở lên.
Điểm ESG của Vinamilk luôn đạt từ 90% trở lên.

5. Tăng trưởng xanh - NS BlueScope cung cấp vật liệu thép cho công trình theo hướng tăng trưởng xanh

Trong báo cáo gần đây của BCG về C&S (khí hậu và tính bền vững) trong các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nhất thế giới, cho thấy, tăng trưởng xanh được các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nhất trên thế giới chú trọng và quan tâm.

Và Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế đó.

Đọc thêm: 

- Nhập cuộc: Các doanh nghiệp đã sẵn sàng tăng trưởng xanh?

- Việt Nam: Chính sách tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế quốc gia.

Nổi bật trong xu hướng này có NS BlueScope, doanh nghiệp tiên phong trong việc theo đuổi xu hướng tăng trưởng xanh trong kiến trúc, xây dựng. 

NS BlueScope Lysaght trực thuộc tập đoàn BlueScope đã hợp tác chiến lược với GSB và GreenViet để thúc đẩy ngành kiến trúc Việt Nam tiếp cận xu hướng cân bằng năng lượng trên thế giới.
NS BlueScope Lysaght trực thuộc tập đoàn BlueScope đã hợp tác chiến lược với GSB và GreenViet để thúc đẩy ngành kiến trúc Việt Nam tiếp cận xu hướng cân bằng năng lượng trên thế giới.

NS BlueScope cung cấp giải pháp thép cân bằng năng lượng cho công trình.

Thành công của NS BlueScope không chỉ là chứng nhận Nhãn xanh mà còn đến từ việc lan truyền hiểu biết đến các đối tác trong hành trình phát triển bền vững.

Đọc thêm: 

- NS BlueScope cung cấp vật liệu thép cho công trình theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững.

- Tăng trưởng xanh - chìa khóa cho sự phát triển bền vững.

Lời kết

Có thể thấy, thương hiệu xanh không còn là câu chuyện dự báo tương lai mà đã được nhiều doanh nghiệp lớn ứng dụng và thành công.

Đây là xu hướng hiện đại và cần thiết mà các doanh nghiệp cần thích nghi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng ngày nay.