Đông Nam Á là một thị trường mới tiềm năng và đầy hấp dẫn, thu hút các doanh nghiệp quốc tế nhờ sức tiêu thụ mạnh mẽ.

Đến năm 2030, có thể nói, sức tiêu thụ khổng lồ của các quốc gia này không chỉ đến từ việc gia tăng dân số, mà phần lớn sẽ đến từ việc tăng mức chi tiêu bình quân đầu người.

3 động lực chính làm tăng sức tiêu thụ của thị trường Đông Nam Á

Trong một báo cáo được công bố hồi tháng 6/2020, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) dự báo rằng trong 10 năm tới, ASEAN sẽ có thêm 140 triệu người tiêu dùng, chiếm 16% tổng số người tiêu dùng mới của thế giới.

Tăng trưởng sức tiêu thụ của nhóm nước Đông Nam Á trong tương lai được WEF cho rằng sẽ dựa vào 3 động lực chính là thu nhập tăng do kinh tế phát triển, đặc điểm nhân khẩu học và sự phát triển của thương mại điện tử.

null Thương mại điện tử là một trong những đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sức tiêu thụ. Ảnh: Boxme.


1. Thu nhập tăng thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu cao hơn

Nền kinh tế của ASEAN có những khởi sắc rõ rệt trong nhiều năm trở lại đây.

Năm 2020, tổng GDP ước tính của 11 nước Đông Nam Á là 3,11 nghìn tỷ USD, tăng 1,5 lần so năm 2010, đỉnh điểm là 2019 đạt tới mốc 3,23 nghìn tỷ USD.

null Thu nhập tăng thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu ''mạnh tay'' hơn.


Tại các nước Đông Nam Á mới nổi, thu nhập trung bình mỗi năm tăng 6-8%, tạo tiền đề cho chi tiêu đầu người tăng lên.

Dự báo Việt Nam sẽ là nước ghi nhận mức tăng thu nhập cao nhất.

Số người trong độ tuổi lao động tăng lên cùng với mức thu nhập tăng là động lực lớn nhất thúc đẩy tiêu dùng tăng trưởng. Dự kiến tiêu dùng nội khối sẽ tăng gấp đôi lên mức 4 nghìn tỷ USD trước năm 2021.

2. Dân số trẻ và chi phí lao động thấp

Dân số tính đến tháng 2/2021 của các nước Đông Nam Á là 672,8 triệu người theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, chiếm 8,57% dân số thế giới.

Dự đoán đến năm 2030, Đông Nam Á sẽ chứng kiến sự gia tăng dân số mạnh mẽ, tăng thêm 54 triệu người.

Với đặc thù dân số trẻ, độ tuổi trung bình là 30, các quốc gia Đông Nam Á cung cấp nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ tiềm năng.

Bên cạnh đó, chi phí lao động ở các nước ASEAN mới nổi cũng thấp hơn so với nhiều khu vực khác tại châu Á.

Chi phí lao động tại Việt Nam chỉ bằng 50% tại Trung Quốc. Sự kết hợp giữa lực lượng lao động ngày càng đông và chi phí lao động thấp khiến khu vực này trở thành mảnh đất màu mỡ trong mắt các doanh nghiệp quốc tế, thu hút hàng tỷ đô vốn đầu tư.

null Chi phí lao động tại Việt Nam chỉ bằng 50% tại Trung Quốc.


3. Sự phát triển của thương mại điện tử

Việc áp dụng kỹ thuật số cũng sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng tại ASEAN với gần 575 triệu người dùng Internet trong khu vực vào năm 2030.

Tổng giá trị hàng hoá thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2020 đạt 100 tỷ USD. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, con số này hoàn toàn có thể đạt đến 300 tỷ USD trước năm 2025.

null Việc áp dụng kỹ thuật số cũng sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng tại ASEAN với gần 575 triệu người dùng Internet trong khu vực vào năm 2030.


Sự đầu tư mạnh mẽ của 2 ông lớn trong ngành thương mại điện tử thế giới là Amazon và Alibaba vào khu vực đã tạo tiền đề cho việc thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Đông Nam Á.

Mua hàng và thanh toán online tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho người tiêu dùng nhờ sự tự động, chuyên nghiệp và nhanh chóng, xoá bỏ mọi rào cản thương mại trước đây.

Tuy nhiên, trước tác động của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp và nhà đầu tư hướng đến thị trường này cần duy trì sự phù hợp, chuẩn bị cho những thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức và sở thích của khách hàng và có kế hoạch hoạt động khi các mô hình tiêu dùng khác đi so với trước đại dịch.

Mỹ Duyên

*Bài viết được tài trợ thực hiện bởi BoxMe  - Nhà cung cấp dịch vụ Fulfillment hàng đầu Đông Nam Á.

null