Là những bạn trẻ được sinh từ năm 1996 đến năm 2012, Gen Z (Thế hệ Z) lớn lên trong thời đại bùng nổ về công nghệ kỹ thuật số như Internet, mạng xã hội hay thiết bị di động.

null

Người ta nói rằng, đây là thế hệ “thở công nghệ - sống công nghệ - ăn công nghệ” ngay từ khi sinh ra và mang những phẩm chất phức tạp khác biệt hoàn toàn với các thế hệ trước đó.

Dưới đây là một số đặc điểm về Gen Z đã được các chuyên gia “đọc vị”:

1. Cuộc sống không thể thiếu smartphone và mạng xã hội

Là thế hệ sinh ra và lớn lên trong môi trường đầy những thiết bị số, màn hình cảm ứng, kết nối không dây.

Thế hệ trẻ Gen Z đang dần dần từ bỏ những phương tiện truyền thông truyền thống.

null
Chiếc điện thoại smartphone là vật không thể thiếu trong cuộc sống của Gen Z.

Nếu các thế hệ trước đây thích đọc báo và xem phim truyền hình thì Gen Z lại thích ngồi lướt mạng xã hội, thích xem các loại hình tương tác trực tiếp như livestream.

Họ dành phần lớn thời gian trong ngày cho việc sử dụng smartphone và xem đó như là vật bất ly thân.

null
Số liệu từ Appota cho thấy, có tới 39% Gen Z ưu tiên sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thay vì phiên bản web trực tuyến.

Có thể nói, smartphone chính là cánh cửa để Gen Z bước ra thế giới và cũng là cánh cửa để chúng ta bước vào thế giới của họ.

null
Mobile first - Ưu tiên cho thiết bị di động chính là chiến lược giúp các thương hiệu chiếm được sự thu hút của Gen Z.

Về việc sử dụng các nền tảng tảng xã hội, thế hệ Millennials (hay còn gọi là Gen Y) luôn khá trung thành với các ứng dụng như Facebook, Linkedin và Instagram.

Trong khi đó, Gen Z lại rất thoải mái với việc cài đặt và sử dụng nhiều nền tảng khác nhau, từ TikTok đến Twitch, Snap đến các ứng dụng mới nổi.

null
Những ứng dụng đang được Gen Z trên thế giới ưa chuộng.

Luc Mandret, tổng giám đốc của MSL - một trong những Agency của Publicis Group, khi nói đến thói quen sử dụng mạng xã hội của Gen Z, ông đã gói gọn trong 4 chữ T:

“Thấy”, “Thử” rồi “Thôi” hoặc “Tin”

Có một chuyển biến mới trong cảm quan dùng mạng xã hội của Gen Z là họ cảm thấy những mối quan hệ phát triển tốt hơn trên mạng xã hội thay vì đi ra ngoài, nói chuyện trực tiếp.

Đối với thế hệ Z, mạng xã hội không chỉ là không gian để kết nối với thế giới mà còn là phương tiện để thể hiện bản thân - một cái tôi rất riêng.

null
Những dòng status trên Facebook hay những bức ảnh hàng trăm lượt yêu thích trên Instagram gần như trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của thế hệ Z.

Với Gen Z, “luôn là chính mình” là điều quan trọng nhất. Xét về bản năng, thế hệ Z rất thoải mái nêu ra quan điểm cá nhân, nhất là trên mạng xã hội.

2. Thích đột phá và tạo ra xu hướng

Các nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng thế hệ Z thích thể hiện phong cách của riêng mình hơn là bắt chước bất kỳ một kiểu cách nào.

Gen Z hành động theo điều mà họ nghĩ là có thể chứng tỏ được năng lực của mình, thay vì theo những kỳ vọng của người khác.

null
Thế hệ này có một tuyên ngôn mạnh mẽ là “You do you” (bạn tự làm/tự tạo cho mình).

Với lợi thế được tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm, theo thời gian sự nhạy bén của họ càng phát triển hơn.

Gen Z thích là những người tạo ra xu hướng, chứ không thích chạy theo xu hướng mới.

Họ buộc thế giới phải chú ý đến họ, phải quan tâm đến những gì họ thích, chứ không phải là chạy theo bất kỳ ai.

null
Với thế hệ Z, họ sẽ không làm những gì thế hệ khác muốn, mà sẽ làm những gì họ cho là đúng.

Việc nhìn thấy thế giới rộng lớn bên ngoài sớm đã đẩy thế hệ Z đến tình trạng sợ bị thụt lùi.

Họ hiểu rằng phải "thay đổi hoặc chết" nên luôn luôn tìm ra cho mình con đường sáng tạo và vươn lên.

null
Nỗi sợ bị thụt lại phía sau khiến cho Gen Z có động lực học hỏi và làm những điều mới lạ mỗi ngày.

Hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của Gen Z khi phần lớn những “hot trend” của giới trẻ hiện nay đều xuất phát từ nhóm này mà ra.

3. Tư duy chủ động, độc lập

Với khả năng research thông tin, Gen Z có thể tự tin đưa ra quyết định với những vấn đề của bản thân.

Ngược lại, nếu vấn đề có liên quan trực tiếp đến người khác, họ sẽ có xu hướng thảo luận.

null
Gen Z thích tra cứu thông tin và có xu hướng thảo luận những vấn đề mới.

Điều đó đồng thời cho thấy, thông tin của bất kỳ loại sản phẩm, dịch vụ nào cũng nên được đa dạng trên nền tảng số, đa dạng ở nhiều dạng thức thể hiện khác nhau để thu hút họ.

null
Gen Z lại rất độc lập về suy nghĩ và quan điểm.

Một đặc điểm nữa là lối tư duy của Gen Z rất độc lập, quyết đoán.

Việc ra quyết định của Gen Z không hề phụ thuộc hay dễ dàng bị ảnh hưởng bởi gia đình và bạn bè.

Đối với Gen Z, mức độ uy tín của thương hiệu phụ thuộc vào đánh giá đến từ người dùng, chuyên gia và người có ảnh hưởng trong lĩnh vực đó, chứ không chỉ đơn thuần đến từ người nổi tiếng.

4. Thực tế và thích kiếm tiền

Nếu như thế hệ Y quan tâm nhiều hơn đến giá cả, đến những đợt giảm giá vì phần nào họ lớn lên trong thời kỳ suy thoái kinh tế, thì thế hệ Z lại cân nhắc về công năng, lợi ích và giá trị của sản phẩm nhiều hơn.

null
Gen Z muốn tạo ra những giá trị thực tế thay vì đuổi theo những thứ lãng mạn, mộng mị, và phi thực tế.

Họ là những bạn trẻ năng nổ, nhiệt huyết và mạnh mẽ, có những hoài bão lớn lao, sự khát khao cháy bỏng để tạo ra những kỳ tích.

Mặt khác, họ cũng dành nhiều thời gian hơn cho việc tìm cách kiếm tiền từ sớm, chủ yếu bằng những cách cũng liên quan đến Internet như:

Kinh doanh online, lập trình game, làm Youtuber, TikToker, review sản phẩm bằng video…

null
Thay vì đi làm để nhận lương hàng tháng, nhiều bạn trẻ Gen Z đã tự chủ tài chính để trả lương cho chính mình.

Đây là một đặc điểm vốn đã được dự đoán do bản chất của Gen Z là thích tự lập và thích môi trường làm việc độc lập hơn là làm việc theo nhóm.

5. Cực kỳ quan tâm đến những giá trị cộng đồng

Thế hệ Z là thế hệ đầu tiên quan tâm đến mục đích hơn là tiền bạc.

Họ còn được gọi là “change generation” (thế hệ thay đổi) khi mong muốn tạo ra sự khác biệt.

null
Gen Z là thế hệ luôn quan tâm đến các giá trị cộng đồng.

Họ luôn quan tâm đến việc liệu mình làm có tác động tích cực đến xã hội, môi trường và sẵn sàng thay đổi thói quen để cải thiện tình hình.

Để đối thoại với Gen Z, các thương hiệu phải có trách nhiệm, với nhân viên, hành tinh, môi trường, và xã hội.

null
Gen Z bị thu hút và lựa chọn các công việc liên quan tới các vấn đề xã hội như hoạt động từ thiện, hay các hoạt động bảo vệ môi trường, lợi ích cộng đồng xã hội.

Trước đây, mục đích của một số thương hiệu trong lĩnh vực truyền thông thường bị nhạt nhoà bởi những tuyên ngôn vô nghĩa.

Chính vì vậy để thu phục được Gen Z thì các thương hiệu phải xây dựng mục đích rõ ràng, ý nghĩa. Điều đó đồng nghĩa với việc phải có hành động thật, dẫn chứng thật.

null
Gen Z đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm của thương hiệu đối với xã hội, muốn ấy lòng Gen Z thì đây là một công cụ hữu hiệu.

Tóm lại, các doanh nghiệp cần tạo lòng tin nếu muốn tạo ra ảnh hưởng lớn với Gen Z, các thương hiệu cần phải tương tác đa chiều để thành công.

Với thế hệ này, việc đứng lên đấu tranh cho những giá trị tích cực (advocacy program) quan trọng hơn việc tạo ra chương trình khách hàng thân thiết (loyalty program).

Kết

Việc giải mã thị hiếu khách hàng chưa bao giờ là dễ dàng đối với thương hiệu, đặc biệt là với thế hệ khách hàng mới mang nhiều đặc trưng khác biệt như Gen Z.

Chinh phục Gen Z sẽ là một bài toán khó, nhưng không phải là không có cách giải. Chỉ cần các doanh nghiệp đủ kiên nhẫn để quan tâm, đủ nhạy bén để thấu hiểu tâm tư và hành vi của họ.