Tiêu biểu, Trung Quốc giành 2 giải Platinum và 11 giải Gold. Nhật Bản cũng được đánh giá cao với 17 giải thưởng, trong đó có 4 giải Gold. Úc và Thái Lan cũng là hai đại diện nổi bật khác đến từ APAC. Dưới đây là những tác phẩm của khu vực APAC đạt giải cao tại Pentawards 2020:

Platinum

Bao bì tương ớt NongFu Wangtian được thiết kế bởi agency DOB Thẩm Quyến (Trung Quốc)

Ở tác phẩm này, sự đơn giản và tính hiệu quả của thiết kế là hai yếu tố gây ấn tượng cho ban giám khảo. Ý tưởng sáng tạo bắt nguồn từ việc in hình trái ớt lên bao bì để tạo vẻ bề ngoài sinh động và nổi bật cho sản phẩm tương ớt. Phần nắp thiết kế như cuống ớt không những giúp tổng thể sản phẩm trông giống ớt thật hơn mà nhờ đó, người dùng có thể treo trong bếp dễ dàng.

27016_nongfu_1602783474

Giữa hàng loạt sản phẩm được trưng bày, thiết kế vui nhộn này không chỉ thu hút ánh nhìn của người mua, mà còn kích thích họ mua dùng thử ngay từ lần đầu tiên.

Vỏ chai rượu rum Happy Ghost, được thiết kế bởi bà Pavla Chuykina – Senior Design Director của Brand Society Úc.

Nhà thiết kế khéo léo tạo hình bóng ma cho chai rượu bằng cách khoét hai vết lõm sâu ở đáy chai. Hơn nữa, lớp kính mờ ảo trông như làn sương mù tạo nên vẻ ngoài huyền bí, đầy sức hút cho chai rượu.

27016_happyghost_1602783523                

Hộp phấn ‘Camera’ Loose Powder của thương hiệu mỹ phẩm Chioture, được thiết kế bởi agency Nianxiang Brand Design & Consulting, Trung Quốc

Thiết kế của hộp phấn lấy cảm hứng từ chiếc máy ảnh mini. Với sản phẩm này, Chioture muốn người dùng có trải nghiệm thú vị khi trang điểm từ việc mở “ống kính” cho đến rút cây cọ ở góc phải ra. Phần kính ngắm có biểu tượng thương hiệu ở góc trái được thiết kế làm "giá đỡ" cọ khi người sử dụng đang di chuyển.

27016_choiture_1602783551                 

Gold

Bao bì mật ong của Supha Bee Farm Honey, được thiết kế bởi Prompt Design Băng Cốc, Thái Lan

Supha Bee Farm Honey là một trong hai đơn vị sản xuất mật ong lớn của Thái Lan, sở hữu trang trại nuôi ong giống riêng. Thiết kế hộp đựng mật ong được lấy cảm hứng từ cấu trúc tổ ong. Vỏ hộp làm bằng gỗ, còn phần trong có các lớp bìa với hình dạng tổ ong phủ quanh chai mật, nhằm nhấn mạnh độ nguyên chất của sản phẩm.

Hộp đựng cá AYU Kimura, do agency Masahiro Minami Design, Nhật Bản thiết kế

Ayu là một trong những loại cá nước ngọt đắt tiền và được ưa chuộng số một tại Nhật Bản.

Hộp đựng cá AYU Kimura được làm bằng thiếc. Trên nắp hộp là một lớp giấy in hình ảnh của các chú cá Ayu, trông lấp lánh như cá thật, gây sự thích thú cho người mua. Vỏ giấy vàng cẩn thận ôm sát thân hộp, với mặt sau là hình dáng chú cá được khoét một cách khéo léo để người dùng dễ chú ý đến hạn sử dụng. Bên trong hộp là một cây tăm để người mua thuận tiện thưởng thức món ăn ở bất kì đâu.

27016_ayu_1602783606                 

27016_ayu1_1602783628                 

Hộp đựng gạo Srisangdao Rice, một thiết kế sáng tạo từ agency Prompt Design Thái Lan

Srisangdao là một trong những thương hiệu gạo hữu cơ nổi tiếng của Thái Lan. Hộp đựng gạo của Srisangdao được làm bằng vỏ trấu, với điểm nhấn trên nắp hộp là hình hạt gạo in nổi. Bên cạnh đó còn có logo thương hiệu cùng các hoa văn chìm khác.

Đặc biệt hơn cả là hộp gạo có thể được tái sử dụng để làm hộp đựng khăn giấy. Thiết kế đa năng, thân thiện với môi trường này đã vượt xa các loại bao bì gạo thông thường khác.

27016_rice_1602783656                 

Bao bì sản phẩm chăm sóc da APEX của thuơng hiệu mỹ phẩm Nhật Bản POLA

Được biết, POLA là thương hiệu ứng dụng big data và AI vào việc chăm sóc da cho phái nữ. POLA phát triển hàng loạt sản phẩm riêng biệt dành cho từng loại da dựa trên dữ liệu cá nhân về da của mỗi người dùng. Kéo theo đó, thiết kế bao bì được “cá nhân hoá” với nhiều mẫu hoa văn độc đáo và màu sắc sống động. Trên vỏ bao bì kèm theo dòng số từ 4-5 chữ số. Trong đó, hai số đầu ký hiệu cho loại sản phẩm và dạng bào chế, 2-3 số cuối cùng mô tả tình trạng của da. Ký hiệu này giúp tư vấn viên bên thương hiệu dễ dàng theo dõi tiến độ điều trị cho khách hàng. Mặt khác, người dùng dễ phân biệt và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhu cầu.

Bản thiết kế máy chụp ảnh lấy liền Instax mini LiPlay của Fujifilm Corporation đã đạt giải Gold hai năm liên tiếp 2019 và 2020 tại Pentawards

Thân máy được phủ một lớp sơn lì cùng các hoa văn nổi khác nhau, mang lại dáng vẻ hiện đại cho máy ảnh.

27016_choiture_1602783551

Ông Adam Ryan – Head of Pentawards, nhận xét: “Các tác phẩm dự thi năm nay thể hiện tính sáng tạo mạnh mẽ nhất mà tôi từng thấy. Tôi rất vui khi là một thành viên của giải thưởng đầy cảm hứng và liên tục phá vỡ mọi giới hạn này. Điều đó cho thấy, sức mạnh của thiết kế là cần thiết hơn bao giờ hết trước những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt”.

Theo Thảo Nguyên / Brands Vietnam