Trào lưu phục cổ kết hợp yếu tố hiện đại

Sự hoài cổ, trớ trêu thay, đã không còn như xưa. Trước kia, việc hoài niệm về thập kỷ trước là một vòng lặp đều đặn có tính quy luật.

Vào những năm 1970, người ta sẽ hoài nhớ những năm 50, để rồi khi bước sang những năm 1980, người ta lại tìm về với Swinging Sixties – một cuộc cách mạng văn hóa của giới trẻ thập niên 60 ở Anh Quốc.

Thập niên 60 của phong trào Swinging là khoảng thời gian được xác định bởi năng lượng trẻ trung, chủ nghĩa khoái lạc, cách ăn mặc chiết trung và sự hiểu biết mới về London như một trung tâm văn hóa sống động. Thập niên 60 của phong trào Swinging là khoảng thời gian được xác định bởi năng lượng trẻ trung, chủ nghĩa khoái lạc, cách ăn mặc chiết trung và sự hiểu biết mới về London như một trung tâm văn hóa sống động.

Tuy nhiên, ngày nay, văn hóa kỹ thuật số với mọi thứ trong tầm tay đã đẩy việc phục cổ lên đến mức độ cao nhất.

Hiện tại, chúng ta dễ dàng nhìn thấy những nhà sáng tạo nội dung mang nhiều yếu tố trong quá khứ vào cùng một bức tranh tổng thể, tất cả đã thu hút được sự chú ý của thế hệ Z trong một khoảng thời gian ngắn.

Phong cách retro cổ điển đang “thống trị” làng thời trang thế giới dạo gần đây. Phong cách retro cổ điển đang “thống trị” làng thời trang thế giới dạo gần đây.

Điều này đặc biệt đúng trong âm nhạc của The Weeknd, John Mayer và Dua Lipa, “cứ như thể họ mang lại cho chúng ta những giai điệu mới, chưa từng có trước đây, nhưng bằng cách nào đó, chúng ta lại cảm thấy hoài niệm về nó.

Giai điệu quen thuộc với chúng ta, và chúng ta yêu thích sự quen thuộc ấy”. Vào năm 2022, ​​nét hoài cổ hiện đại này sẽ được lưu giữ nhiều hơn trong thế giới hình ảnh.

Đơn cử như bìa album “Future Nostalgia: Moonlight Edition” của Dua Lipa và đĩa đơn “Take my Breath” của The Weeknd.

Bìa album “Future Nostalgia: Moonlight Edition” của Dua Lipa. Bìa album “Future Nostalgia: Moonlight Edition” của Dua Lipa.

Sự bùng nổ của vũ trụ ảo

Công nghệ kỹ thuật số đang thay đổi nhanh như chớp, cả về mặt tốt lẫn xấu.

Trong suốt 20 năm qua, chúng ta đã chứng kiến cuộc cách mạng điện thoại thông minh, Web 2.0 và sự bùng nổ của mạng xã hội.

Mỗi lần như thế đều, nền móng xã hội đều có sự chuyển mình. Như chúng ta vẫn thường nói, cuộc nổi dậy kỹ thuật số đang sắp sửa xảy ra.

Tuy vũ trụ ảo vẫn chưa xuất hiện hoàn toàn nhưng những gã khổng lồ công nghệ trên thế giới đã quyết tâm biến nó thành hiện thực, thậm chí sức đẩy phía sau nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của giới trẻ.

Nghiên cứu về “State of Gen Z” chỉ ra có tới 95% Gen Z sở hữu điện thoại thông minh; 83% sở hữu máy tính xách tay; 78% sở hữu bảng điều khiển chơi game tiên tiến; 57% sở hữu máy tính để bàn.

Với điều kiện này, rõ ràng các thương hiệu hoàn toàn có cơ hội lớn để tiếp cận Gen Z trên môi trường trực tuyến. Với điều kiện này, rõ ràng các thương hiệu hoàn toàn có cơ hội lớn để tiếp cận Gen Z trên môi trường trực tuyến.

Ngoài ra, Gen Z cũng là thế hệ được tiếp xúc nhiều và bị thu hút mạnh mẽ bởi những ứng dụng các công nghệ hiện đại như: Thực tế ảo tăng cường (AR); Thực tế ảo (VR); Công nghệ Interactive,…

Báo cáo cho biết: “Khái niệm mà mọi người đang nói đến lúc này, Vũ trụ ảo (Metaverse), về cơ bản là một thế giới ảo 3D chứa đầy avatar của người thật.

Chúng ta có thể xem Metaverse là một thế giới kỹ thuật số hay còn gọi là “vũ trụ ảo” thậm chí là siêu ảo tồn tại song song với thế giới thực. Chúng ta có thể xem Metaverse là một thế giới kỹ thuật số hay còn gọi là “vũ trụ ảo” thậm chí là siêu ảo tồn tại song song với thế giới thực.

Mặc dù thuật ngữ này lần đầu xuất hiện vào năm 1992 trong cuốn tiểu thuyết “Snow Crash”, nhưng những cải tiến công nghệ gần đây như NFT, kính thông minh và thậm chí là các influencer ảo đã thúc đẩy cuộc đối thoại mới về Metaverse”.

Thật vậy, cách chúng ta nhìn nhận bản thân như một “con người” đang thay đổi trong thời đại ngày nay.

“Chúng tôi đã chứng kiến ​​sự thay đổi dần từ việc xuất hiện trên mạng với tư cách là chính mình sang một thực tế mới, nơi mọi người có thể xuất hiện dưới dạng hình đại diện”.

“Một ví dụ phổ biến cho điều này là việc sử dụng Memojis, nơi mọi người có thể “trở thành” cá mập, bò hoặc phiên bản hoạt hình của chính họ trong thế giới ảo”.

Màu xanh mòng két chiếm lĩnh xu hướng thiết kế

Nhìn chung, màu sắc là một điểm mấu chốt để kết nối với Gen Z, thế hệ trẻ có hưởng ứng rất mạnh mẽ những màu sắc tươi sáng, căng tràn nhựa sống.

Không chỉ thế, có thể bạn không để ý rằng một xu hướng màu sắc mới đang hiện diện.

Nằm giữa hai tông màu xanh biển và xanh lá cây, xanh mòng két (teal) thể hiện sự cân bằng cũng như tinh tế, thanh bình và tính linh hoạt. Nằm giữa hai tông màu xanh biển và xanh lá cây, xanh mòng két (teal) thể hiện sự cân bằng cũng như tinh tế, thanh bình và tính linh hoạt.

Những tháng gần đây, từ khóa tìm kiếm có liên quan đến màu xanh mòng két và xanh dương đã tăng đến 101% mà không hề có dấu hiệu dừng lại.

Màu xanh mòng két tạo nên một sự tương phản độ sáng tuyệt vời mà chúng ta nhìn thấy trong năm 2021, bao gồm cả những xu hướng thị giác như đèn hoàng hôn và hiệu ứng máy chiếu.

Màu sắc này cũng gợi liên tưởng đến thế giới kỹ thuật số, như Ma trận hoặc giao diện lỗi hệ thống.

Màu xanh mòng két dịu mắt nhưng vẫn mang trong mình một số đặc điểm của các sắc thái tươi sáng và vui nhộn phổ biến của năm 2021.

Vì vậy, khi xem xét các xu hướng thiết kế năm 2022, chắc chắn chúng ta sẽ thấy nhiều thương hiệu và người sáng tạo bị thu hút bởi màu xanh mòng két và các màu liền kề.

Tiếng nói của những cộng đồng nhỏ bé dần được tôn trọng

Nhiều năm gần đây, đa dạng xã hội vẫn chỉ là một câu nói suông. Kết cấu quyền lực vẫn còn tồn tại song song đó, những dân tộc thiểu số và những cộng đồng không đủ tính đại diện vẫn khó có được tiếng nói.

Ngày nay, tình trạng này cuối cùng cũng đã được cải thiện, thế hệ trẻ chính là tiên phong trong cuộc cách mạng xã hội này.

Gen Z là thế hệ “cởi mở” với nhau và giúp xã hội dần tháo gỡ mọi định kiến vốn đã không còn phù hợp. Gen Z là thế hệ “cởi mở” với nhau và giúp xã hội dần tháo gỡ mọi định kiến vốn đã không còn phù hợp.

Gen Z và Gen Y rất quan tâm đến tính toàn diện và tính đại diện trên khía cạnh truyền thông.

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy từ khóa tìm kiếm liên quan đến đa dạng giới tính đăng tăng đến 237%. Trong số đó, “cờ lục sắc” và “giới tính linh hoạt” là những cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất.

Với sự phổ biến ngày một lan rộng của giới tính linh hoạt, chúng ta có thể đoán rằng điều đó sẽ trở nên quan trọng hơn đối với những công việc sáng tạo.

Kỹ thuật số hữu cơ

Thế hệ Z lớn lên trong một thế giới mà các phương tiện truyền thông gần như số hóa hoàn toàn. Nhưng dù vậy, hoặc có thể nói là nhờ vậy, mọi người vẫn khao khát cái gì đó hệt như thế nhưng chân thực hơn.

Hãy thử nghĩ tới cảm giác hữu cơ của tài liệu in, giấy cũ hoặc một thước phim phục cổ. Kỹ thuật số hữu cơ là một khái niệm để mô phỏng lại những thứ này bằng công cụ kỹ thuật số.

Khi đã quá quen với sự phát triển khô khan của công nghệ, Gen Z tìm cách trở về với những món đồ chân thực nhất. Khi đã quá quen với sự phát triển khô khan của công nghệ, Gen Z tìm cách trở về với những món đồ chân thực nhất.

Ta thường có thể thấy được chúng trong công cụ của các phần mềm chỉnh ảnh hoặc thiết kế như chất giấy, hạt film, công cụ lan màu, cọ vẽ hay hiệu ứng túi bóng…

Số lượt tìm kiếm cụm từ “torn paper” (giấy rách) đã tăng 909% trong năm 2021, được những nhà sáng tạo nội dung đưa vào trong rất nhiều sản phẩm.

Cùng với đó, mức độ sử dụng của những phông chữ viết tay cũng tăng lên 270%. Tất cả những điều này cho thấy, những người sáng tạo nội dung mong muốn cảm giác chân thực và hữu hình, đồng thời mô phỏng lại thông qua truyền thông số hóa.

Gothic sẽ dẫn đầu xu hướng phông chữ năm 2022

Phông chữ là một trong những yếu tố hay để kết nối với thế hệ Z, bởi người trẻ thế hệ này rất hứng thú với các thể chữ.

Trên thực tế, họ thích những thể chữ trông lớn hơn, đậm hơn. Qua xu hướng phông chữ năm 2022, ta cũng có thể đưa ra dự đoán cụ thể.

Trong năm 2022, có thể chúng ta sẽ được nhìn thấy nhiều phông chữ hơn. Phông Sans serif và Serif đang có độ phổ biến luân phiên nhau, nhưng theo dự đoán, năm tới sẽ là năm của phông Serif, đặc biệt là phông Gothic.

Phông chữ Gothic, hay còn gọi là Blackletter được biết tới bởi chi tiết hoa mỹ. Thể chữ trang trí này bắt nguồn từ những bản thảo của nước Đức vào thời Trung Cổ và lại bắt đầu phổ biến trở lại.

Kiểu chữ này hầu hết được sử dụng vào mục đích trang tí, ví dụ như để tạo cảm giác cổ điển và cũ kỹ. Ngoài ra, phông chữ này còn có thể được dùng để tạo ra cảm giác dữ dội như trong dòng nhạc heavy metal. Kiểu chữ này hầu hết được sử dụng vào mục đích trang tí, ví dụ như để tạo cảm giác cổ điển và cũ kỹ. Ngoài ra, phông chữ này còn có thể được dùng để tạo ra cảm giác dữ dội như trong dòng nhạc heavy metal.

Với độ sử dụng ngày một tăng cao, ta có thể mong đợi được nhìn thấy nhiều thiết kế với phông chữ này hơn trong năm mới.

Tổng hợp, nguồn: ELLE, Advertising Vietnam