Từng khởi nghiệp và nhiều lần thất bại, ông Tùng vẫn tiếp tục “đặt cược” vào hành trình mới với Blockchain và NFT.
Trong bài trả lời phỏng vấn Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy, Phan Thanh Tùng, đồng sáng lập của Moon Knight Labs bày tỏ: "Trái ngọt” đầu tiên đến khi đơn vị do nhà sáng lập này dẫn dắt đã gọi vốn vòng Seed (hạt giống) thành công 2,4 triệu USD cho dự án Faraland mới đây.
Ông Phan Thanh Tùng và mối cơ duyên với Blockchain, game NFT
“Tôi biết đến Blockchain từ lúc còn sinh viên những năm 2011. Thời điểm đó công nghệ này còn mơ hồ và đại diện duy nhất là tiền mã hoá Bitcoin. Do chưa có nhiều thông tin, và tính ứng dụng của Blockchain cũng chưa cao nên tôi đã không nghiên cứu tiếp” ông chia sẻ.
Cho đến năm 2015, khi làn sóng tiền điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, ông quyết định trở lại với lĩnh vực này.
Theo như ông chia sẽ trong buổi phỏng vấn thì “ban đầu là vì mục đích kinh tế, sau đó nghiên cứu sâu hơn, tôi nhận ra tính ứng dụng của Blockchain, nó không đơn thuần chỉ xoay quanh tiền mã hoá. Là công nghệ dữ liệu, Blockchain đang chứng minh nó là một trong những trụ cột về công nghệ của tương lai.”
Từng nhiều lần thất bại nhưng ông vẫn quyết định thử sức một lần nữa với Moon Knight Labs và Faraland.
Từ khi thành lập Moon Knight Labs và Faraland thị trường Blockchain và NFT có bước thay đổi đáng kể
Theo nhà sáng lập của Moon Knight Labs thì” Có thể nói Blockchain ở Việt Nam sẽ phát triển theo cả độ rộng về lĩnh vực lẫn sâu về tính chất, sự tích hợp vào nền tảng lõi. Blockchain là công nghệ của tương lai và chúng ta đang ở gần tương lai đó hơn bao giờ hết.”
Lĩnh vực Blockchain ở Việt Nam còn rất non trẻ. Chúng ta có những kỹ sư hàng đầu nhưng lại thiếu định hướng và tư duy đúng đắn để phát triển.
Nhiều đơn vị ở Việt Nam dù tham gia và hoạt động trong lĩnh vực Blockchain từ lâu cũng chỉ mới đang nhìn nhận Blockchain như một phương tiện gọi vốn chứ không phải trên phương diện công nghệ.
Điều này vô hình trung tạo tâm lý sai lệch cho cả người làm Blockchain lẫn người dùng. Blockchain trong mắt nhiều người chỉ phục vụ khía cạnh tài chính, đầu tư, đầu cơ.
Tuy nhiên, điều đáng mừng nhất là hiện nhiều đơn vị đã nhìn ra giá trị của Blockchain để có định hướng đúng đắn hơn trong việc phát triển. Sự quan tâm của Chính phủ và các công ty công nghệ hàng đầu trong việc phát triển ứng dụng Blockchain đã giúp công nghệ này dần được công nhận.
Trong đó, Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel ứng dụng Blockchain vào quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân giúp lưu trữ lại toàn bộ lịch sử khám, chữa bệnh của người dân, Vietcombank ứng dụng Blockchain trên ngân hàng số.
Làm sao để start up yên tâm khởi nghiệp trên sân nhà?
Gần đây, nhiều công ty trong lĩnh vực Blockchain của Việt Nam gây tiếng vang trên thị trường quốc tế khiến giới quan sát cho rằng đây là lĩnh vực sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cạnh tranh bình đẳng với thế giới.
Việt Nam đang có quá nhiều điều kiện thuận lợi cho Blockchain phát triển từ cả khía cạnh con người lẫn cộng đồng. Những ý tưởng đột phá và chất lượng sản phẩm tốt đang khẳng định Việt Nam trên bản đồ công nghệ Blockchain quốc tế.
Chúng ta hoàn toàn có thể nhìn vào bức tranh lạc quan khi Blockchain trở nên gần gũi; rất nhiều vấn đề trong cuộc sống sẽ được công nghệ này giải quyết.
Đó cũng là điểm mấu chốt. Có thể nói Blockchain ở Việt Nam sẽ phát triển theo cả độ rộng về lĩnh vực lẫn sâu về tính chất, sự tích hợp vào nền tảng lõi. Blockchain là công nghệ của tương lai và chúng ta đang ở gần tương lai đó hơn bao giờ hết.
Việt Nam sẽ cần có những hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp Blockchain, NFT để họ có thể thực sự yên tâm phát triển ngay từ sân nhà hơn là phải ra nước ngoài để khởi nghiệp.
Liên quan vấn đề Blockchain, chúng ta cần tách bạch giữa vấn đề ứng dụng công nghệ Blockchain và tiền mã hoá. Blockchain là công nghệ dữ liệu nhưng tiền mã hoá chỉ là một ứng dụng của công nghệ này.
Việc đánh đồng khái niệm dẫn đến những sai lệch khi truyền thông đến người dùng cũng như ảnh hưởng không tốt tới việc ứng dụng nền tảng Blockchain.
Việt Nam chưa có hành lang pháp lý trong lĩnh vực Blockchain, tiền mã hoá, dẫn đến tất cả các dự án liên quan đến Blockchain đều lựa chọn đặt trụ sở tại các nước đã có nền tảng pháp lý rõ ràng hơn như Singapore, Malta.
Điều này gây chảy máu chất xám, thất thoát ngoại tệ, đồng thời tạo cơ hội cho những đối tượng lừa đảo lộng hành, trục lợi.
Cơ chế thử nghiệm “Sandbox” cần nhanh chóng được ứng dụng, một bộ quy tắc liên quan đến hoạt động gọi vốn thông qua tiền mã hoá và các sản phẩm liên quan như sàn giao dịch là cần thiết để lĩnh vực này phát triển và hạn chế lừa đảo, rủi ro cho người tham gia đầu tư.
Một dự án thành công hay thất bại thực tế đều xuất phát từ yếu tố con người
Con người là yếu tố then chốt trong mọi thứ. Một dự án thành công hay thất bại thực tế đều xuất phát từ yếu tố con người.
Vậy để phân biệt một dự án tốt hay lừa đảo, trước tiên chúng ta nhìn vào những người thực hiện dự án đó. Họ là ai, họ làm dự án với mục đích, lý tưởng gì. Họ có đủ năng lực để hiện thực hoá điều họ nói hay không.
Cách họ giao tiếp với cộng đồng họ tạo nên như thế nào. Liệu họ có “tâm” thật sự với dự án hay không.
Sau yếu tố con người, chúng ta sẽ nhìn vào dự án. Dự án đó phải thực tế, có đáp ứng nhu cầu bức thiết của người dùng hay không. Chúng ta cũng cần xem xét đến kế hoạch và lộ trình phát triển của dự án. Một dự án “thật” cần một kế hoạch chi tiết và chỉn chu hơn là một lộ trình mông lung.
Đáng chú ý, nhiều dự án được tô vẽ rất hoành tráng chỉ để gọi vốn. Họ đánh lừa được các nhà đầu tư và gọi được một số vốn khổng lồ. Nhưng năng lực thực thi của họ có đảm bảo được việc họ tiêu số tiền đó không.
Rất nhiều dự án đã thất bại nhanh chóng sau khi gọi được số vốn lớn chỉ vì người đứng đầu không biết tiêu tiền thế nào. Họ có thực sự cần nhiều vốn đến vậy để triển khai dự án không, đó cũng là điều chúng ta cần cân nhắc khi định đầu tư vào bất kì dự án nào.
Cơ hội và thách thức trong năm 2022
Trong thời gian tới, Blockchain chắc chắn sẽ được ứng dụng nhiều hơn ở mọi mặt trong đời sống và game NFT cũng không là ngoại lệ.
Nền móng của công nghệ là dữ liệu. Blockchain là công nghệ dữ liệu ưu việt nhất thời điểm hiện tại, tôi tin nó sẽ trở thành một cuộc cách mạng lớn trong 2022 cũng như tương lai.
“Người dùng” đã thay đổi. Khi người dùng có nhiều kiến thức hơn hiểu sâu về công nghệ hơn, họ đòi hỏi những sản phẩm chất lượng hơn, thực tế hơn. Đó chính là cơ hội cũng là thách thức. Tạo ra một sản phẩm hoạt động được đã không dễ, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, hợp “trend” lại càng khó hơn.
Ngoài ra, việc các ông lớn ngành công nghệ, game như Ubisoft, Konami tuyên bố gia nhập thị trường cũng là thách thức lớn với các doanh nghiệp Việt. Chúng ta có thể thấy sự cạnh tranh vô cùng gay gắt trong 2022, các startup không có nền tảng tốt chắc chắn sẽ thất bại.
“Vì là một thế giới mở được xây dựng nguyên bản từ nội dung đến code, nên tiềm năng mở rộng của Faraland gần như không giới hạn.
Năm 2022, bên cạnh tiếp tục mở rộng, hoàn thiện thế giới ảo với Faraland, công ty dự định cho ra mắt truyện tranh và bản tiểu thuyết riêng. Chúng tôi muốn biến Faraland trở thành một thương hiệu tương tự cách Marvel tạo dựng nên vũ trụ của mình.” ông Phan Thanh Tùng cho biết dự định trong năm 2022 của mình.
Nguồn: VnEconomy