Sam Walton là người sáng lập Walmart, ông sinh ra tại Kingfisher, Oklahoma, Hoa Kỳ, vào năm 1918, là một người dân bản xứ.

Ông đã dành 50 năm để xây dựng một cửa hàng tạp hóa nhỏ thành một đế chế kinh doanh hùng mạnh.

Năm 2002, nó vẫn được xếp hạng nhất trong "top 500 doanh nghiệp toàn cầu" của tạp chí Fortune, và gia tộc Walton, người điều hành Walmart đã đứng đầu thế giới với giá trị tài sản ròng hơn 70 tỷ đô la Mỹ.

Sam Walton - CEO Walmart. Sam Walton - CEO Walmart.

Vào năm 1992, khi trao tặng huân chương tự do của tổng thống Hoa Kỳ, tổng thống George W. Bush cũng đã từng nói: "Sam Walton là một người Mỹ chân chính, là hiện thân của tinh thần kinh doanh và là biểu tượng thu nhỏ của giấc mơ Mỹ".

Chính bằng trí óc phi thường và sự kiên trì của mình, một mô hình kinh doanh bất tử đã được sinh ra.

Ông đã tổng kết lại những nguyên tắc mà mình đã kiên trì tuân thủ để dẫn đến thành công như sau:

1. Yêu nghề

Sam Walton tin chắc rằng: "Nếu bạn yêu công việc của mình, bạn sẽ nỗ lực hết mình để làm nó tốt hơn mỗi ngày, và vì thế mà chẳng bao lâu sau mọi người xung quanh cũng sẽ cảm nhận được niềm đam mê đó từ bạn."

Hãy tìm hiểu mọi thứ về ngành nghề bạn lựa chọn và tìm đến những người hiểu biết rõ hơn bạn.

Các cửa hàng Walmart đã thống trị ngành bán lẻ trong nhiều năm nhưng bạn có biết ai đã khiến Walton quan tâm đến việc kinh doanh như vậy không? Đó chính là thợ cắt tóc của ông.

Những quy tắc đầu tiên mà Walton từng học về công việc bán lẻ đến từ thợ cắt tóc và những người anh em của ông, những người sau này đã phát triển cửa hàng tạp hóa của họ thành một chuỗi sáu mươi cửa hàng.

Walton cũng dành hầu hết các ngày chủ nhật của mình tại nhà của người quản lý để tìm hiểu công việc kinh doanh và nói chuyện về bán lẻ.

Ngay cả khi sau đó, ông rời JCPenney và chuyển đến Arkansas, ông đã phải tìm một người có kinh nghiệm để học hỏi.

Vì thế ông đã dành thời gian nghỉ trưa tại cửa hàng của đối thủ cạnh tranh và sao chép các phương pháp hay nhất của họ.

"Hãy cam kết với công việc kinh doanh của mình. Hãy tin vào nó hơn bất kỳ ai khác ". - Sam Walton nói.

2. Tất cả đồng nghiệp/nhân viên đều là đối tác

Và vì là đối tác nên chúng ta phải chia sẻ lợi nhuận cùng nhau. 

Chỉ khi cùng coi nhau như đối tác, thì tất cả mới có thể cùng tạo ra những thành tích ngoài sức tưởng tượng.

Hãy luôn xem nhân viên/ đồng nghiệp của mình là đối tác. Hãy luôn xem nhân viên/ đồng nghiệp của mình là đối tác.

3. Tạo động lực cho đối tác/nhân viên của bạn

Nếu chỉ có tiền và cổ phần thôi là chưa đủ.

Hãy nghĩ ra những cách mới và thú vị hơn để tạo nên hứng thú cho đối tác bạn mỗi ngày.

Ví dụ: đặt mục tiêu cao, khuyến khích cạnh tranh; cho các giám đốc hoán đổi công việc với nhau để duy trì tính khiêu chiến; để mọi người đoán bước tiếp theo trong kế hoạch của bạn là gì, nhưng đừng quá dễ.

Hãy luôn tạo động lực cho nhân viên của bạn. Hãy luôn tạo động lực cho nhân viên của bạn.

Nên nhớ rằng việc xác nhận công trạng và vị thế của nhân viên mới là yếu tố kích thích thực sự có thể gia tăng thành quả làm việc.

Chẳng hạn, với một nhân viên bán hàng xuất sắc, việc nhận được quà thưởng chẳng khác gì một khoản tiền hoa hồng được cấp trên sẻ chia, nhưng một lời khen từ cấp trên và sự tán thưởng từ mọi người chung quanh, cả đồng nghiệp lẫn khách hàng, sẽ hoàn toàn khác.

4. Giao tiếp trung thực

Hãy nói chuyện với đối tác của bạn càng nhiều càng tốt, họ càng biết nhiều, sẽ càng hiểu nhiều và sẽ quan tâm đến công việc hơn.

Thông tin là sức mạnh, và khi bạn trao sức mạnh đó cho những người bạn đồng hành thì lợi ích bạn nhận được sẽ luôn luôn vượt xa rủi ro rò rỉ thông tin cho đối thủ cạnh tranh.

5. Biết ơn tất cả những gì đồng nghiệp/nhân viên bạn làm cho công ty

Chi phiếu hoặc cổ phiếu có lẽ cũng là những thứ có thể mua lòng trung thành.

Nhưng sẽ không gì có thể thay thế được một lời cảm ơn chân thành vào đúng lúc, tuy chúng không tốn một xu nhưng lại rất quý giá.

Một nhân viên luôn có trách nhiệm hoàn thành công việc hay một nhân viên luôn nỗ lực hết mình trong công việc đều đáng được công ty ghi nhận và khen thưởng.

Nếu bạn đang có những người nhân viên như vậy thì bên cạnh việc khen thưởng họ, hãy dành cho họ những lời cảm ơn chân thành nhất vì những nỗ lực và cống hiến của họ.

Hãy gửi lời biết ơn đến với nhân viên của mình. Hãy gửi lời biết ơn đến với nhân viên của mình.

6. Khi thành công thì nên ăn mừng, khi thất bại cũng đừng quá thoái chí

Nếu bạn bị thất bại thảm hại, bạn cũng có thể "lên đồ" và hát một bài ca hạnh phúc, loại năng lượng tích cực này sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh và giúp nâng cao sĩ khí cho tất cả.

Nguyên tắc này quan trọng hơn bạn nghĩ, vì khi thất bại mà bạn vẫn vui vẻ và vực dậy được tinh thần thì sẽ khiến đối thủ của bạn bối rối ngay.

7. Lắng nghe ý kiến của mọi nhân viên trong công ty

Nhân viên mới là những người biết rõ nhất tình hình thực tế.

Cho nên, bạn phải cố gắng lắng nghe và tìm hiểu mọi ý kiến của họ.

Để có thể quản lý tổ chức của bạn một cách tối ưu hóa và truyền cảm hứng cho các nhân viên thường xuyên đóng góp ý kiến mang tính xây dựng, bạn phải lắng nghe tất cả những gì họ nói với bạn.

Khi được lắng nghe và tôn trọng ý kiến, nhân viên thường có xu hướng ủng hộ quyết định cuối cùng của cấp trên dù không đồng nhất với ý kiến ban đầu của họ.

Nếu không biết lắng nghe, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều ý kiến hay và dễ dẫn đến việc đưa ra quyết định cực đoan.

Hãy luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên. Hãy luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên.

8. Làm tốt hơn sự mong đợi của khách hàng

Khách hàng mong muốn 5 thì doanh nghiệp của bạn phải mang lại cho khách hàng 10.

Nếu bạn làm vậy, họ sẽ trở thành khách hàng quen thuộc của bạn.

Nếu phạm sai lầm hãy chủ động chịu trách nhiệm, xin lỗi chân thành và không bao biện.

Hãy nhớ, khách hàng luôn luôn đúng.

9. Tiết kiệm từng đồng cho khách hàng, điều này có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh mới cho bạn

Nếu hiệu quả hoạt động cao, thì dù có phạm nhiều sai lầm thì bạn vẫn có thể sửa chữa tất cả mà không khiến cho doanh nghiệp bị tổn thất gì.

Nhưng nếu hiệu quả hoạt động thấp, thì bạn chỉ có thể như pháo hoa, bừng sáng một lần rồi lụi tàn mãi mãi.

Vì thế hãy cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất có thể, tạo ra chút lợi thế cho bản thân.

null

Sam Walton đã xây dựng một triết lý rằng mỗi xu tiết kiệm được cho mình là một xu tiết kiệm cho khách hàng.

Điều đó thể hiện trong phương châm nổi tiếng của Walmart: "Tiết kiệm tiền. Sống tốt hơn".

"Mỗi khi Walmart lãng phí một USD, ví khách hàng cũng sẽ hao đi một ít. Tiết kiệm cho khách hàng một USD tức là chúng tôi đã đi trước đối thủ thêm một bước "- Sam Walton nói.

10. Đi ngược dòng, đột phá và đừng mãi đi theo lối mòn

Nếu mọi người đều đi theo con đường cũ mà bạn lại chọn một con đường khác, thì bạn sẽ có một cơ hội đạt được thành tựu lớn hơn những gì đã từng được ghi chép trong lịch sử.

Nói thì dễ, nhưng để kiên trì tuân thủ những nguyên tắc trên trong suốt cả cuộc đời mới khó.

Sự kiên trì đối với những nguyên tắc của Walmart chính là điều mà nhiều doanh nghiệp nước ta còn thiếu.

Chính tinh thần nhất quán này mới là điều cần thiết nhất để kinh doanh.

Tổng hợp, nguồn: CafeBiz, Báo Người Đồng Hành