Đây là những nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “CVII 2021: Tác động của Covid-19, Insurtech, thị trường và chính sách” do Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) phối hợp cùng Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh (Bảo Minh) tổ chức ngày 13/4 vừa qua.

Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt năm 2020

Theo Thạc sĩ Ngô Trung Dũng - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, thị trường bảo hiểm Việt Nam nhìn chung vẫn tăng trưởng không ngừng và ở mức khá cao so với khu vực và thế giới. 

Thạc sĩ Ngô Trung Dũng - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Thạc sĩ Ngô Trung Dũng - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 186.221 tỷ đồng (tăng 16,5%), trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ đạt 55.664 tỷ đồng (tăng 5,3%), bảo hiểm nhân thọ đạt 130.557 tỷ đồng (tăng 22%); tổng mức chi trả quản lý bảo hiểm đạt 47.039 tỷ đồng; đầu tư trở lại nền kinh tế 434.379 tỷ đồng (tăng 21%)…

“Đây được xem là thị trường khá sôi động góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng dương của nước ta trong năm 2020” – ông Dũng cho biết.

Công nghệ chi phối ngành bảo hiểm

Theo tiến sĩ Đinh Thị Thu Hồng - Trưởng Khoa Tài chính Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến là động lực chính tạo nên sự thay đổi trong lĩnh vực tài chính - bảo hiểm trên toàn cầu, và Việt Nam không phải ngoại lệ.

Sự đa dạng của các công nghệ mới dẫn đến các mô hình kinh doanh sáng tạo, các ứng dụng, quy trình hoặc sản phẩm mới làm chuyển đổi mạnh mẽ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Trước những thách thức và động lực từ Covid-19, quá trình chuyển đổi số trong tất cả các ngành bao gồm cả ngành bảo hiểm được thúc đẩy nhanh chóng, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đổi mới và chuyển đổi kênh phân phối.

Tiến sĩ Đinh Thị Thu Hồng - Trưởng Khoa Tài chính Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tiến sĩ Đinh Thị Thu Hồng - Trưởng Khoa Tài chính Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Dự đoán xu thế thị trường bảo hiểm

Insurtech

Tiến sĩ Đinh Thị Thu Hồng cho rằng mục tiêu chính từ năm 2021 về sau là nhận diện các ứng dụng Insurtech (công nghệ bảo hiểm) và tác động của nó đến việc hình thành các mô hình kinh doanh mới, dịch vụ mới.

Các startup Insurtech bắt đầu trở nên thịnh hành trong một thập kỷ qua, ra đời với mục tiêu gắn liền với tất cả các khâu của chuỗi giá trị bảo hiểm từ tiếp thị, phân phối, định giá rủi ro, cấp đơn và thậm chí là giải quyết khiếu nại.

Vấn đề pháp lý

Cũng theo bà Hồng, cần đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến thị trường bảo hiểm. Tiếp đó là nhận diện và đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm thế giới và Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra dự báo các xu hướng phát triển mới trong bối cảnh chuyển đổi số và Covid-19.

Đặc biệt, cần phải xem xét các vấn đề đặt ra đối với chính sách, pháp luật và điều hành của cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nói chung và với các định chế bảo hiểm nói riêng.

Bancassurance

Theo ông Dũng, “miếng bánh” thị trường bảo hiểm tương lai đang phụ thuộc rất lớn vào các dịch vụ ngân hàng như Bancassurance và các đại lý bảo hiểm. 

Bancassurance (Bank - Assurance) là “phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng”. Bancassurance (Bank - Assurance) là “phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng”.

Có thể hiểu Bancassurance là “phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng”. Trong thời gian gần đây, bancassurance trở thành xu hướng vì tính tiện lợi, nhanh chóng và sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng .

Khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng và mua bảo hiểm tại đây, khách hàng sẽ được đảm bảo rủi ro trong cuộc sống sau này, còn ngân hàng sẽ an tâm hơn vì khách hàng của mình có sự chuẩn bị và kế hoạch tài chính vững vàng trong tương lai.

Cá nhân hóa và số hóa

Các sản phẩm bảo hiểm cần trở nên đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm khác nhau của mọi tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, cần áp dụng công nghệ hiện đại trong mọi hoạt động, lĩnh vực của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo điều kiện tối đa cho khách hàng tham gia bảo hiểm.

Theo ông Dũng, xu thế thị trường dự báo sẽ xuất hiện các sản phẩm bảo hiểm hoàn toàn mới, sản phẩm bảo hiểm đơn giản, thân thiện, sản phẩm bảo hiểm cá thể hóa, sản phẩm bảo hiểm tích cực, sản phẩm bảo hiểm với quyền lợi bảo hiểm là dịch vụ và bảo hiểm chỉ số.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, xu thế cũng cần phải thay đổi và rút gọn một số công đoạn trong quy trình cung cấp sản phẩm bảo hiểm, rút ngắn thời gian xử lý các bước trong quy trình.

Tổng hợp