Câu chuyện bancassurance đã trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết ở kỳ đại hội đồng cổ đông năm 2021.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã mở màn bằng nhiều chủ đề nổi cộm.

Trong đó, cổ đông BIDV đặc biệt quan tâm tới kế hoạch bancassurance. Cho tới đầu năm 2021, trong khi BIDV khá im ắng thì nhiều ngân hàng như Vietcombank, ACB, VIB, Techcombank, TPBank... đã ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền với các công ty bảo hiểm. 

Chia sẻ với cổ đông, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch BIDV, cho biết, BIDV tham gia cả mảng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Với mảng bảo hiểm phi nhân thọ, Ngân hàng đang có sự tham gia của cổ đông lớn từ một tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới.

Vietcombank có hợp đồng lớn với FWD trong mảng bancassurance. Vietcombank có hợp đồng lớn với FWD trong mảng bancassurance.

Còn ở mảng bảo hiểm nhân thọ, 2 công ty bảo hiểm của BIDV là Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) và BIDV MetLife đều đang cho doanh số khả quan. “BIDV đang triển khai dịch vụ bán chéo sản phẩm rất tốt và sử dụng các kênh là thế mạnh của nhau”, ông Tú cho biết. 

Năm qua, bancassurance đã mang lại nguồn thu lớn, giúp các ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng.

Chẳng hạn, nhờ khoản phân bổ lợi nhuận từ phí trả trước tương đương 8.500 tỉ đồng cho hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền 15 năm với Sun Life, ACB có thể ghi nhận lợi nhuận khoảng 570 tỉ đồng mỗi năm.

Tương tự, mức phí trả trước cho hợp đồng độc quyền phân phối bảo hiểm giữa Vietcombank và FWD Việt Nam là 9.200 tỉ đồng, TPBank - Sun Life là 1.800 tỉ đồng, VIB - Prudential là 750 tỉ đồng...

Tại Đại hội cổ đông của Ngân hàng VIB, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đặng Khắc Vỹ cho biết, bảo hiểm bancassurance là một trong những hoạt động chủ lực và VIB xác định tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu thị trường về doanh số bancassurance cũng như dẫn đầu năng suất bán hàng trên một chi nhánh.

Thống kê của BVSC cho thấy, trong top 5 nhà phân phối bancassurance ở Việt Nam năm 2019, VIB dẫn đầu, chiếm 14,3%. Kế đó là MB (10,9%), Techcombank (9,1%), Sacombank (7,8%) và ACB (6,1%). 

Theo báo cáo, ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh với tỉ lệ 1,6 % (so với tổng GDP cả nước) trong khi gánh nặng chi phí y tế phát sinh ngoài dự tính đã chạm mốc. Theo báo cáo, ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh với tỉ lệ 1,6 % (so với tổng GDP cả nước) trong khi gánh nặng chi phí y tế phát sinh ngoài dự tính đã chạm mốc.

MSB tuy không có tên trong top 5 nhưng theo xác nhận của Tổng Giám đốc Nguyễn Hoàng Linh, doanh số bán bảo hiểm của MSB luôn nằm trong top 10 của thị trường bancassurance.

Năm 2021, Ngân hàng đã gia hạn hợp đồng bán bancassurance với Prudential, đối tác của MSB từ năm 2013. Với thỏa thuận mới, phạm vi phân phối bảo hiểm của Prudential ở MSB sẽ mở rộng ra miền Bắc và Prudential Việt Nam cũng đã trở thành đối tác duy nhất của MSB trên toàn quốc.

Dự kiến hoạt động này sẽ tạo nguồn thu lãi tăng trưởng đều 30% cho MSB qua các năm. Tính đến cuối năm 2020, MSB có hơn 2,3 triệu khách hàng bán lẻ và 57.000 khách hàng doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hoàng Linh, tổng giám đốc MSB cho biết: "Doanh thu thuần từ bảo hiểm nhân thọ năm 2020 của MSB tăng trưởng hơn 2 lần so với năm 2019 và ngân hàng hài lòng với sự hợp tác với Prudential." Ông Nguyễn Hoàng Linh, tổng giám đốc MSB cho biết: "Doanh thu thuần từ bảo hiểm nhân thọ năm 2020 của MSB tăng trưởng hơn 2 lần so với năm 2019 và ngân hàng hài lòng với sự hợp tác với Prudential."

“Doanh thu thuần từ bảo hiểm nhân thọ năm 2020 của MSB tăng hơn 2 lần so với năm 2019 và Ngân hàng hài lòng với sự hợp tác cùng Prudential”, ông Linh cho biết. Thực tế, các thương vụ bancassurance đã làm phình to hầu bao của nhiều ngân hàng.

Ngoài những khoản phí lót tay lên đến hàng ngàn tỉ đồng, mỗi năm các ngân hàng còn có thể ghi nhận thêm những lợi ích từ phí hoa hồng bảo hiểm. Đây là động lực để các ngân hàng tích cực chạy đua bắt tay hợp tác độc quyền với các công ty bảo hiểm lớn.

Ngân hàng nào sở hữu dữ liệu lớn, tệp khách hàng dày, hệ sinh thái rộng và chiến lược cởi mở thì càng sáng giá. 

Hiện tại, những gương mặt mới tham gia ký hợp đồng độc quyền bancassurance như HDBank, VietinBank... đều lên kế hoạch chinh phục thị trường này.

HDBank đề ra mục tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm năm đầu đạt 1.200 tỉ đồng năm 2021 và sẽ lọt vào top 3 về doanh số bán bảo hiểm năm 2023. VietinBank dự kiến năm 2021 sẽ ghi nhận 1/5 phí trả trước từ hợp đồng độc quyền bancassurance ký với Manulife. Trong 5 năm tới, thu nhập từ bancassurance của VietinBank dự báo sẽ tăng 30-50%.

SSI Research ước tính, thu nhập từ lãi (NII) năm 2021 của các ngân hàng sẽ tăng 16% so với cùng kỳ.

Trong đó, mức tăng cao nhất thuộc về bancassurance, tăng 60%. Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, phí bancassurance sẽ còn tiếp tục tăng nhờ xu hướng gia tăng tỉ lệ người tham gia bảo hiểm và tỉ trọng kênh bancassurance trong tổng thu nhập phí bảo hiểm tăng dần. 

Kênh bancassurance đã đóng góp 16,4% vào tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2019, tăng mạnh so với mức 5,9% của năm 2016. Dù vậy, các chuyên gia cũng lưu ý, một khi phát triển quá nhanh quá mạnh, bancassurance có thể sẽ khó duy trì đà tăng trưởng cao và cạn dần dư địa thuận lợi.

Để chạy đua thu hút khách hàng và tăng doanh thu bảo hiểm, một số ngân hàng có thể miễn giảm phí bảo hiểm năm đầu cho khách hàng, hoặc “ép buộc” khách hàng mua bảo hiểm khi cấp tín dụng. 

Lãnh đạo ngành bảo hiểm cho rằng, phải đợi thêm thời gian để hoạt động bancasurance đi vào thực chất hơn.

Trong đó, VDSC kỳ vọng, Vietcombank, sau 1 năm hợp tác độc quyền với FWD Việt Nam sẽ ghi nhận đóng góp rõ hơn từ phân phối bảo hiểm và nhờ uy tín, quy mô khách hàng của đôi bên, Vietcombank có thể vươn lên thành ngân hàng phân phối bancassurance đứng đầu cả nước.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Mở thẻ Sacombank Vietnam Airlines tích điểm trên mọi dặm bay TẠI ĐÂY.