Nghệ thuật luôn hiện hữu xung quanh chúng ta, và là bản ghi chú văn hóa và lịch sử
Nếu lấy một nghĩa rộng về nghệ thuật, thì những tác phẩm nghệ thuật đã tồn tại từ thuở khai sinh loài người: từ nghệ thuật thời tiền sử cho đến nghệ thuật đương đại.
Nghệ thuật, dưới hình thức là một ngôn ngữ phổ quát, là sự thể hiện bản chất con người sâu sắc nhất.
Nghệ thuật luôn là phương tiện để theo dõi các sự kiện hàng ngày, có vai trò giống như một cuốn nhật ký bằng hình ảnh.
Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một cửa sổ nhỏ vào lối sống của con người từ các thời kỳ khác nhau trong lịch sử.
Chúng ta có thể theo dõi các xu hướng văn hóa hiện tại của mình và học hỏi từ những thách thức xã hội trong quá khứ.
Trước cả khi loài người được hình thành, nghệ thuật vốn dĩ đã tồn tại và chính tự nhiên đã mang đến thế giới này hình thức nghệ thuật đầu tiên.
Vẻ đẹp của thiên nhiên, với màu sắc rực rỡ, hoàng hôn tráng lệ và âm thanh huyền diệu, là những gì đã kích hoạt khía cạnh sáng tạo, nghệ thuật của con người.
Và kể từ lúc thế giới loài người hình thành, nghệ thuật bắt đầu song hành cùng con người trong cuộc sống cho đến tận bây giờ.
Nghệ thuật – Cuộc sống không thể tách rời
Giống như ngôn ngữ và tiếng cười, nghệ thuật là một hành vi tự nhiên, cơ bản và sáng tạo nghệ thuật là một hành vi nguyên thủy.
Nghệ thuật tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta và rất khó để định lượng mức độ ảnh hưởng của nó.
Phải công nhận một điều nền văn minh của chúng ta dựa trên sự sáng tạo.
Bất cứ thứ gì do con người tạo dựng đều là sự sáng tạo nghệ thuật, dựa trên trí tưởng tượng của con người.
Và qua thời gian, con người cùng với tư duy sáng tạo đã đưa nghệ thuật phát triển rộng mở, từ đó hình thành nên âm nhạc, các công trình kiến trúc, sự ra đời của hội họa, sách vở,…
Chúng ta cần nghệ thuật vì nó khiến chúng ta trở thành con người hoàn chỉnh, nó cho con người sức mạnh để nhào nặn và định hình cuộc sống.
Nghệ thuật chạm đến những khía cạnh sâu sắc nhất của con người và cho phép chúng ta thể hiện những khía cạnh đó.
Nó kết nối chúng ta với những suy nghĩ, cảm xúc, nhận thức cũng như thực tế và trải nghiệm bên ngoài của chúng ta.
Nghệ thuật khẳng định với ta rằng, mọi cuộc đời tốt đẹp đều đong đầy những lo lắng, đớn đau, cô đơn và phiền muộn bên trong ấy. Và nỗi buồn của ta luôn được đồng cảm bởi những tác giả.
Vậy đâu là ranh giới giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật?
Trái tim sẽ cho chúng ta câu trả lời. Có thể những gì bạn xem là nghệ thuật không khớp với những gì người khác nhìn thấy – nhưng chẳng ai đúng ai sai cả.
Chìa khóa để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật là sự kết hợp của hai yếu tố: sáng tạo và tác động cảm xúc.
Nghệ thuật không phải là mảnh đất tiềm năng của trí não, của những phân tích lạnh lùng, rạch ròi đòi hỏi sự chính xác.
Mỗi con người lại có những trải nghiệm khác nhau, tâm hồn của họ vì thế cũng dành cho những khía cạnh cảm xúc khác nhau, và việc thưởng thức nghệ thuật trở nên thật đa dạng muôn màu muôn vẻ.
Đó cũng chính là vẻ đẹp của nghệ thuật, luôn luôn bí ẩn, mới lạ, đầy thách thức. Và chẳng phải vẻ bí hiểm và phi lý là một phần tất yếu của cuộc sống sao?
Cyril Kongo – Nghệ thuật không có giới hạn
Bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng và sự tác động tác động của cảm xúc.
Nghệ thuật dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng là tinh hoa văn hóa văn minh của nhân loại và đại diện cho thời đại, nên theo thời gian, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ cao…
Tư duy của con người là một dòng chảy không bao giờ cạn kiệt, tư duy của nghệ sĩ cũng vậy, nó luôn đồng hành và vượt lên trước cả xu hướng hiện tại.
Vì thế những sáng tạo của nghệ sĩ, có thể với hiện tại chưa được chấp nhận, nhưng cũng không có nghĩa là sáng tạo đó sẽ “chết”.
Mà nó sẽ được chính hiện thực cuộc sống, những nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của cộng đồng, và những tinh lọc của chính nghệ thuật mà sáng tạo đó tồn tại, phát triển, trở thành xu hướng…
Nghệ sĩ Graffiti Cyril Kongo chính là minh chứng thực tế việc “nghệ thuật không có giới hạn”.
Vì vậy, ông luôn muốn mang đến những năng lượng tích cực nhất với tư cách là một nghệ sĩ.
Đồng thời chứng minh thứ nghệ thuật mà ông theo đuổi – “graffiti” xứng đáng được công nhận không kém gì các loại hình nghệ thuật khác.
Đạt được mục tiêu đưa những tác phẩm Graffiti của mình vào các phòng trưng bày tranh lớn trên thế giới.
Không ngừng đổi mới và cập nhật xu thế để đưa thế giới nghệ thuật của mình chạm đến những vũ trụ xa hơn.
Kongo còn đưa cả nghệ thuật lên bầu trời thông qua màn hợp tác cùng hãng máy bay Airbus.
Xem tranh của Kongo không chỉ là để hướng đến những năng lượng tích cực, mà còn là để học hỏi thêm triết lý và những kiến thức mới.
Hom Nguyen – Đến với nghệ thuật không bao giờ là muộn màng
Claude Monet chỉ bắt đầu vẽ tranh từ những năm 30 tuổi, nhưng chỉ đến năm 40 tuổi.
Hầu hết các bức tranh nổi tiếng mà ai cũng biết đến của Monet đều được thực hiện vào những năm 50-60 tuổi của ông và ông đã trở thành một nghệ sĩ thành công trong những năm cuối đời.
Nghệ thuật vốn dĩ đã luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người, và mỗi chúng ta đều mang những khả năng sáng tạo nghệ thuật tiềm ẩn nhất định.
Nghệ sĩ Hom Nguyen, cũng giống như Claude Monet, đều đến với con đường hội họa ở độ tuổi trung niên, nhưng điều đó vô tình lại hóa thành bàn đạp mạnh mẽ, thúc đẩy khả năng sáng tạo cảm thụ của Hom.
Cuộc sống khó khăn ngay từ thuở bé đã hướng Hom dấn thân vào con đường mưu sinh kiếm sống, đặt nó lên trên tất thảy những điều mình mong muốn.
Quá đau buồn khi mẹ mất, Hom Nguyen quyết định thu mình trong xưởng và bắt đầu làm việc mình yêu thích nhất: vẽ.
Ở độ tuổi 40, Hom Nguyen đã chính thức trở về với bản ngã nghệ thuật trong tâm hồn mình, tự tạo nên phong cách vẽ chân dung tự do, gồm hàng trăm đường nét đan xen, không đầu không cuối.
Khởi đầu là một cậu bé đánh giày vô danh trên đường phố Paris, Hom Nguyen giờ đây đã trở thành nghệ sĩ được thế giới ngưỡng mộ.
Đích thân cựu tổng thống Pháp 2016 Francois Hollande ngợi khen, các tạp chí và tổ chức hàng đầu như Vouge, UN mời Hom hợp tác và các tác phẩm của ông được trưng bày tại các thánh đường nghệ thuật của Pháp.
Nơi đây là một điểm hội tụ những tinh hoa nghệ thuật nói chung và trường phái đương đại nói riêng, từ khắp nơi trên thế giới.
Với nguyện vọng được đóng vai trò là một cầu nối giữa những điều đẹp đẽ mà nghệ thuật mang lại có thể gần hơn đến công chúng.
Theo Doanh Nhân Plus