Phúc lợi động vật là gì mà các doanh nghiệp hiện nay dần chú trọng đến vấn đề này
Khách hàng văn minh ngày nay đòi hỏi sản phẩm họ tiêu thụ không những ngon mà phải truy xuất được nguồn gốc rõ ràng để biết được rằng đó là sản phẩm từ những hệ thống sản xuất văn minh, có đạo đức, con vật không bị đối xử tàn nhẫn.
Phúc lợi động vật hay quyền lợi động vật (Animal Welfare) là một thuật ngữ đảm bảo trạng thái tốt (Well-Being) về thể chất và tinh thần của con vật.
Đó còn là việc đối xử tốt với động vật để con vật có trạng thái tốt, tránh những đau đớn không đáng có cho dù con vật đó là vật nuôi làm thực phẩm, công cụ sản xuất, thú cưng, hay động vật hoang dã bị nuôi nhốt hay kể cả việc giết mổ.
Thuật ngữ phúc lợi động vật cũng có nghĩa là mối quan tâm của con người đối với quyền động vật hoặc về đạo đức đối xử với động vật và các quyền động vật.
Chúng được đo bằng thái độ đối với việc sử dụng động vật.
Năm 1992, Hội đồng Phúc lợi Động vật Nông nghiệp Anh (United Kingdom Farm Animal Welfare Council) đã đề xuất một khung đánh giá "5 tự do (5 không)" bao hàm các khía cạnh chính liên quan phúc lợi động vật, bao gồm 5 tiêu chí:
Không bị đói khát; Không bị khó chịu cả về thể chất và tinh thần; Không bị đau đớn, thương tật, bệnh tật; Không bị sợ hãi và lo lắng; Tự do thể hiện các hành vi bản năng.
Kể từ thời điểm đó, cùng với yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường, phúc lợi động vật đã trở thành một trụ cột hình thành nên hệ thống chăn nuôi bền vững, góp phần mở ra một chương phát triển an toàn và nhân đạo hơn của ngành nông nghiệp hiện đại.
Trong những chuyển biến quan trọng của ngành nông nghiệp nói chung (trong đó có chăn nuôi) - đơn cử như giai đoạn hồi phục hậu đại dịch đang diễn ra, phúc lợi động vật thậm chí còn đóng vai trò như một trợ lực tái tạo môi trường cạnh tranh và thúc đẩy sự hồi phục của cả thị trường.
Chuyển biến tích cực của phúc lợi động vật tại thị trường Việt Nam
Tại Việt Nam, ngành nông nghiệp - trong đó chăn nuôi được xem là một mũi nhọn, được xác định là động lực chính thúc đẩy quá trình phục hồi sau đại dịch.
Số liệu từ Oxford Economics cho thấy vào năm 2019, 27,5 triệu người thuộc lực lượng lao động của Việt Nam đã tham gia vào lĩnh vực nông sản.
Ngành công nghiệp này đã đóng góp hơn một phần tư GDP của đất nước, tổng cộng là 86,4 tỷ đô la Mỹ và mang lại nguồn thu thuế đáng kể.
Việt Nam hiện đang đẩy nhanh các kế hoạch hiện có trong chương trình nghị sự Nông nghiệp Thông minh và Nông nghiệp 4.0 nhằm xây dựng một ngành nông nghiệp xanh hơn, bền vững hơn.
Những xu hướng toàn cầu đã cho thấy sự thật rằng hiện nay từ người tiêu dùng đến chính phủ và các cơ quan quản lý ngày càng đồng ý rằng lợi nhuận không được đánh đổi bằng môi trường.
Về nguyên lý chung, "người tiêu dùng quyết định toàn bộ hoạt động của một chuỗi ngành hàng" vì họ là người duy nhất trả tiền cho toàn bộ ngành hàng đó.
Khách hàng văn minh ngày nay yêu cầu những sản phẩm tiêu thụ về cả mặt chất lượng và đạo đức, loại hàng đó liệu có nguồn gốc rõ ràng để biết được rằng đó là sản phẩm từ những hệ thống sản xuất văn minh, loài vật ấy có được đối xử nhân đạo hay không.
Nói cách khác, muốn bán được sản phẩm chăn nuôi cho những thị trường này (thường với giá cao) thì tạo được niềm tin với người tiêu dùng vào điều kiện phúc lợi động vật tốt của hệ thống sản xuất.
Đó là một áp lực lớn đòi hỏi người chăn nuôi phải đảm bảo phúc lợi cho vật nuôi nếu muốn phát triển chăn nuôi bền vững.
Chính vì vậy, quyền lợi động vật cũng đang nhận được lực kéo mạnh mẽ hơn, với việc người tiêu dùng đòi hỏi sự minh bạch hơn về cách thức thực phẩm của họ đến bàn ăn.
Trong khi đó, các chính phủ, bao gồm cả Việt Nam, cũng đang tiến hành tăng cường các quy định nhằm cải thiện phúc lợi động vật giữa các ngành.
Với trọng tâm là nâng cao năng suất thông qua công nghệ, cần phải quan tâm đến việc đảm bảo quyền lợi của động vật không bị bỏ qua khi hướng tới một ngành nông nghiệp tiên tiến và hiệu quả.
Để thực sự thúc đẩy sự phục hồi bền vững cho ngành nông sản của Việt Nam, phúc lợi động vật phải đóng một vai trò quan trọng.
Phúc lợi động vật là một trong những mảng hoạt động thuộc CSR của doanh nghiệp
CSR (Corporate social responsibility) là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, vừa được được coi là cam kết của một DN đối với nhiều cộng đồng, vừa là tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh.
CSR giúp người lao động nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời cũng đóng góp vào sự phát triển bền vững về kinh tế.
Đọc thêm: Doanh nghiệp dẫn đầu "xanh hoá" các hoạt động CSR.
Nói một cách đơn giản, CSR là một hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp vừa tạo ra các giá trị về mặt hình ảnh thương hiệu, vừa tạo ra giá trị chung giúp ích cho cộng đồng.
Lý do đằng sau sự hiệu quả của mô hình CSR chính là tâm lý và nhu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh đang dâng cao của hầu hết người tiêu dùng hiện đại.
Phúc lợi động vật cũng đang dần trở nên phổ biến hơn với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở Việt Nam vì khía cạnh nhân đạo cho động vật này trước kia khá xa lạ với văn hóa châu Á nói chung.
Phúc lợi động vật không chỉ là tạo ra môi trường sản xuất nhân đạo hơn cho các mặt hàng khai thác từ động vật, mà nó còn có nhiều giá trị khác nhau trong khuôn khổ hoạt động của mô hình kinh doanh CSR.
Có thể nói, phúc lợi động vật hiện nay đã trở thành “key” quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
1. Phúc lợi động vật giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng
Tăng doanh thu xuất khẩu là một trụ cột chính trong các mục tiêu tăng trưởng GDP đầy tham vọng của Việt Nam cho năm 2022 và ngành nông nghiệp được xác định sẽ đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy tăng trưởng này.
Cải thiện phúc lợi động vật có thể giúp mở ra những cánh cửa hỗ trợ xuất khẩu nông sản.
Hiện nay các chuỗi cửa hàng tiện lợi như 7-Eleven, Walmart đều đã và đang duy trì những quy định về nhà cung ứng sản phẩm, đảm bảo các nhà cung ứng này phải đáp ứng quy tắc về phúc lợi động vật thì mới nhận sản phẩm về bán.
Để duy trì khả năng cạnh tranh và nâng cao giá trị của mình trên thị trường xuất khẩu, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải cố gắng đạt được các chứng chỉ về phúc lợi động vật xuất sắc.
Phúc lợi động vật đảm bảo sẽ là một sự đảm bảo cho việc lưu thông sản phẩm cho các nhà cung ứng.
Điều này không chỉ quan trọng để đáp ứng các yêu cầu tiếp cận thị trường và quy định, mà còn nói lên nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với động vật được nuôi có trách nhiệm.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy đằng sau chất lượng và an toàn thực phẩm, quyền lợi và sự thoải mái của động vật là mối quan tâm ngày càng tăng đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Trước thực trạng này, phúc lợi động vật cũng đồng thời trở thành một "điểm chạm" để các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế tiếp cận và giới thiệu các giải pháp tiên tiến hơn đến thị trường Việt Nam.
Ông Kevin Ryan, Giám đốc khu vực ASEAN của Tổ chức chính phủ Enterprise Ireland cho biết:
"Ireland được coi là trung tâm toàn cầu về đổi mới nông nghiệp, phát triển các giải pháp giúp chống lại những thách thức khó khăn nhất của ngành nông nghiệp.
Vì lý do này, các khu vực phát triển năng động như Việt Nam với chúng tôi vừa là cơ hội, vừa là một sứ mệnh theo đúng tinh thần đổi mới nông nghiệp từ những ngày đầu.
Hiện Enterprise Ireland đang hợp tác chặt chẽ với các công ty nông nghiệp hàng đầu, chẳng hạn như EASYFIT để thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc hơn với các trang trại địa phương ở Việt Nam và thúc đẩy nhận thức về quyền lợi động vật hỗ trợ chương trình nghị sự toàn cầu về đạo đức và tính bền vững trong chăn nuôi".
2. Động vật khỏe mạnh có thể đóng góp vào lợi nhuận lành mạnh
Nói một cách đơn giản, khoản đầu tư vào động vật khỏe mạnh sẽ được đền đáp xứng đáng.
Các nghiên cứu được thực hiện bởi Novus International cho thấy rằng thực hiện các bước để cải thiện sự thoải mái của bò thông qua các biện pháp điều trị nhẹ nhàng và điều chỉnh điều kiện sống của chúng có thể tăng sản lượng sữa ít nhất 3,5 và nhiều nhất là 13%.
Trong thời gian một năm, điều này có thể tăng lên đến hơn 880 lít sản lượng sữa bổ sung cho mỗi con bò có thể đạt được mà không làm tăng đáng kể chi phí cho người chăn nuôi.
Là một trong mười nhà sản xuất thịt lợn hàng đầu thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể hưởng lợi từ việc áp dụng các biện pháp cải thiện phúc lợi cho lợn.
Những cải tiến mới trong ngành cung cấp một loạt các công cụ để cải thiện sức khỏe, bao gồm đồ chơi bồi bổ cho phép động vật tái tạo hành vi tự nhiên của chúng trong môi trường nông trại, cung cấp sự kích thích có thể giảm căng thẳng và giảm thiểu sự hung dữ để đảm bảo động vật linh hoạt hơn, ít bị bệnh tật và yêu cầu ít sự can thiệp của thú y.
Quan hệ đối tác giữa các nhà sản xuất địa phương và các công ty nông nghiệp quốc tế cung cấp một lộ trình có giá trị để đẩy nhanh những thay đổi này.
Bằng cách đảm bảo những tiến bộ trong công nghệ canh tác tiếp tục ưu tiên sự thoải mái của vật nuôi, ngành nông nghiệp của Việt Nam không chỉ có thể theo đuổi các mục tiêu kinh tế và đạt được giá trị cho người nông dân mà còn có thể làm như vậy mà không phải hy sinh tính bền vững hoặc phúc lợi động vật.
Đánh giá chung về tính phúc lợi động vật tại thị trường Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp dường như đã dần chú trọng hơn về việc tìm kiếm và xây dựng chuỗi cung ứng, quy trình sản xuất đảm bảo tính nhân đạo với động vật nhưng số lượng là chưa nhiều.
Với xu hướng CSR càng lúc càng thịnh hành, đi kèm theo đó là tâm lý mua hàng của người tiêu dùng cũng đã trở nên văn minh, khắt khe hơn với các tiêu chí bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật, các doanh nghiệp cần chú ý bổ sung thêm yếu tố phúc lợi động vật để bắt kịp làn sóng CSR.