CSR (Corporate Social Responsibility) là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Thuật ngữ này được coi là cam kết của một DN đối với nhiều cộng đồng, là tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh.
Nói một cách đơn giản, CSR là một hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp vừa tạo ra các giá trị về mặt hình ảnh thương hiệu, vừa tạo ra giá trị chung giúp ích cho cộng đồng.
Ông Hermawan Kartalaya–Đồng sáng lập Liên đoàn Marketing Châu Á (Asia Marketing Federation) chia sẻ các giai đoạn phát triển của CSR:
CSR 1.0–Từ thiện
Thông thường các doanh nghiệp thường lựa chọn từ thiện và trao đi một khoảng tiền, vật chất cho cộng đồng nghèo và yếu thế trong xã hội.
Điển hình như tập đoàn Vingroup, mỗi năm doanh nghiệp đều trao hàng nghìn suất quà Tết đến tay các đồng bào nghèo.
Các hoạt động này diễn ra ngắn hạn và không quan tâm đến tác động của hành vi trao tặng này đến cộng đồng tiếp nhận.
CSR 2.0–Tạo ra trải nghiệm
Doanh nghiệp có thể tổ chức một ngày hội trong thành phố hoặc vùng đất nào đó.
Các trải nghiệm được thiết kế để mang niềm vui cho bên tham gia.
Điển hình như Công ty Emic Travel phối hợp với Sea’Lavie Boutique Resort và nhóm cộng đồng khác tổ chức các tour trải nghiệm hướng đến sinh thái và kinh tế tuần hoàn tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Tuy nhiên, những tác động này vẫn chỉ dừng lại ở mục tiêu ngắn hạn.
CSR 3.0–Thúc đẩy sự gắn kết
Doanh nghiệp thực hiện những buổi tập huấn kỹ năng, chuyên môn tương ứng với năng lực cốt lõi của doanh nghiệp cho một cộng đồng nhất định.
Từ đó, doanh nghiệp tạo dựng gắn kết dài hạn nhằm hỗ trợ cộng đồng tự phát triển trong tương lai.
CSR 4.0–Hướng đến trao quyền
Doanh nghiệp tạo ra một hệ sinh thái giúp cộng đồng có thể chủ động phát triển.
Công ty tham gia vào các hoạt động gắn kết, phát triển năng lực cho một cộng đồng nhất định.
Có thể thấy, giá trị cao nhất của CSR mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho xã hội chính là trao quyền cho con người.
Doanh nghiệp giúp người tiêu dùng tương tác và trở thành một phần của các câu chuyện ý nghĩa.
Cocoon là một trong những thương hiệu thể hiện điều này rõ ràng trong những năm gần đây.
Định vụ của thương hiệu là nhãn hàng mỹ phẩm thuần chay tại Việt Nam.
Cocoon đã tích cực cho ra mắt các dòng sản phẩm làm đẹp thuần chay.
Song song với đó là những chương trình hoạt động hướng đến bảo vệ động vật.
Cocoon kết hợp với Tổ chức động vật Châu Á nhằm "Chung tay bảo vệ loài gấu"
Chiến dịch "Chung tay bảo vệ loài gấu" là chiến dịch bảo vệ động vật của Cocoon, kết hợp cùng Tổ chức động vật Châu Á (AAF).
Mỗi Phiên bản giới hạn Cà phê Đắk Lắk làm sạch da chết cơ thể COCOON x AAF được bán ra.
Cocoon sẽ ủng hộ 10.000đ vào quỹ của tổ chức Động Vật Châu Á tại Việt Nam.
Hành động này nhằm góp phần cải thiện đời sống và phúc lợi cho những cá thể gấu đang được nuôi dưỡng tại trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam.
Đây là dự án vô cùng ý nghĩa và đánh dấu sự kiện Cocoon trở thành thương hiệu tiên phong trong các hoạt động bảo vệ động vật và môi trường tại Việt Nam.
Ngoài dự án “Chung tay bảo vệ loài gấu”, Cocoon tiếp tục hợp tác với AAF để chuyển đổi từ mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi tại Đắk Lắk.
Mỹ phẩm thuần chay Cocoon và Tổ chức Động Vật Châu Á AAF đã tiến hành lễ ký kết đồng hành “Chung tay chấm dứt cưỡi voi & phát triển du lịch thân thiện cùng voi tại Đắk Lắk”
Đại diện Cocoon chia sẻ:
Sau chương trình “Chung tay bảo vệ loài gấu” vào cuối năm 2021.
Chúng tôi nhận ra, tất cả chúng ta hoàn toàn có những cách thức phù hợp để tạo nên những giá trị thiết thực cho động vật khi chúng ta thật sự hướng đến.
Tháng 11/2022, hai bên đã chính thức cho ra mắt phiên bản giới hạn của các sản phẩm làm sạch da chết từ cà phê Đắk Lắk.
Với mỗi sản phẩm được bán ra, Cocoon sẽ trích 10.000 đồng để ủng hộ để ủng hộ vào quỹ của AAF nhằm mục đích gia tăng phúc lợi cho voi tại Vườn Quốc Gia Yok Don.
Đại diện Cocoon bày tỏ:
Chúng tôi hiểu rằng, “ngôi nhà” hạnh phúc của loài voi chính là rừng xanh chứ không phải những khu du lịch.
Thời gian tuyệt đẹp nhất của chúng chính là lang thang kiếm ăn, vui chơi, tắm bùn, giao lưu cùng đồng loại… chứ không phải chở khách.
Sau một tháng phát động, chương trình đã nhanh chóng nhận được sự đón nhận và lan tỏa của rất nhiều người bạn trẻ.
Đọc thêm:
- Doanh nghiệp đổi mới: Điểm danh các doanh nghiệp đưa phúc lợi động vật vào hoạt động CSR.
Bên cạnh đó, các thương hiệu lớn như Toyota, Google hay Coca-Cola cũng “góp mặt” trong chiến dịch CSR.
Toyota đã hợp tác cùng Công ty Đầu tư Truyền thông Quảng cáo GroupM và Công ty Công nghệ SeenThis nhằm cắt giảm lượng khí thải quảng cáo kỹ thuật số.
Ngoài ra, vào năm 2018, Google đã giành điểm CSR cao nhất do các trung tâm dữ liệu của Google sử dụng ít năng lượng hơn 50% so với các trung tâm khác trên thế giới.
Coca-Cola cũng đang tích cực xây dựng giá trị bền vững trong mô hình kinh doanh CSR.
Các lĩnh vực chính mà thương hiệu này hướng đến là khí hậu, đóng gói và nông nghiệp cùng với quản lý nước và chất lượng sản phẩm.
Đọc thêm: Khi các nhãn hàng lớn tiên phong thực hiện chiến dịch CSR bảo vệ môi trường.
Lời kết
Các hành động hướng đến môi trường và phúc lợi động vật đã và đang thể hiện rõ định hướng phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp luôn gắn lợi ích kinh tế song hành với sự bền vững của hệ sinh thái tự nhiên.