Không gian mở là thuật ngữ trong ngành kiến trúc, là một trong những phong cách đặc trưng được ứng dụng trong thiết kế nội thất. Khái niệm này chỉ những không gian có sự kết nối giữa các khu vực trong một công trình với nhau, các không gian được thiết kế và thi công nội thất hướng ra bên ngoài, tối ưu sự hòa hợp với thiên nhiên.
Đặc trưng trong phong cách thiết kế của không gian mở chính là yếu tố thiên nhiên hòa quyện trong từng đường nét. Phong cách thiết kế này là quá trình mang các yếu tố tự nhiên vào trong không gian thiết kế một cách hoàn hảo nhất.
Đây là xu hướng thiết kế nội thất hiện đại thường được các gia đình lựa chọn trong thiết kế nhà ở.
Bằng việc sử dụng chất liệu tự nhiên như ánh sáng, và việc tận dụng các cửa sổ hoặc nhà kính. Thiết kế của không gian mở sẽ tạo ra được một môi trường sống lành mạnh và, hòa mình cùng thiên nhiên, mang đến cho người sử dụng những trải nghiệm mới mẻ, xả stress sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Không dừng lại ở nhà ở, sự hài hòa giữa sắc màu, ánh sáng, nghệ thuật sắp xếp,.. xu hướng không gian mở cũng dần được ứng dụng ở thiết kế văn phòng làm việc, nhà tắm,....
Không gian mở ứng dụng trong nhà bếp
Ngày nay, tủ bếp không còn là nơi đơn thuần chỉ để nấu nướng như theo cách nghĩ của thế hệ ngày xưa nữa. Giờ đây, nhà bếp chiếm một vị trí quan trọng trong thiết kế không gian tối ưu cho ngôi nhà của gia chủ.
Ngoài chức năng nấu nướng, làm ra những món ăn ngon cho gia đình, người thân, bạn bè, tủ bếp còn là nơi tạo ra sự hứng khởi, thoải mái, thể hiện niềm đam mê ẩm thực của người nội trợ khi vào bếp.
Bởi vì nhà bếp là hơi thở của ngôi nhà, nên thay vì bố trí không gian biệt lập, các kiến trúc sư thường nối nhà bếp với phòng khách hoặc phòng ăn vì nó không đòi hỏi quá nhiều không gian, người nội trợ có thể vừa nấu ăn vừa trò chuyện với người thân hoặc tham gia vào các hoạt động khác trong nhà.
Trong một gác xép tại Đan Mạch, gia chủ đã chọn một góc nhỏ làm nhà bếp. Khu bếp này có không gian mở và được bó gọn lại bởi những bức vách bằng gỗ. Tại đây có đầy đủ dụng cụ cho các nhu cầu cơ bản như một chiếc bồn rửa nhỏ, bếp điện âm dưới mặt sàn, khung treo các vật dụng nấu bếp…
Nhà bếp mang phong cách công nghiệp hiện đại. Tất cả đều được phủ thép không gỉ mang đến vẻ độc đáo cho căn hộ. Khu bếp chính gồm không gian lưu trữ, các ngăn tủ kệ bằng inox, bồn rửa, bếp... Để tránh cảm giác nặng nề cho nhà bếp, các thiết bị điện gia dụng được đặt âm tường và nó cũng tạo nên ranh giới với các phòng khác.
Không gian mở ứng dụng trong phòng tắm
Ngoài nhà bếp, phòng tắm cũng là một trong những không gian chức năng của ngôi nhà, là nơi thư giãn, gột rửa những lo âu bề bộn sau một ngày dài lao động. Do đó biến phòng tắm thành một không gian mở, gần gũi với thiên nhiên và môi trường tự nhiên là xu hướng thiết kế sang trọng, hiện đại được nhiều người lựa chọn.
Phòng tắm giờ đây được kết nối linh hoạt với phòng ngủ hoặc các không gian khác trong nhà.
Theo quan niệm cũ, phòng tắm là "công trình phụ". Hoạt động tắm rửa (cùng các hoạt động vệ sinh khác) mang yếu tố sức khỏe hoặc sinh lý nhiều hơn là tâm lý nên phòng tắm (và phòng vệ sinh) thường bị đẩy ra chỗ xa nhất, xấu nhất, tối nhất và thường được xây khép kín.
Tuy nhiên, nhận thức trên giờ đây có phần thay đổi. Ngày nay, phòng tắm còn là nơi thư giãn tinh thần nên bắt đầu có sự ưu ái về diện tích, vị trí; được đầu tư thiết kế, trang bị tiện dụng hơn và thậm chí được khoe ra một cách tinh tế.
Việc "mở" phòng tắm cũng là giải pháp kiến trúc - nội thất trong nhiều trường hợp.
Ví dụ khi phòng tắm liền kề phòng ngủ nhưng không thoáng, sáng nên sử dụng vách kính là một giải pháp chiếu sáng xuyên phòng. Hoặc nếu phòng ngủ không lớn, "mở" phòng tắm giúp làm rộng tầm nhìn, tạo cảm giác diện tích to hơn thực tế.
Bên cạnh phòng tắm "mở" vào trong là phòng tắm "mở" ra ngoài.
Thiết kế này tạo ra nhiều khoảng trống, tầm nhìn hướng ngoại và được mở rộng (bằng cửa sổ lớn, vách kính, hoặc bỏ trống hoàn toàn) để tận hưởng không gian, thiên nhiên.
Thậm chí, các phòng tắm còn có thể được trang bị hệ thống thiết bị tắm thư giãn (như bồn tắm, bồn sục...) nên được nghiên cứu tính toán "mở" ra ngoài để tạo cảm giác thoải mái, sảng khoái.
Không gian ''mở'' ứng dụng cho văn phòng
Mở rộng phạm vi ra khỏi không gian nhà ở, xu hướng thiết kế không gian mở còn len lỏi vào môi trường làm việc.
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc đầu tư vào văn phòng và không gian làm việc đã và đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.
Ở các công ty công nghệ, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các tập đoàn như Google, Facebook, Apple Inc, Microsoft… chính là những bài học thực tế mà các doanh nghiệp Việt Nam luôn “khao khát” được sở hữu.
Đón đầu xu hướng trải nghiệm không gian ''mở" còn rất màu mỡ tại thị trường Việt Nam, Propzy - Nền tảng BĐS THẬT đã chính thức ra mắt Propzy Hub được phát triển dựa trên nguyên tắc nguyên tắc 3C: Comfort (Sự tiện nghi), Collaborative (Sự hợp tác), Creative (Sáng tạo).
Việc ''mở" văn phòng của Propzy được thể hiện ở các khía cạnh: mở thêm chức năng của không gian làm việc, tức không chỉ là không gian để nhân viên chỉ biết vùi đầu vào máy tính mà còn là nơi để giao lưu, kết nối, thư giãn, giải trí dành cho nhu cầu đa dạng của mỗi cá nhân; xóa bỏ ''ngăn cách'' giữa các ''hộp'' từ đó rút gần khoảng cách kết nối giữa các con người, bộ phận, nhân viên với các cấp lãnh đạo.
Với không gian mở, hạn chế tối đa các vách ngăn, cùng những tiện nghi chuẩn cho dân startup công nghệ, văn phòng mới không chỉ rộng rãi, nhân viên có không gian làm việc thoải mái mà còn mang đến nhiều cảm hứng cho nhân viên sản xuất các ý tưởng khác biệt, và chăm sóc sức khỏe tinh thần nhân viên.
Propzy Hub còn có khu vực khán đài với sức chứa 100 - 120 người.
Đây là không gian tuyệt vời để nội bộ nhà Propzy có thể chủ động và thỏa sức sáng tạo, lên ý tưởng tổ chức các chương trình sự kiện hoạt động giải trí, vui chơi dành cho nhân viên, không ngừng nâng cao việc kết nối và gắn kết nhân sự, thúc đẩy môi trường làm việc.
Đặc biệt hơn không gian của Propzy Hub còn có quầy bar, khu tập gym, yoga, nhà ăn rộng để phục vụ 24/24 cho nhân sự làm việc tại đây Propzy Hub. Đây chính là sự ''đầu tư xa xỉ" cho xu hướng văn phòng ''mở".
Bởi điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo công ty tới đời sống nhân viên mà còn biến môi trường công sở thành nơi tích hợp đa chức năng, vừa làm, vừa chơi, vừa thu giãn, giải trí.
John Lê (Nhà sáng lập và CEO Propzy) cho biết, anh đề cao tính minh bạch khi thiết kế văn phòng “mở”. Để đáp ứng sự sáng tạo và dòng suy nghĩ có thể “tuôn trào” bất cứ đâu, dọc các lối đi được thiết kế phần bảng trắng và bút lông để ai cũng có thể ghi lại ý tưởng của mình ngay lập tức.
Không gian ''mở" sẽ tạo ra những nguồn cảm hứng để kích hoạt những tư duy ''mở'', là điểm bắt đầu cho những đổi mới, sáng tạo. Xu hướng này hẳn sẽ được tiếp tục được đón nhận đặc biệt là các thế hệ tiếp nối tương lai.
Xem thêm bài viết liên quan về văn phòng mở, xem tại đây:
Sau Dreamplex, nest by AIA tới Propzy Hub xu hướng văn phòng ''mở'' ngày càng mở
Văn Phát - Trends Việt Nam