Thoạt nhìn thì có vẻ nền kinh tế sáng tạo chuẩn bị đi vào giai đoạn bão hòa và không phát triển thêm được nữa, nhưng thực tế lại đang chứng minh điều ngược lại.

Dù được thúc đẩy bởi hơn 50 triệu người, thị trường tỷ đô này vẫn đang cất giấu nhiều điều sâu xa hơn là các nền tảng kiếm tiền và hoàn toàn có thể tạo ra thêm thu nhập cho phần lớn người tham gia.

Sân chơi hiện tại cho các nhà sáng tạo vẫn chưa công bằng bằng và những câu chuyện thành công hoàn toàn có thể được nhân rộng hơn nữa. 

Điều này chủ yếu đến từ việc các cấp độ của nền kinh tế mới này thường ít được để ý đến. Vậy hầu hết mọi người đang bỏ lỡ điều gì?

Những ai đang đánh đồng tất cả những người sáng tạo nội dung là như nhau có khả năng sẽ bỏ lỡ một giai đoạn đầy triển vọng đang đến:

Sự ra đời của những công cụ giúp các ngôi sao có thể xây dựng hẳn doanh nghiệp riêng, cải thiện chất lượng nội dung và cung cấp các giá trị riêng biệt để giải quyết những khó khăn.

Do vậy, để có thể nâng tầm những người hoạt động trong ngành này, các nhà phát triển công cụ nên xem xét cấp độ của người sáng tạo dưới một góc nhìn khác.

Tính đến thời điểm hiện tại, có những cấp độ không hề được công nghệ hỗ trợ.

Sự cần thiết của các công cụ phù hợp hơn cho người sáng tạo

null

Vào những năm 2000, khi thời kỳ Web 2.0 của mạng xã hội bắt đầu cũng là lúc nhiều người biến sở thích thành nghề nghiệp.

Trong khoảng thời gian này, nhiếp ảnh gia nghiệp dư sử dụng Instagram để bước chân vào thế giới chuyên nghiệp, YouTube giúp những người đam mê luyện tập trở thành influencer về thể hình và Soundcloud là bệ phóng cho các nghệ sĩ từ nghiệp dư thành người đứng đầu các bảng xếp hạng âm nhạc.

Tuy nhiên, với mỗi câu chuyện thành công là hàng chục người chỉ đơn thuần là có sở thích mới hay thậm chí thất bại thảm hại khi cố gắng kiếm sống bằng nghề này và đây cũng là ví dụ rất cụ thể cho “quy tắc 1%”.

Tất nhiên, điều này là bình thường đối với những ngành có tỉ lệ cạnh tranh cao, nhưng qua đó các doanh nghiệp cũng cần suy nghĩ lại xem mình đang phục vụ đối tượng nào.

Liệu họ có tạo điều kiện cho 99% theo đuổi giấc mơ thời thơ ấu? Liệu họ có đang giúp 1% xây dựng nên một doanh nghiệp mạnh mẽ hơn? 

Hay họ đang hoạt động để 0.1% hay thậm chí là 0.01% có thể gia tăng khối lượng tài sản? Mỗi nhóm đối tượng lại gặp những vấn đề riêng và thường sẽ là bị bỏ qua do thị trường không đủ lớn.

Nói đi thì cũng phải nói lại, việc giải quyết những khó khăn riêng biệt đó hoàn toàn có thể sinh lời nếu nền tảng của người sáng tạo phục vụ những khán giả phù hợp.

Mỗi cấp độ của người sáng tạo lại mang một nền kinh tế riêng

null

Cấp độ 1: Những người làm nội dung cho vui để thỏa mãn sở thích.

null

Với những công cụ hiện đại ngày nay, việc trở thành người sáng tạo nội dung là một điều khá dễ.

Ví dụ như nếu muốn làm podcast thì có ứng dụng Descript để chỉnh sửa và Anchor để phát hành hoặc Splice giúp cho bất cứ ai cũng có thể thành nhạc sĩ.  

Vì lẽ đó, càng ngày sẽ càng có nhiều người làm nội dung theo sở thích.

Khó khăn của cấp độ này là việc thiếu thời gian hoặc kinh phí để bắt đầu kinh doanh hoặc không biết cách làm phân phối, marketing.

Thông thường, nhóm người này gặp khó khăn trong việc sản xuất ra những nội dung chất lượng hoặc mang giá trị thật sự. 

Hiển nhiên là sẽ chỉ có số ít thực sự đủ khả năng để kiếm sống từ việc này.

Cấp độ 2: Những người kiếm ra tiền từ công việc sáng tạo của họ.

Có rất câu chuyện thành công của những người này, họ bắt đầu từ việc làm nội dung vì sở thích và sau đó bỏ việc để theo đuổi con đường sáng tạo nội dung.

Những người này chắc chắn đã tiến xa hơn nhóm ở cấp độ 1 ở khoản có thu nhập ổn định, nhưng vẫn sẽ còn đâu đó những điểm chung.

null

Điểm khó khăn ở đây thường là sự thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh, do đó làm thời gian dành cho vào việc sáng tạo bị giảm đi. 

Đồng thời, họ cũng không có đủ nguồn lực cần thiết để làm marketing cho sản phẩm của mình.

Cấp độ 3: Những ngôi sao có thể kiếm về hợp đồng với đối tác bên ngoài để gia tăng phạm vi tiếp cận.

Đối với nhóm người ở cấp độ này, thách thức lớn nhất là việc duy trì độ nổi tiếng và sự phù hợp.

Cũng đã có nhiều trường hợp mà ngôi sao mất đi cơ hội làm ăn hay thậm chí là thu nhập vì nhãn hàng mình hợp tác rơi vào khủng hoảng.

null

Ở một mức độ cao hơn, khó khăn của cấp độ 3 sẽ là việc làm thế nào để tận dụng một nhãn hàng cho việc kinh doanh của bản thân.

Cấp độ 4: Những doanh nhân với thương hiệu không chỉ phát triển mà sống lâu hơn cả chính những người tạo ra nó.

null

Một vài ví dụ cụ thể cho nhóm người này là Rihanna với thương hiệu Fenty và Goop của siêu sao Gwyneth Paltrow. 

Beyonce từng nói “Cháu chắt của tôi khi sinh ra thì đã giàu sẵn rồi” và câu này cũng là minh chứng rất cụ thể cho cấp độ 4.

Tất nhiên, đây là cấp độ khó đạt được nhất.

Những điều cần lưu ý

Nếu nhìn vào hệ thống phân cấp này, một điều mọi người hay nhầm lẫn là cấp độ trên luôn thành công hơn cấp độ dưới, nhưng thực tế thì không hẳn như vậy vì định nghĩa thành công và thu nhập của mỗi người sẽ khác nhau.

Có nhiều nghệ sĩ độc lập kiếm được nhiều tiền hơn cả những người đã ký hợp đồng với các hãng thu âm hay các diễn viên hài có thu nhập rất cao mà không cần trở thành đối tác của bất kỳ bên nào.

null

Sự khác biệt giữa 2 cấp độ ngoài việc tương quan với các kiểu thành công riêng biệt thì còn phụ thuộc vào giá trị của người sáng tạo.

Sẽ có người muốn trở thành ngôi sao kể cả khi họ chưa kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống nhờ công việc sáng tạo toàn thời gian. 

Trong khi đó, có người chỉ muốn giữ được sự ổn định trong thu nhập, cuộc sống.

Cơ hội trong nền kinh tế sáng tạo đang dần rộng mở hơn

Những người đang đặt nền móng cho nền kinh tế sáng tạo cần xác định xem nhóm đối tượng nào của họ đang được đầu tư quá mức cần thiết và liệu mình có bỏ rơi ai đó tiềm năng không.

Bất cứ nền tảng cho người sáng tạo nào đang đạt thành công đều hiểu rõ về người dùng của mình và tập trung vào giải quyết những khó khăn cho họ, ví dụ như Facebook, Youtube hoặc Instagram.

null

Mục tiêu của họ là những người muốn chuyển từ cấp độ 1 sang 2 và điều này cũng dễ hiểu khi nhóm đối tượng này sẽ ngày càng lớn dần theo sự phát triển của công nghệ. 

Quan trọng hơn là, cách hoạt động của mạng xã hội cực kì phù hợp với hướng đi này.

Tuy nhiên, các cấp độ khác cũng có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết, đặc biệt là các lĩnh vực vượt ra ngoài tiêu chuẩn của “công cụ dành cho người sáng tạo”.

Khi những người sáng tạo tiến lên một cấp độ mới, họ cần phải lo nhiều thứ hơn như kinh doanh, nhân sự, v.v. 

Các công cụ và nền tảng công nghệ có thể giúp xóa bỏ những vấn đề này.

Hiện tại, việc chuyển từ cấp độ 2 lên 3 hoặc 4 dựa rất nhiều vào các gói dịch vụ riêng biệt với chi phí cực cao và đây là lúc công nghệ vào cuộc.

Hiện nay, tại Việt Nam, hầu hết các công ty chỉ có dịch vụ booking KOL còn việc quản lý KOL về mọi mặt như hoạt động, quan hệ đối tác và các thứ khác vẫn rất hiếm. 

Thậm chí, việc phát triển hẳn một nền tảng SaaS là chưa có.

Ở nước ngoài, hiện có rất nhiều công cụ công nghệ đang giúp giải quyết khía cạnh kinh doanh của nền kinh tế sáng tạo. 

Tất nhiên là các nhà sáng tạo nội dung vẫn cần biết cách làm sao để duy trì sự bền vững nhưng vấn đề này lại yêu cầu kĩ năng khác hoàn toàn so với việc làm nội dung.

null

Hàng tỷ đô-la đang được đổ vào nền kinh tế sáng tạo và thị trường này chắc chắn vẫn còn đất để phát triển. 

Có rất nhiều người đang phát triển trong việc làm nội dung theo sở thích nhưng họ lại thiếu đi khả năng làm marketing.

Điều đáng buồn là các công cụ đang chưa bắt kịp được so với đà phát triển của nền kinh tế sáng tạo và những nhà sáng tạo nội dung cần nhiều giải pháp hơn cho vấn đề của họ.

Nếu Việt Nam có doanh nghiệp xây dựng được các nền tảng công nghệ thành công thì số lượng người làm công việc sáng tạo nội dung sẽ còn tăng thêm nữa.

Nhờ đó, yêu cầu về các giải pháp phù hợp cho từng nhu cầu khác nhau của kinh doanh cũng sẽ tăng lên. 

Công ty nào nắm bắt được xu thế, phát triển được công cụ để phục vụ một nhóm cụ thể những người sáng tạo nội dung sẽ có ưu thế rất lớn trong tương lai.

Việt Hiếu, tổng hợp và lược dịch từ Future