Sự “lười biếng” là một thói xấu nhưng cũng có thể là động lực cho tiến bộ xã hội. Bởi vì khi xã hội phát triển lại kéo theo lối sống thích hưởng thụ.
Đối với giới trẻ hiện đại, “lười biếng” không phải là lối sống “không làm mà muốn có ăn” mà là nhu cầu dựa trên tiến bộ kinh tế, công nghệ và phân công lao động xã hội.
Việc theo đuổi một cuộc sống hiệu quả, nhàn hạ và chất lượng tốt sẽ sinh ra một hình thái kinh tế mới, đó là kinh tế “thảnh thơi”.
Nền kinh tế này xuất phát từ sự lười biếng của con người và là “màn dạo đầu” cho việc nâng cấp các loại hình dịch vụ cá nhân.
“Ăn hàng” trực tuyến - Dịch vụ mua đồ ăn tiện lợi bùng nổ
Với sự phát triển của nền kinh tế “thảnh thơi”, hình thức tiêu dùng gia đình chủ yếu trở thành tiêu dùng cá nhân, số lượng người độc thân ở thành phố ngày càng tăng, lương thực cho một người trở nên phổ biến hơn.
Lối sống vội vã và tâm lý “ngại bếp núc” của giới trẻ ngày nay khiến cho nhu cầu đặt đồ ăn online ngày càng phổ biến.
Nền kinh tế “thảnh thơi” đã thúc đẩy sự phát triển của giao thức ăn và đại đa số người dùng sẽ đặt hàng thông qua các nền tảng giao thức ăn.
Theo các chuyên gia, lượng người tiêu dùng sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến đang tăng mạnh, dự kiến đạt 9,5 triệu người dùng trong năm 2020.
Bên cạnh đó, sự tiện lợi với chi phí tương đối rẻ và nhanh hơn cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành thực phẩm tiện lợi.
Các sản phẩm tiện ích cũng ngày càng đa dạng hơn, không chỉ giới hạn ở mì gói mà còn có các loại bún miến kết hợp đặc trưng của từng địa phương, nhiều loại mì cao cấp hay nồi lẩu thập cẩm.
Với một ứng dụng trên điện thoại thông minh, người dùng có thể tiếp cận với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn nhà hàng, món ăn ở khắp nơi.
Công cụ tìm kiếm thông minh hỗ trợ gợi ý xem nhanh thông tin giúp khách hàng đặt đồ ăn nhanh chóng và tiện lợi.
Đằng sau thực phẩm tiện lợi là sự trỗi dậy của nền kinh tế thảnh thơi, cũng như sự thúc đẩy của marketing, và sự chung tay thúc đẩy những người tiêu dùng có sức mua mạnh mẽ.
Nó đương nhiên không thể tách rời sự phát triển của mạng lưới logistics và sự trỗi dậy của hình thức bán lẻ mới.
Tài xế công nghệ - Dịch vụ di chuyển qua app đặt xe thịnh hành
Xã hội càng phát triển thì những lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao càng được ưu tiên sử dụng. Xe ôm công nghệ là một trong những mô hình kinh doanh như thế.
Theo đánh giá của Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Ngô Trí Long, loại hình xe ôm công nghệ có rất nhiều tiện ích cho người tiêu dùng.
Trước hết xe ôm công nghệ có lợi thế về sự minh bạch trong các chương trình ưu đãi, tích điểm, và chính sách giá rõ ràng hơn rất nhiều so với xe ôm truyền thống.
Do đó, người sử dụng dịch vụ không cần phải thoả thuận, mặc cả bởi mức giá đã được niêm yết và công khai.
Cùng với đó, thay vì phải “đi tìm” xe ôm truyền thống, khách hàng chỉ cần có chiếc điện thoại thông minh, ngồi một chỗ và sẽ có xe đưa đón tận nơi.
Ngoài ra, những dịch vụ đi chung cho phép hành khách chia sẻ chuyến đi, vừa tiết kiệm chi phí, vừa có thêm bạn đồng hành.
Chính sự tiện lợi của app gọi xe qua một thao tác trên điện thoại để sử dụng dịch vụ đã khiến dịch vụ di chuyển này ngày càng được ưa chuộng.
Omnichannel - Dịch vụ mua sắm đa kênh phát triển mạnh
Trong bối cảnh con người ngày càng trở nên di động và kết nối hơn, thời gian trở thành nguồn lực khan hiếm nhất trong cuộc sống của họ.
Bên cạnh việc đi lại hay ăn uống thì nhu cầu mua sắm hiện nay cũng bị chi phối mạnh mẽ bởi nền kinh tế “thảnh thơi”.
Họ ưu tiên lựa chọn phương thức tiêu dùng có thể cung cấp sự tiện lợi về việc tiếp cận sản phẩm và giao dịch.
Đặc điểm chung của những người này là:
Coi trọng thời gian và sự thuận tiện, đặt chất lượng lên hàng đầu, và đặc biệt không thích mặc cả.
Chính vì điều này, mua sắm đa kênh (Omnichannel) đã trở thành giải pháp không thể hoàn hảo hơn.
Với xu hướng mua sắm này, người dùng có thể mua hàng bất cứ lúc nào, bất cứ cứ nơi đâu chỉ bằng một cú click chuột.
Phương thức tiêu dùng này giúp đảm bảo một trải nghiệm mua sắm liền mạch và nhất quán, không có sự ngắt quãng đáng kể.
Tại Việt Nam, các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada, v.v. ghi nhận sự tăng trưởng mạnh kể từ khi xu thế sống trong nền kinh tế “thảnh thơi” được lan rộng, và được dự báo tăng trưởng 34% tính đến năm 2025. (Theo dự báo từ Google)
Hands Free Laundry - Dịch vụ giặt sấy tự động trở nên phổ biến
Dưới góc độ của người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cho thời gian, dịch vụ và sự tiện lợi trong thời buổi kinh tế “chuộng thảnh thơi”, các dịch vụ gia đình mọc lên như nấm, trong đó phải kể đến dịch vụ giặt sấy tự động.
Dù không phải loại hình dịch vụ quá mới nhưng khi lối sống thảnh thơi thịnh hành, dịch vụ này đặc biệt trở nên hút khách.
Các chuỗi cửa hàng giặt ủi mọc lên khắp nơi với quy mô đa dạng không chỉ ở các thành phố lớn mà ở cả các vùng ngoại ô và nông thôn mới.
Không chỉ đơn thuần là giặt ủi thuê ngoài truyền thống, dịch vụ giặt là ngày nay còn được tích hợp các ưu đãi chăm sóc đặc biệt khác.
Cụ thể, trong thời gian chờ quần áo được giặt, sấy sạch sẽ khách hàng có thể lướt web, uống cà phê hay làm việc tại khu vực chờ của cửa hàng.
Bên cạnh đó, hình thức thanh toán thông minh bằng thẻ hoặc xu cũng là một ưu điểm của loại hình dịch vụ nâng cấp này.
Sự tiện lợi của các dịch vụ tận nhà sẽ tăng lên, và theo đó dịch vụ giặt ủi thuê ngoài cũng cung cấp trả hàng tận nhà để đáp ứng nhu cầu này.
Chuỗi giặt ủi mới nổi Joins Pro của Tập đoàn Masan là một ví dụ điển hình của thứ gọi là “dịch vụ từ A đến Z”.
Dưới làn sóng của nền kinh tế mới, các doanh nghiệp cần nắm bắt thời cơ này kịp thời bằng những chiến lược marketing và chính sách khách hàng phù hợp.
Mang đến sự thảnh thơi và rảnh tay chính là chìa khóa quyết định để xây dựng thương hiệu trong thời đại "lười biếng" hiện nay.
Trong khi người tiêu dùng thong dong hưởng thụ những dịch vụ mới thì doanh nghiệp nên xắn tay để sáng tạo nên nhiều ý tưởng kinh doanh mới để nhanh chóng nắm bắt xu thế này.