Trên đà phát triển của mạng xã hội, mảng tiếp thị trực tuyến ngày càng được chú trọng và xuất hiện nhiều khái niệm mới. 

Nắm bắt các định nghĩa mới là rất cần thiết để hình thành ý tưởng và triển khai các chiến dịch marketing cho doanh nghiệp. 

KOL (Key opinion leader)

KOL dùng để chỉ một cá nhân hoặc tổ chức có chuyên môn về sản phẩm, dịch vụ. 

KOL có thể được phân loại theo ngành nghề như: nhà phê bình phim, nhà báo, chính trị gia; hoặc theo lĩnh vực như: thời trang, ẩm thực, kinh doanh, nghệ thuật.

Một số KOL nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến như: bác sĩ Ngô Đức Hùng, beauty blogger Changmakeup, nhà thiết kế Nguyễn Công Trí.

Họ thường là những người có tiếng nói và sức ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội, có thể được đánh giá dựa trên lượng người theo dõi (Ảnh: Pixabay). Họ thường là những người có tiếng nói và sức ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội, có thể được đánh giá dựa trên lượng người theo dõi (Ảnh: Pixabay).

KOL thường được doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan, chủ động đề xuất hợp tác quảng bá vì sức ảnh hưởng của họ có thể tác động đến nhận thức và hành vi của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng nên lưu ý khi sử dụng KOL. Tuy rằng họ có chuyên môn và sức ảnh hưởng nhất định nhưng người tiêu dùng thường chỉ cho họ là người được thuê để quảng bá. 

Vậy nên, khách hàng thường xem những thông tin từ KOL chỉ mang tính chất tham khảo chứ không hoàn toàn tin tưởng để thực hiện hành vi mua hàng.

KOC (Key Opinion Consumer)

KOC là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng nhất định. 

Họ đơn giản là khách hàng, người trực tiếp trải nghiệm hoặc sử dụng, và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, trung thực về sản phẩm, dịch vụ.

Một số KOC được nhiều người biết đến hiện nay là: Hot mom Tik tok Baby Kopo Home chuyên review về đồ ăn, đồ chơi liên quan đến trẻ em; Tiktoker Kiên Review chuyên review các sản phẩm online, Tài khoản tiktok Dol nè chuyên review về các sản phẩm nội thất.

Tuy độ phủ của KOC sẽ không rộng như KOL, nhưng khách hàng sẽ có niềm tin nhiều hơn vào KOC nhờ vào “người thật, việc thật", nên KOC có khả năng tác động vào hành vi mua sắm của họ. 

Đặc biệt, những đánh giá của KOC được các bạn trẻ Gen Z tin tưởng nhiều hơn (Ảnh: Pixabay). Đặc biệt, những đánh giá của KOC được các bạn trẻ Gen Z tin tưởng nhiều hơn (Ảnh: Pixabay).

Vậy nên, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dành cho đối tượng khách hàng trẻ này có thể nên lưu ý.

Thường thì KOC là người mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ và sau đó đưa ra nhận xét. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể chủ động gửi tặng sản phẩm để KOC dùng thử hoặc đặt ra các chính sách riêng để KOC có thể nhận hoa hồng sau khi sản phẩm có độ phủ nhất định.

Brand Ambassador (Đại sứ thương hiệu)

Brand Ambassador là những người nổi tiếng được tổ chức, doanh nghiệp thuê để quảng bá cho thương hiệu của họ. 

Họ sẽ đại diện cho bản sắc thương hiệu trên phương diện hình ảnh, chịu trách nhiệm về mặt công việc lẫn đạo đức nghề nghiệp.

Đồng thời, họ phải biết cách thúc đẩy nhận diện thương hiệu với khách hàng, liên kết với hình ảnh của cá nhân để thu hút người tiêu dùng và cải thiện doanh số bán hàng.

Brand Ambassador thường sở hữu lượng người hâm mộ, người theo dõi khủng (Ảnh: Internet). Brand Ambassador thường sở hữu lượng người hâm mộ, người theo dõi khủng (Ảnh: Internet).

Họ được ký hợp đồng với thương hiệu và là người hưởng lợi trực tiếp từ việc sử dụng sản phẩm dịch vụ, quảng bá thương hiệu.

Brand Ambassador thường tốn kém chi phí lớn hơn rất nhiều so với KOL, và tất nhiên là cả KOC.

Tùy vào tâm lý, đối tượng khách hàng, tầm nhìn dài hạn và chi phí đầu tư mà doanh nghiệp nên chọn KOL, KOC hay Brand Ambassador hoặc có sự kết hợp giữa cả ba cho phù hợp.

Tổng hợp từ nhiều nguồn