Theo CNBC, ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh hậu đại dịch cũng không thoát khỏi tình trạng suy giảm kinh tế trên toàn cầu.

Ít nhất 6 công ty công nghệ đã sa thải nhân viên, trong đó có Sea Limited, công ty mẹ của Shopee.

Nhưng giới quan sát cho rằng làn sóng cắt giảm nhân sự mới chỉ bắt đầu.

null
Số liệu sa thải nhân sự của các startup công nghệ toàn cầu. (Nguồn: Nikkei).

Do lãi suất đi lên và tình trạng bất ổn kinh tế, các công ty buộc phải tập trung vào lợi nhuận thay vì tăng trưởng bằng mọi giá.

"Năm ngoái, dòng vốn giá rẻ được bơm ồ ạt vào thị trường, cho phép các công ty tăng trưởng bằng mọi giá", bà Jessica Huang Pouleur tại công ty đầu tư mạo hiểm Openspace, bình luận.

"Khi đó, các công ty đã đẩy mạnh tuyển dụng. Nhưng triển vọng kinh tế xấu đi buộc họ phải cắt giảm nhân sự.

Và xu hướng này có thể kéo dài trong vài tháng tới", vị chuyên gia nhận định.

Làn sóng sa thải tấn công lĩnh vực công nghệ trên toàn thế giới

1. Khu vực Bắc Mỹ

Mặc dù làn sóng sa thải hiện chủ yếu diễn ra tại Mỹ, nhưng lĩnh vực công nghệ ở Canada được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và việc cắt giảm nhân sự đã bắt đầu.

Tâm lý lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế đang gia tăng và các công ty công nghệ trên khắp Bắc Mỹ đang chuẩn bị cho kịch bản này với việc "đóng băng" tuyển dụng và sa thải nhân viên.

null

Dữ liệu trên trang web theo dõi tình trạng sa thải trong lĩnh vực công nghệ layoffs.fyi cho thấy gần 17.000 lao động của hơn 70 công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ trên khắp thế giới đã bị sa thải vào tháng 5. Con số này tăng tới 350% so với tháng 4 và cũng là lượng việc làm lớn nhất mà ngành công nghệ để mất kể từ tháng 5/2020.

Nhà đồng sáng lập công ty Wealthsimple - ông Michael Katchen, cho biết do những thay đổi về điều kiện thị trường, Wealthsimple đã phải đưa ra một quyết định khó khăn là giảm quy mô lực lượng lao động, với việc sa thải 159 trong số 1.262 nhân viên.

Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa việc sa thải liên quan đến đại dịch COVID-19 trong năm 2020 và thời điểm hiện tại.

null
Nhiều công ty sa thải nhân sự hiện nay đều có vốn hóa tốt, được gọi là "kỳ lân" chỉ một năm trước.

Vào năm 2020, việc cắt giảm lao động được cho là do một đại dịch chưa từng có khiến các kế hoạch tăng trưởng trở nên khó khăn hơn.

Trong khi vào năm 2022, động thái thu hẹp nhân lực được đưa ra ngay sau khi các doanh nghiệp vừa chứng kiến sức tăng trưởng mạnh mẽ chỉ vài tháng trước đó.

Theo ông René Lalonde, Giám đốc phụ trách mảng mô hình và dự báo của ngân hàng Nova Scotia, nguy cơ suy thoái kinh tế ở Canada sẽ gia tăng nếu lạm phát cao kéo dài.

null
Ông cho rằng lạm phát cao hơn sẽ dẫn đến sự xói mòn thu nhập thực tế và đòi hỏi lãi suất cao hơn.

Cả hai nhân tố đều ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.

Nova Scotia ước tính nếu lạm phát cao hơn 7% trong nửa cuối năm nay sẽ dẫn đến suy thoái (do chính sách tiền tệ gây ra) vào nửa cuối năm 2023 vì Ngân hàng trung ương Canada sẽ cần tăng lãi suất lên 4,25% để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%.

Người dân Canada hiện cũng có tâm lý khá bi quan về khả năng nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái.

Trong bối cảnh lãi suất tăng mạnh và lạm phát cao tiếp tục làm suy giảm sức mua của tiền lương và tiền tiết kiệm.

Cuộc khảo sát do công ty nghiên cứu Nanos Research thực hiện vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 cho thấy 80% người Canada lo ngại hoặc có phần lo ngại về nguy cơ xảy ra suy thoái.

2. Trung Quốc - “Đại công xưởng” của thế giới

Các công ty Internet Trung Quốc, bao gồm Alibaba, Tencent và JD, được cho là đang cắt giảm quy mô lực lượng lao động trong bối cảnh áp lực kinh tế đi xuống và môi trường bên ngoài phức tạp.

Tập đoàn thương mại điện tử JD, Jingxi - một nền tảng thương mại điện tử xã hội thuộc JD - có kế hoạch sa thải 10% đến 15% lực lượng lao động của mình.

Ra mắt vào năm 2019, Jingxi tập trung vào các thành phố và thị trấn tầm trung, cung cấp các phiếu giảm giá và ưu đãi khi mua hàng theo nhóm cho người dùng.

JD đã báo cáo lỗ ròng 5,2 tỷ nhân dân tệ trong quý 4-2021, so với lợi nhuận ròng 24,3 tỷ nhân dân tệ trong cùng kỳ năm 2020.

Lỗ từ các hoạt động kinh doanh mới của JD, bao gồm của Jingxi, ở mức 3,22 tỷ nhân dân tệ trong quý 4-2021.

Kế hoạch sa thải của JD diễn ra sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin rằng các công ty công nghệ khổng lồ như Tencent và Alibaba đang chuẩn bị sa thải hàng chục nghìn nhân viên trong năm nay, được coi là một trong những đợt sa thải lớn nhất của họ.

null
Theo Reuters, Alibaba có thể cắt giảm hơn 15% nhân công, trong khi Tencent có kế hoạch sa thải nhân viên ở một số đơn vị kinh doanh.

Mặc dù việc cắt giảm việc làm tại các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc không phải là điều hiếm thấy nhưng đây là đợt sa thải lớn đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh đàn áp các gã khổng lồ công nghệ trong nước. Chính phủ trung ương đã tăng cường giám sát các vấn đề lao động và quyền người tiêu dùng trong lĩnh vực này, tiến hành các cuộc điều tra chống độc quyền đối với các công ty công nghệ và tăng cường giám sát về bảo mật dữ liệu.

Các công ty công nghệ cũng đã phải vất vả để khuyến khích người dùng mạng và người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn khi nền kinh tế Trung Quốc "nguội" đi.

Mặc dù Trung Quốc đã báo cáo tăng trưởng GDP 8,1% vào năm ngoái nhưng tăng trưởng trong quý 4-2021 chỉ ở mức 4% so với năm trước đó, giảm tốc rõ rệt từ mức 4,9% trong quý 3 và 7,9% trong quý 2.

Kết quả là những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đã ghi nhận những báo cáo thu nhập đáng thất vọng gần đây.

JD đã báo cáo mức tăng trưởng doanh thu tồi tệ nhất trong sáu quý, theo Reuters.

Theo Bloomberg, Alibaba đã đánh dấu mức tăng doanh thu chậm nhất kể từ khi niêm yết trong 3 tháng kết thúc vào tháng 12-2021.

Và, doanh số bán hàng của Tencent tăng với tốc độ chậm nhất 18 năm trong quý 3-2021, theo Bloomberg. Công ty dự kiến sẽ báo cáo số liệu cả năm vào cuối tháng này.

3. Khu vực Đông Nam Á

Theo email của Giám đốc điều hành Chris Feng, Shopee đã sa thải các nhân viên thuộc bộ phận giao đồ ăn, thanh toán và đội ngũ tại Argentina, Chile và Mexico.

"Do tình trạng bấp bênh của nền kinh tế, chúng tôi tin rằng cần thận trọng khi đưa ra những điều chỉnh khó khăn nhưng quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tập trung vào các nguồn lực của chúng tôi", CNBC dẫn email của ông Feng.

null
Ông Chris Feng - CEO Shopee.

Stash Away, công ty quản lý tài sản số, có trụ sở ở Singapore, cũng đã sa thải 31 nhân viên, tương đương 14% lực lượng lao động vào cuối tháng 5 và trong tháng 6.

Nền tảng mua sắm trực tuyến Malaysia iPrice cũng cắt giảm 20% nhân sự. Trước đó, công ty có 250 nhân viên.

Công ty công nghệ giáo dục Indonesia Zenius cũng vừa cho 200 nhân viên nghỉ việc.

Sàn giao dịch tiền mã hóa Crypto.com (có trụ sở ở Singapore) cũng đã sa thải 260 nhân viên, tương đương 5% lực lượng lao động.

Nói với CNBC, các công ty cho biết điều kiện kinh tế không chắc chắn đã dẫn đến quyết định cắt giảm nhân sự.

JD.ID, chi nhánh Indonesia của trang thương mại điện tử Trung Quốc JD.com, cũng cắt giảm việc làm.

Hàng chục nhân viên đã bị sa thải khỏi những startup khác của Indonesia, bao gồm công ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Lummo và hãng thanh toán kỹ thuật số LinkAja.

Làn sóng cắt giảm nhân sự cũng đã manh nha tại Việt Nam

Do tác động của đại dịch COVID-19, 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động tại Việt Nam đã buộc phải cắt giảm nhân sự.

null
Trong số đó, có tới 27% phải cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc.

1. Propzy - Startup proptech sa thải nhân sự với quy mô lớn

John Le - Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Propzy đã xác nhận với Tech in Asia rằng startup này đã sa thải 50% nhân viên bắt đầu từ tháng 9/2021 trong bối cảnh tái cấu trúc mô hình kinh doanh.

null
Theo ông John Le, hầu hết các nhân viên cắt giảm đều thuộc bộ phận bán hàng.

Propzy hiện đang đẩy mạnh việc tự động hóa các dịch vụ môi giới trực tiếp thông qua công nghệ. Vì vậy các vị trí này không còn cần thiết nữa.

Trước đó, Propzy tự định vị mình là một nền tảng end-to-end (đầu cuối), cung cấp một môi trường an toàn để mua, bán và cho thuê bất động sản.

Vào năm 2020, Propzy đã huy động được 25 triệu USD trong một vòng gọi vốn Series A do Gaw Capital Partners và SoftBank Ventures Asia dẫn đầu.

Các nhà đầu tư khác bao gồm Next Billion Ventures, RHL Ventures, Breeze, FEBE Ventures, RSquare và Insignia.

Propzy là một startup trong lĩnh vực proptech (ứng dụng công nghệ vào bất động sản) và được thành lập vào năm 2015.

Tính đến tháng 6/2021, công ty này đã huy động được 37 triệu USD.

null
John Le - người sáng lập, CEO Công ty TNHH Propzy Việt Nam.

2. Cuộc giải phẫu trên quy mô lớn về nhân sự của các doanh nghiệp dệt may, da giày

Đại dịch COVID-19 khiến đơn hàng sụt mạnh.

Thậm chí không có đơn mới nên nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày đã và đang hạ lương, cắt giảm hàng nghìn lao động.

Công ty TNHH PouYuen Việt Nam là một doanh nghiệp có quy mô rất lớn với hơn 60.000 lao động, đóng trên địa bàn quận Bình Tân.

Do ảnh hưởng của COVID-19, ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn công ty này cho biết, doanh nghiệp luôn bị giảm đơn hàng.

Theo ông Nghiệp, công ty đang cố gắng để chăm lo đời sống công nhân tốt nhất, nhưng hiện chỉ có đơn đặt hàng cũ trong khi rất ít đơn mới nên đã ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng nhân công.

"Dự kiến sẽ có 6.000 lao động của công ty bị cắt giảm", ông Nghiệp nói.

Đồng thời, ông cho rằng, 6.000 lao động bị cắt giảm sẽ là những công nhân ở các bộ phận không có đơn đặt hàng.

null
Đại dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp ngành may mặc lao đao.

Mới đây, Công ty TNHH giày da Huê Phong (Gò Vấp, TP.HCM) cũng đã gửi văn bản lên Sở lao động thương binh và xã hội TP.HCM về việc thu hẹp hoạt động do ảnh hưởng của COVID-19.

Huê Phong cho biết dù đã tìm nhiều biện pháp khắc phục nhưng không thể khôi phục như kế hoạch đề ra nên họ phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động.

Do đó, công ty buộc phải cắt giảm 2.222 công nhân và chuyển cơ sở sản xuất về Trà Vinh.

Không chỉ ngành dệt may, da giày, nhiều doanh nghiệp trong nhóm sản xuất, dịch vụ khác cũng đang rục rịch giảm lương, cắt nhân sự.

Điển hình như một công ty chuyên về làm các sản phẩm game ở TP.HCM cũng đang loay hoay khi doanh số sụt giảm trầm trọng.

Theo đại diện công ty này, sắp tới, ngoài việc cắt giảm 50% nhân sự thì số lao động còn lại cũng bị giảm 20-25% lương.

Khảo sát của VietnamWorks với 400 doanh nghiệp và 3.400 người tìm việc mới đây cũng cho thấy, trong dịch bệnh và sau giãn cách xã hội, có gần 60% doanh nghiệp thể hiện đủ năng lực để duy trì và tiếp tục phát triển kinh doanh.

Đặc biệt, nhóm chịu tổn thương do COVID-19 chiếm 40%, trong đó 30% doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự để duy trì qua cơn khủng hoảng, 10% các công ty chọn cắt giảm vừa nhân sự lẫn lương, phúc lợi.

Cho rằng dệt may là nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may đánh giá, đây là một ngành phụ thuộc lớn vào xuất khẩu.

Do dịch bệnh khiến nhu cầu sụt giảm cùng tình trạng đóng cửa của các thị trường lớn làm cho số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm khoảng 25% trong tháng 4 và hơn 30% trong tháng 5.

"Nếu tính cả phần tăng trưởng nếu không có dịch, quy mô xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đã giảm rất sâu", ông Cẩm nói và cho biết điều này khiến việc đảm bảo lượng công việc trở nên khó khăn.

Ngoài vấn đề thị trường, việc thiếu hụt nguyên vật liệu cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp dệt may thu hẹp sản xuất, giảm lao động.

Mặc dù đua nhau cắt giảm nhân sự nhưng hầu hết doanh nghiệp cho biết sẽ thanh toán đầy đủ và đảm bảo quyền lợi cho người lao động như tiền lương, trợ cấp mất việc, hướng dẫn công nhân chốt bảo hiểm xã hội và làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Kết luận

Lãi suất tăng cao là vấn đề lớn đối với ngành công nghệ.

"Lãi suất đi lên sẽ làm tăng chi phí kinh doanh, chi phí vốn và kỳ vọng lợi nhuận của nhà đầu tư", ông Jefrey Joe tại công ty đầu tư mạo hiểm Alpha JWC, nhận định.

Lãi suất tăng cao cũng làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các startup công nghệ.

"Khi chi phí đi vay tăng lên, triển vọng kinh tế trở nên mờ mịt, không ngạc nhiên khi các công ty bắt đầu sa thải nhân viên", ông James Tan tại công ty đầu tư mạo hiểm Quest Ventures nhận định.

Chuyên gia Joe cho rằng đợt suy yếu hiện tại có thể là thời điểm thích hợp để giới đầu tư tìm ra các công ty đang hoạt động tốt.

null
Họ cũng có thể tranh thủ đầu tư vào những startup này khi định giá giảm.

Các chuyên gia cho rằng, để khắc phục những khó khăn trước mắt, phía cơ quan quản lý Nhà nước cần kích cầu để tăng sức mua trong dân.

Sức mua này phần nào giúp doanh nghiệp có thể tái tạo được nguồn thu. Khi đó mới có thể tiếp tục sử dụng lao động và hạn chế sa thải.