Mobile Money là gì? 

Mobile Money là dịch vụ thanh toán di động giúp người dùng có thể thanh toán mọi dịch vụ mà không cần tới tiền mặt ngay cả khi không có internet hay thẻ ngân hàng.

null

Khác biệt lớn nhất của Mobile Money so với ví điện tử là khách hàng có thể thanh toán dịch vụ, hàng hóa có giá trị nhỏ mà không cần phải có tài khoản ngân hàng.  

Ngoài ra, tài khoản Mobile Money cũng có thể dùng thông qua USSD trên các dòng điện thoại "cục gạch" (feature phone) không có kết nối internet.

Tài khoản Mobile Money  có thể dùng trên các dòng điện thoại "cục gạch".

Tài khoản Mobile Money có thể dùng trên các dòng điện thoại "cục gạch".

Tiếp đến là mức giới hạn của dòng tiền, ví điện tử cho phép người dùng thanh toán 100.000.000 VND/ngày, trong khi Mobile Money để mức giới hạn cho đến thời điểm hiện tại là 10.000.000 VND/ngày.

null

Mobile Money đang triển khai như thế nào? 

Năm 2021, tập đoàn Viễn thông Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên chính thức triển khai dịch vụ Mobile Money trên địa bàn cả nước.

null

Từ tháng này, VNPT đã bắt đầu cung cấp dịch vụ tiền di động (Mobile Money).  

Để sử dụng, khách hàng của nhà mạng Vinaphone phải đáp ứng yêu cầu sở hữu sim chính chủ và dùng dịch vụ viễn thông liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề. 

Ông Ngô Diên Hy - Phó tổng giám đốc VNPT cho biết, hiện nhà mạng này sở hữu hơn 10.000 điểm giao dịch chính thức, gần 10.000 điểm giao dịch ủy quyền và hơn 200.000 điểm kinh doanh liên kết, phủ rộng khắp 63 tỉnh thành.
Vì thế, việc triển khai Mobile Money của VNPT là vô cùng thuận lợi bất kể từ nông thôn cho đến thành thị. 

Nối tiếp sự nhập cuộc của VNPT, đầu tháng 12/2021, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng đã nhập cuộc ra mắt ứng dụng tài chính số Viettel Money. 

Theo đó, tất cả các khách hàng đã đăng ký thông tin thuê bao chính chủ và sử dụng dịch vụ viễn thông Viettel liên tục trong ít nhất ba tháng liền kề. 

Tài khoản Mobile Money  có thể dùng trên các dòng điện thoại "cục gạch".

Nhà mạng này sở hữu khoảng 70 triệu thuê bao di động trên khắp cả nước. 

Viettel đã đầu tư khá mạnh cho mảng thanh toán di động cũng như tập hợp dữ liệu khách hàng thông qua ví điện tử ViettelPay đó là một điểm cộng cho sự gia nhập này. 

Viettel Pay được đầu tư rất mạnh cả về công nghệ lẫn hoạt động tiếp cận khách hàng.

Viettel Pay được đầu tư rất mạnh cả về công nghệ lẫn hoạt động tiếp cận khách hàng.

Ông Phạm Trung Kiên - Tổng giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel, khá tự tin kỳ vọng rằng dịch vụ Viettel Money sẽ có thể tiếp cận hàng trăm dịch vụ thanh toán tiện ích cho khách hàng. 

Ông Phạm Trung Kiên - Tổng giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel.

Ông Phạm Trung Kiên - Tổng giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel.

Mobile Money có nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng

Dịch vụ Mobile Money sẽ diễn ra trong vòng hai năm kể từ khi doanh nghiệp viễn thông đầu tiên được cấp phép thí điểm theo quyết định của NHNN.  

Như vậy, việc thí điểm dịch vụ tài chính này sẽ kéo dài đến tháng 11/2023. 

Sau đó sẽ được tổng kết, đánh giá và đưa ra những chính sách quản lý, điều chỉnh phù hợp.

null                    

Các nhà mạng đến hiện tại đều đã hoàn thiện các website và app Mobile Money trên điện thoại di động, đồng thời đẩy mạnh các hình thức giới thiệu, khuyến mãi thu hút người dùng. 

null

Hầu hết doanh nghiệp viễn thông đều kỳ vọng và tin tưởng rằng khi triển khai rộng khắp dịch vụ Mobile Money thì vùng phủ của thanh toán điện tử sẽ nhanh chóng đến được với 100% người dân.  

Từ đó, thúc đẩy thương mại điện tử, phát triển mạnh các sàn giao dịch hàng hóa nông nghiệp và thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến. 

Với mức giới hạn 10.000.000VND/ngày được cho là chưa phù hợp với tình hình chi tiêu hiện nay.  

Tuy nhiên, quá trình thí điểm cần được đi theo đúng lộ trình thận trọng  để các nhà mạng có thể từng bước quan sát và hoàn thiện một cách bàn bản và phù hợp nhất 

Thanh toán di động đang rất phổ biến trên thế giới nhưng với Việt Nam người dân chỉ đang từng bước làm quen và tiếp cận với nó.   

null

Chính vì vậy, cần phải có thời gian để thử nghiệm và đánh giá. 

Cụ thể, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ, ngành để quản lý hiệu quả và hạn chế sai phạm đáng tiếc, gây ảnh hưởng đến hoạt động an ninh,  an toàn trong thanh toán không sử dụng tiền mặt. 

Theo NDH