Sản phẩm cho người khuyết tật: thị trường tiềm năng
Nhằm thực hiện sứ mệnh đem lại cuộc sống tốt nhất cho mọi người, bao gồm các nhóm người dễ tổn thương, IKEA đã thực hiện chiến dịch "Đơn giản hóa cách sử dụng đồ nội thất cho người khuyết tật".
Cụ thể, hãng sản xuất ra bộ gồm 13 phụ kiện đi kèm, bổ sung vào các vật dụng có sẵn để biến chúng trở nên dễ sử dụng hơn với người khuyết tật.
Tại Việt Nam, một nhóm bạn trẻ thành lập Vulcan Augmetics đã gọi vốn thành công 5 tỷ đồng trên Shark Tank mùa 4.
Chị Lý Thị Khe, người mất đi một cánh tay sau tai nạn đã chia sẻ về giải pháp của Vulcan:
"Cánh tay robot mang suốt 2 năm nay đã giúp mình có thể cầm nắm đồ vật, thái rau củ, tự sinh hoạt cá nhân.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Bộ kế hoạch đầu tư đầu năm 2019, Việt Nam có khoảng 6.2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (chiếm 7,06% dân số).
Xã hội ngày nay dần cởi mở hơn và động lực "bình đẳng hóa" các nhóm yếu thế như phụ nữ & trẻ em, cộng đồng LGBT và người khuyết tật. Đây có thể xem là thị trường khá tiềm năng để các DN mang lại giá trị và khẳng định trách nhiệm xã hội của mình.
Kinh doanh sản phẩm cho người khuyết tật là thể hiện trách nhiệm xã hội
Trên thực tế, cộng đồng người khuyết tật vẫn còn đó nhiều rào cản tâm lý - xã hội.
Đầu tiên là yếu tố tâm lý. Theo nghiên cứu "Các khía cạnh tâm lý và xã hội của người khuyết tật" (tác giả Thomas C. Weiss), người khuyết tật phải đối mặt với các dạng căng thẳng, vấn đề tâm lý trong cuộc sống hàng ngày.
Cụ thể, họ dễ bị sốc, cảm giác "bị từ chối" thường xuyên, dễ trầm cảm, giận dữ trước khi có thể mạnh mẽ chấp nhận 'sự khác biệt' của bản thân trong thời gian dài trước khi có thể điều chỉnh và tự tin hòa nhập.
Đồng thời, đây là những người thường xuyên gặp nhiều thách thức trong sinh hoạt.
Tuy vậy, các tổ chức thiện nguyện, thúc đẩy bình đẳng và công bằng xã hội phần nhiều vẫn đang nhìn nhận họ bằng ánh mắt thương cảm.
Xuất phát từ quan niệm "đa dạng xã hội", IKEA nhận thức rõ ràng trách nhiệm tiên phong trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng người khuyết tật.
Chính vì vậy, cuộc cách mạng "đơn giản hóa" cuộc sống của người khuyết tật do IKEA khởi xướng đã thực sự trở thành hình mẫu cho các DN muốn khẳng định trách nhiệm xã hội của mình.
Đại diện Asos, nhà bán lẻ trực tuyến của Anh, chia sẻ về các sản phẩm cho người khuyết tật: "Chúng tôi luôn tận tâm thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật trên mọi khía cạnh kinh doanh của mình.
Nó thể hiện từ cách chúng tôi tuyển dụng và hỗ trợ nhân viên của mình, đến những người có ảnh hưởng mà chúng tôi hợp tác.
Sản phẩm cho người khuyết tật: 'sự cộng hưởng' trên các phương tiện truyền thông
Chiến dịch thành công này đã giúp IKEA đón nhận sự tin cậy của cộng đồng người khuyết tật, khích lệ các thương hiệu lớn khác cùng "chung tay" cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người yếu thế.
Với "ThisAbles", IKEA đã đạt được vài con số sau đây: tiếp cận 489 triệu người trên toàn cầu, tăng 28,5% lưu lượng truy cập IKEA website và 280.000 lượt khách truy cập nhiều hơn so với chiến dịch năm 2018.
IKEA cũng nhận về nhiều giải thưởng danh giá cho chiến dịch, đơn cử giải Grand Prix ở hạng mục Health and Wellness.
Đồng hành cùng người tiêu dùng dễ tổn thương, các cộng đồng yếu thế trong xã hội là một trong những cách xây dựng sự tin tưởng và lòng trung thành vào phẩm chất thương hiệu.
Bảo Thạch - Trends Việt Nam