Sau nhiều đợt bùng phát dịch và gần đây nhất là đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 vẫn tiếp tục đe dọa đến nhiều nhà hàng, chuỗi nhà hàng.

Dịch vụ ẩm thực đang dần mất đi sự “ăn nên làm ra”, đây là lúc các chủ doanh nghiệp cần nhìn lại để thấy rõ những hạn chế, bất cập còn tồn tại.

Hơn bao giờ hết, cần một tư duy mới, một công cụ mới, vận hành xuất sắc hơn để vượt qua các thách thức và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới.

Vấn đề đặt ra là “làm sao để thích nghi được và trụ vững trong giai đoạn thách thức?”.

Đây là một bài toán khó cho các chủ doanh nghiệp, nhưng sẽ là chìa khóa duy nhất mở ra cánh cửa mới cho dịch vụ ẩm thực Việt Nam.

COVID-19 tác động đến thói quen ăn uống mới của mọi người

Đại dịch khiến hàng loạt quán xá buộc phải đóng cửa, từ các quán cà phê, nhà hàng, cửa hàng bán đồ ăn nhanh, trường học và căn tin, quán karaoke, đến văn phòng làm việc,...

Cuộc sống con người trở nên đảo lộn khi phải ở nhà hàng ngày, hàng tháng, hàng năm và từ đó tạo nên một xu hướng mới, xu hướng “Stay at home”, “Work from home” - nấu ăn và làm việc tại nhà.

Các nhà hàng trong siêu thị vắng khách tại TTTM. Các nhà hàng trong siêu thị vắng khách tại TTTM.

Ngày 06/4/2021, tờ South China Morning đã khảo sát lấy ý kiến của hơn 6000 người tại 11 nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á.

Theo đó, 86% người Trung Quốc trả lời họ ăn cơm ở nhà thường xuyên hơn thời điểm trước đại dịch, tiếp theo là Hồng Kông (77%); Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam (cùng 62%).

COVID-19 gần như thay đổi hoàn toàn thái độ và hành vi của người tiêu dùng.

Sự ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 chắn chắn sẽ còn kéo dài và người tiêu dùng sẽ tiếp tục ăn cơm tại nhà trong tương lai gần.

Mặt khác, khảo sát cũng cho thấy doanh số bán các sản phẩm thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh (thực phẩm đóng gói, đồ uống, đồ dùng vệ sinh,...) tăng trung bình 20% mỗi tuần từ khi dịch COVID-19 lây lan.

Người dân đang dần quen với việc nấu ăn tại nhà. Người dân đang dần quen với việc nấu ăn tại nhà.

Trong giai đoạn giãn cách xã hội, lượt truy cập về các từ khóa “cách nấu”, “món ăn tốt cho sức khỏe”, “cách chế biến đồ ăn”,... tăng gấp 2 - 3 lần so với các năm trước. Người tiêu dùng dường như đang dần quen với việc ăn tại gia bao gồm ăn nấu ăn và mua đem về.

Việc người tiêu dùng thay đổi thói quen ăn uống gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các nhà hàng, quán ăn. Buộc các cơ sở này phải xem xét lại chiến lược, mô hình kinh doanh.

“Rõ ràng là hành vi của người tiêu dùng trong tương lai gần đã thay đổi và câu hỏi lúc này là khi nào điều đó quay trở lại bình thường? Đáp án có thể là không bao giờ”, chuyên gia Ryan của Nielsen kết luận.

Nhà hàng, quán ăn đổi mô hình hoạt động, thích nghi trong trạng thái bình thường mới

Để có thể cầm cự bền vững, vượt qua thời kỳ dịch bệnh – thời kỳ đen tối của dịch vụ ẩm thực, nhiều nhà hàng đã nhanh chóng chuyển trạng thái, thay đổi công thức kinh doanh, nắm bắt xu hướng để thích có thể thích nghi với tình hình mới.

Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống tuân thủ quy định phòng chống dịch và đóng cửa hàng ăn trước 21h. Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống tuân thủ quy định phòng chống dịch và đóng cửa hàng ăn trước 21h.

Với tình hình bùng nổ công nghệ số, các cửa hàng đang áp dụng công nghệ thông minh vào mô hình kinh doanh bằng cách thay đổi hình thức hoạt động thành bán online, giao hàng tận nhà và bán tại cửa hàng cho khách mang về.

Nhật Bản áp dụng robot vào cửa hàng thực phẩm thay thế cho con người. Nhật Bản áp dụng robot vào cửa hàng thực phẩm thay thế cho con người.

Đây là một trong những cách làm mang lại hiệu quả “kép” vừa thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 vừa đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh, thu nhập để vượt qua khó khăn do dịch bệnh.

Không chỉ chuyển trạng thái, thay đổi hình thức hoạt động kinh doanh, bán hàng online qua mạng xã hội như Facebook, Zalo,… nhiều nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống đã thay đổi mô hình, mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh để vượt dịch.

Gần đây, sự xuất hiện của mô hình kinh doanh “kiosk” đang khiến thị trường F&B vực dậy trở lại.

Nhờ COVID-19, mô hình này nhanh chóng trở nên đặc biệt phù hợp và hấp dẫn với các ông bà chủ F&B.

Phúc Long kết hợp với Vinmart tiên phong cho mô hình kiosk tại Việt Nam. Phúc Long kết hợp với VinMart tiên phong cho mô hình kiosk tại Việt Nam.

Mô hình kiosk phục vụ bán mang đi có thể “duy trì bình oxy” cho hệ thống trong bối cảnh dịch Covid diễn biến phúc tạp và lâu dài, hàng quán chưa được mở tại chỗ hoặc đã cho mở lại nhưng không được phục vụ tối đa công suất.

Lúc này, doanh thu dù ít dù nhiều nhưng duy trì đều đặn từ các cửa hàng nhỏ bán mang đi như kiosk sẽ là cứu cánh cho các chuỗi F&B.

Lion City Group – Chuỗi nhà hàng vẫn trụ vững sau nhiều đợt bùng phát dịch COVID-19

Cũng chịu thiệt hại không nhỏ do COVID-19 gây ra, những chuỗi nhà hàng Singapore số 1 Việt Nam với tuổi nghề 15 năm vẫn đứng vững ở tại vị trí đắt đỏ Quận 1 – Trung tâm TP. Hồ Chí Minh.

Nhận thức được sự sống sót của ngành F&B đang rất mong manh, ông Harry Ang – chủ nhà hàng Lion City nhanh chóng đưa ra những hành động cùng với các biện pháp ứng phó tức thì.

Đồng thời, ông cũng củng cố lại tinh thần của bản thân và đội ngũ, chuẩn bị sẵn sàng đánh trận dài với COVID-19.

Harry Ang – ông chủ người Singapore sáng lập ra Lion City Group. Harry Ang – ông chủ người Singapore sáng lập ra Lion City Group.

Biết được số tiền thuê mặt bằng tác động không nhỏ đến sự tồn tại của chuỗi nhà hàng, ông chủ người Sing đã quyết định cắt giảm 4/5 nhà hàng thuộc chuỗi, chỉ giữ lại nhà hàng tại 45 Lê Anh Xuân (quận 1), cắt giảm số nhân sự còn 4 nhân viên phục vụ và vận hành.

Ngồi xuống và nhìn nhận lại vấn đề, Lion City quyết định điều chỉnh lại menu nhằm thu hút khách hàng.

Những món ăn “signature” sẽ được giữ nguyên, đồng thời dành thêm thời gian để phát triển những món mới theo mong muốn của khách hàng.

Nhận thấy, phần nước sốt là món thu hút nhiều khách hàng đến đây, nhà hàng đã lên kế hoạch hợp tác với nguồn cung cấp nước sốt nổi tiếng.

Trước đó, nước sốt sambal là một trong “bộ tứ hoàn hảo” làm nên tên tuổi Lion City.

Một điểm đặc biệt giúp chuỗi nhà hàng của Harry Ang trụ vững đến giờ đó là “ở đây không có nguyên tắc nào về đồ ăn cả”.

Khi đến đây, khách hàng sẽ “thuê” chủ nhà hàng chứ không phải nhân viên.

null

“Khách hàng có thể đến và thấy tôi ở đó, tôi có thể phục vụ họ và đôi khi tôi có thể dọn đĩa khi khách dùng xong bữa ăn” ông Harry Ang cho biết.

Cuối cùng là khả năng lãnh đạo, đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Người sáng lập cần phải chỉ dạy nhân viên của mình nên làm như thế nào khi đối mặt với mọi tình huống.

Đồng nghĩa với việc họ phải đủ cá tính để người khác lắng nghe ý kiến của mình – cũng như có kỹ năng tư duy phản biện nhạy bén nhận biết cách sử dụng tốt nhất các nguồn lực của tổ chức.

Với sự nhạy bén và thông thái của Harry Ang, Lion City đã phát triển và tồn tại được 15 năm cho đến bây giờ.

Phát triển thương hiệu mới mang tên Ok-lah

Tại thời điểm này, nhận biết được sự tác động của COVID-19 đến nguồn thu nhập của người Việt. Trong tháng 12 năm 2021, Lion City Group - đơn vị sở hữu chuỗi nhà hàng cao cấp Singapore sẽ ra mắt thương hiệu mới Ok-lah, tập trung chủ yếu vào phân khúc khách hàng bình dân.

Thay vì phân khúc cận cao cấp và cao cấp như trước, chú trọng hơn vào chất lượng sản phẩm nhưng với mức giá phù hợp và dễ dàng tiếp cận hơn với phần lớn khách hàng.

Mục tiêu của nhà hàng là đảm bảo sự lành mạnh vừa túi tiền của hầu hết mọi người.

Ông Harry Ang chia sẻ: “Nếu không có COVID-19, tôi đã không có được ý tưởng này, làm sao để đưa Lion City lên một tầm cao mới và làm sao để tạo ra sự thay đổi. Và bởi cuộc đời thật ngắn ngủi, dừng lại thì thật phí!”.

Cháo ếch - Một trong những bộ tứ làm nên thương hiệu Lion City. Cháo ếch - Một trong những bộ tứ làm nên thương hiệu Lion City.

Ok-lah sẽ áp dụng xu hướng tiếp thị mới nhất, tập trung chú trọng vào các dịch vụ giao hàng và đặt món trực tuyến sao cho phù hợp trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Đặc biệt, cửa hàng Ok-lah sẽ ra mắt món mới là bánh mì ếch.

Ngoài việc giữ nguyên hương vị truyền thống và độc đáo trước đó của Lion City, thương hiệu Ok-lah mới sẽ chú trọng hơn về chất lượng, thành phần dinh dưỡng, sự thuận tiện cũng như sự bắt mắt của bao bì.

Ok-lah sẽ mang lại cơ hội cho khách hàng để được tiếp cận với món ăn ngon đến từ “đảo quốc sư tử” vốn đắt đỏ và xa xỉ như trước đây.

Quang Vinh - Trends Việt Nam