COVID-19 đã làm thay đổi những sở thích, xu hướng du lịch trước đây của du khách toàn cầu và xuất hiện những xu hướng mới buộc ngành du lịch phải tái định hình và thay đổi.
Sau hơn 9 tháng mở cửa, ngành du lịch đã có những thành quả đáng kể.
Tuy nhiên những mục tiêu như đón 5 triệu du khách quốc tế hoặc tăng trưởng doanh thu thì ngành du lịch chưa đạt được.
Do đó, ngành du lịch còn rất nhiều việc phải làm trong năm 2023 để đạt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch.
Trước tiên, ngành du lịch cần phải thích ứng với những xu hướng mới của ngành du lịch trên thế giới.
Những xu hướng mới định hình ngành du lịch năm 2023
1. Du lịch một mình (Solo Travel) và theo các nhóm (Solo Together)
2. Du lịch giải trí kết hợp với công tác (Bleisure) - xu hướng nổi lên trước thời kỳ COVID-19
3. Du mục số và xu hướng làm việc từ xa - Digital nomad
4. Cá nhân hóa trải nghiệm và số hoá các dịch vụ là các xu hướng khác đang lên ngôi
5. Nhu cầu cá nhân hóa trải nghiệm
6. Các chuyến đi dài ngày
7. Staycation hay nghỉ dưỡng tại chỗ là một xu hướng quan trọng đặc biệt sau thời kỳ dịch bệnh
1. Du lịch một mình (Solo Travel) và theo các nhóm (Solo Together)
Xu hướng này đã phát triển nhanh từ năm 2014 và trở nên thịnh hành, phổ biến, nhanh chóng trở thành xu thế chính trong năm 2023.
Sau thời gian phải ở nhà do đại dịch đến mức khủng hoảng tinh thần kéo dài.
Chúng ta có xu hướng theo đuổi một điều gì đó mới như sở thích, nghề thủ công hoặc kỹ năng sinh tồn.
Những chuyến du lịch một mình không chỉ dành cho người thích phiêu lưu khám phá những địa điểm mới.
Đây còn là sự khám phá nội tâm của một người, một kiểu thiết lập lại cuộc sống hoàn toàn mới sau thời gian dài giãn cách.
Các cá nhân và nhóm nhỏ có thể tự đi du lịch theo tour du lịch quan tâm đến các trải nghiệm cá nhân.
Ngoài ra, chuyến du lịch một mình là cơ hội hoàn hảo để bạn trở nên trò chuyện hoạt bát bằng một ngôn ngữ mới.
2. Du lịch giải trí kết hợp với công tác (Bleisure) - xu hướng nổi lên trước thời kỳ COVID-19
Khi ranh giới giữa công việc và cuộc sống ngày càng mờ nhạt, sự phân biệt giữa công việc và du lịch cá nhân cũng vậy.
Đó là một xu hướng đang trở nên phổ biến những ngày gần đây, đặc biệt trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19.
“Bleisure” hiện đang là từ khóa được tìm kiếm nhiều trong mảng du lịch, được kết hợp giữa hai từ business (kinh doanh) và leisure (giải trí).
Khi các du khách đi công tác và sự kiện có xu hướng sẽ kéo dài thời gian lưu trú cho các chuyến đi ngắn.
Một nghiên cứu của Expedia năm 2018 cho biết, khảo sát ở 5 quốc gia cho thấy, khách du lịch nghỉ dưỡng thực hiện hơn 6 chuyến công tác mỗi năm.
60% các chuyến công tác ở Hoa Kỳ có kết hợp các yếu tố giải trí, tăng từ mức 43% vào năm 2016.
Các chuyên gia phân tích thị trường nhận định hình thức này đã sẵn sàng để tiếp quản du lịch kinh doanh truyền thống vào các năm tới.
- Sự trỗi dậy của du lịch công tác Business Travel.
- Xu hướng du lịch: Bùng nổ xu hướng công tác kết hợp nghỉ dưỡng sau dịch COVID-19.
3. Du mục số và xu hướng làm việc từ xa - Digital nomad
Một dữ liệu nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy, lượng digital nomad tăng lên đáng kể trong năm 2019 và 2020.
Cụ thể, chỉ riêng ở Mỹ, năm 2018, chỉ có khoảng 4,8 triệu digital nomad.
Năm 2019, con số này là 7,3 triệu. Sang 2020, tỷ lệ đã tăng lên hơn 49%, tương đương 10,9 triệu.
Số digital nomad thậm chí đã tăng 140% kể từ năm 2005- khi khái niệm này bắt đầu được biết đến rộng rãi.
Và theo dự báo, tương lai, du mục kỹ thuật số sẽ còn nở rộ.
Nhiều người sẵn sàng hoặc mong muốn chuyển đổi nơi họ sẽ ngồi làm việc từ các văn phòng sang các bãi biển hay những khu rừng yên tĩnh.
Tỷ lệ làm việc lâu dài từ xa sẽ thúc đẩy xu hướng này, và cũng đòi hỏi những đổi thay của ngành du lịch, từ các tiện ích kết nối internet đến dịch vụ F&B phù hợp với cộng đồng này.
Đọc thêm: Phú Quốc - đảo “thiên đường” của cư dân “Digital nomad”.
4. Cá nhân hóa trải nghiệm và số hoá các dịch vụ là các xu hướng khác đang lên ngôi
Du khách giờ đây không phụ thuộc nhiều vào các đại lý du lịch và đặt chỗ, khi có các ứng dụng trực tuyến như Agoda, Booking, Airbnb, Traveloka.
Xu hướng đối với các dịch vụ kỹ thuật số và không tiếp xúc đã phổ biến hơn kể từ năm 2020.
Các dịch vụ hướng tới khách hàng đang được chuyển đổi nhờ sử dụng rộng rãi hơn các tùy chọn hỗ trợ công nghệ, chẳng hạn như đăng ký di động, thanh toán không tiếp xúc, điều khiển bằng giọng nói và sinh trắc học.
Bên cạnh đó, những người tiêu dùng đã quen với việc mở khóa điện thoại thông minh và máy tính xách tay của họ bằng nhận dạng khuôn mặt và dấu vân tay sẽ sớm mong đợi sự tiện lợi tương tự khi vào phòng khách sạn của họ.
Đọc thêm: Du lịch trực tuyến lên ngôi: Gotadi một lần chạm mang lại ngàn trải nghiệm tích cực cho khách hàng.
5. Nhu cầu cá nhân hóa trải nghiệm
Khách hàng không chỉ mong đợi email gửi cho họ sẽ được gửi đến với tên riêng, mà còn là các trải nghiệm địa phương sẽ cần phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.
Cùng với xu thế du lịch một mình, các dịch vụ ẩm thực có bản sắc và dịch vụ du lịch bản địa sẽ lên ngôi.
Văn hoá bản địa và các dịch vụ du lịch mạo hiểm, khám phá sẽ là phần quan trọng của xu thế cá nhân hoá.
Khách du lịch đang giảm dần tìm kiếm sự phô trương xa hoa của cải.
Thay vào đó, họ thích chi tiêu một cách khôn ngoan, có mục đích và tạo ra tác động tích cực đến thế giới.
Nhu cầu về những trải nghiệm độc đáo mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương theo những cách có ý nghĩa, cũng như các cơ sở lưu trú thích hợp, kỳ nghỉ mạo hiểm và kỳ nghỉ thư giãn.
Đọc thêm: Forbes đề cập đến Du lịch “có trách nhiệm” trong năm 2023.
6. Các chuyến đi dài ngày
Một nghiên cứu gần đây của Envoy cho thấy:
Du khách năm 2022 có xu hướng đi nghỉ dài ngày hơn, 5-7 đêm vào năm 2022, so với mức trung bình 3,8 đêm trong cả năm 2020 và 2021.
Chi phí cho vé máy bay tăng lên cũng là nguyên nhân của việc các du khách có xu hướng kéo dài kỳ nghỉ.
Trong khi đó, du khách cũng có xu hướng đặt trước các kỳ nghỉ với thời gian dài hơn.
Nhu cầu về các chuyến đi dài ngày sẽ ngày càng tăng do có nhiều cơ hội làm việc từ xa trong nhiều ngành nghề.
7. Staycation hay nghỉ dưỡng tại chỗ là một xu hướng quan trọng đặc biệt sau thời kỳ dịch bệnh
Các du khách có những lo ngại nhất định về chi phí cho chuyến đi, cộng với giá vé máy bay đắt đỏ cho các chuyến đi dài đã có xu hướng lựa chọn nghỉ ngơi ở gần nơi cư trú hơn, vốn không đòi hỏi nhiều chi phí cho việc di chuyển.
Du lịch tại chỗ đã mang lại cho họ những trải nghiệm đầy thú vị; giúp họ thỏa mãn các nhu cầu khám phá, thư giãn, tái tạo năng lượng.
Điều này lý giải vì sao xu hướng du lịch tại chỗ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Đọc thêm: Giải mã xu hướng đang lên ngôi mùa dịch - “Staycation”.
Cơ hội cho du lịch Việt Nam bứt phá
Sau hơn ba năm ngưng trệ, kể từ khi mở cửa trở lại, du lịch Việt Nam như chiếc lò xo bị kìm nén lâu đã bật tung hết cỡ, trở lại ấn tượng, nhanh chóng gặt hái kết quả khả quan.
Đọc thêm: Lượng tìm kiếm từ nước ngoài về du lịch Việt Nam tăng cao.
Năm 2022, Việt Nam cũng đã có hàng loạt các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, khu vui chơi giải trí hiện đại ở các điểm đến du lịch được chính thức đưa vào hoạt động.
Điều này chứng minh năng lực vượt khó và niềm tin vào sự phục hồi nhanh chóng của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
- Khám phá Nghệ An - địa điểm du lịch nghỉ dưỡng tiềm năng.
- Cửa Lò trên đà phát triển du lịch.
- Hàng nghìn du khách quốc tế đang đón chờ tour du lịch trọn gói của Inbound Vietnam Travel.
- Du lịch Quy Nhơn giàu lợi thế trở thành điểm du lịch đẳng cấp châu Á.
Ngoài ra, dự báo năm 2023 và các năm tiếp theo, các hoạt động du lịch trên thế giới và trong nước dần phục hồi và phát triển trở lại.
Những xu hướng du lịch mới sẽ là không chỉ đặt ra nhiều thách thức, mà còn là những cơ hội to lớn cho du lịch Việt Nam.
Nơi được coi là có nhiều giá trị về văn hoá bản địa và trải nghiệm trong số các điểm du lịch trên thế giới.
Lời kết:
Như vậy, việc tận dụng các cơ hội và phát triển đồng thời du lịch quốc tế sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.