Dịch bệnh khiến các doanh nghiệp co-working space phải loay hoay với bài toán đầu ra

Báo cáo của CBRE năm 2020 cũng cho thấy tỉ lệ lấp đầy văn phòng cho thuê cũng như văn phòng dịch vụ co-working space đang trên đà sụt giảm nghiêm trọng.

Đặc biệt, tại châu Á - Thái Bình Dương trong 5 năm trở lại đây, tồn kho mảng co-working space tăng gấp 3 lần.

Nguyên nhân tác động đến thị trường này là sự hạn chế nhu cầu đi lại của người lao động do lệnh giãn cách xã hội, cùng với đó là việc huy động vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu bị ảnh hưởng.

Crunchbase cho biết, năm 2020, tổng số vốn toàn cầu cho doanh nghiệp công nghệ tăng 4% (300 tỉ USD) so với cùng kỳ. Tuy nhiên, dòng vốn chỉ ưu tiên vào các ngành phát triển trong giãn cách như giáo dục, giải trí hay chăm sóc sức khoẻ trực tuyến,...

Riêng tại Việt Nam, Báo cáo Đổi mới Sáng tạo và Đầu tư Công nghệ Việt Nam 2020 (được thực hiện bởi Do Ventures và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia) cho thấy tổng số vốn rót vào các start-up Việt giảm 48% (hơn 450 triệu USD) so với cùng kỳ.

Khi nguồn vốn không còn dồi dào thì việc mở rộng hay gia tăng quy mô của các doanh nghiệp start-up cũng không còn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu thuê văn phòng nói chung và văn phòng co-working space nói riêng.

Toong vẫn tích cực triển khai các dự án co-working space

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, có rất ít doanh nghiệp co-working space vẫn duy trì sự ổn định và mở rộng thị trường như Toong.

Co-working space đầu tiên của Toong tại thành phố Hồ Chí Minh. Co-working space đầu tiên của Toong tại thành phố Hồ Chí Minh.

Được biết đến là chuỗi không gian làm việc chung (co-working space) quy mô quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, cuối tháng 5 năm 2021, Toong đưa trạm mới thứ 10 ở thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động.

Đây cũng là trạm thứ 2 được vận hành trong năm nay. Trước đó 1 tháng, Toong cũng đã vận hành một co-working space đầu tiên tích hợp với chuỗi khách sạn trong dự án hợp tác chiến lược với Wink Hotels.

Theo dự tích, từ đây đến cuối năm Toong sẽ đưa thêm ít nhất 2 chi nhánh mới ở thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động. Một chi nhánh trong đó sẽ thiết lập theo tổ hợp căn hộ - khách sạn và được quản lý bởi tập đoàn khách sạn IHG.

- CEO Dương Đỗ của doanh nghiệp cho biết.

Đồng thời, Toong cũng đang triển khai hoàn thiện dự án hợp tác cùng Wink Hotels với 3 địa điểm Đà Nẵng và Cần Thơ.

Lối thoát cho doanh nghiệp co-working space hậu COVID-19

Dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen làm việc của chủ đất. Do không thể đảm bảo người lao động sẽ quay lại làm việc đầy đủ sau dịch nên phía chủ đất cần các giải pháp cho thuê có thể linh động theo nhu cầu của khách hàng.

Có thể thấy, các doanh nghiệp co-working space vẫn còn cơ hội “trở mình”. Bởi lẽ, dịch bệnh cũng khiến các chủ đất (toà nhà văn phòng hay khách sạn) nhìn nhận xu hướng chia sẻ không gian làm việc chung) là tất yếu.

Theo báo cáo của CBRE, các chủ đất muốn phân bổ 20% diện tích văn phòng hiện tại cho các co-working space. Họ tin rằng đây là hành động cần thiết có khả năng nâng cao giá trị toà nhà.

Nhóm chủ đất này sẽ tham gia thị trường co-working space bằng 2 cách: hoặc tự vận hành hoặc hợp tác với một đơn vị co-working space có thâm niên trên thị trường.

Một số khách sạn ở Việt Nam cũng đã thử nghiệm mô hình này từ năm 2018, nhưng hợp tác theo mô hình chuỗi co-working space thì chỉ mới có Toong và Wink Hotels.

Không gian làm việc chung trong một dự án kết hợp giữa Toong và Wink Hotels. Không gian làm việc chung trong một dự án kết hợp giữa Toong và Wink Hotels.

Theo ông Dương Đỗ, trên thực tế, việc hợp tác giữa 2 doanh nghiệp là không dễ dàng vì khó đạt đến thống nhất khi triển khai dịch vụ trong việc quy hoạch không gian.

Các doanh nghiệp co-working space yêu cầu khá cứng nhắc về mặt bằng dịch vụ, trong khi phía mặt bằng khách sạn lại đòi hỏi sự tối ưu khi quy hoạch không gian và dịch vụ.

“Quan trọng là làm sao vừa tạo được sự cộng hưởng trong trải nghiệm của khách lưu trú tại khách sạn và làm việc trong không gian co-working space, vừa đảm bảo hiệu quả tài chính hai bên.”

Ông Dương Đỗ chia sẻ.

Trong khi các doanh nghiệp co-working space vẫn đang tìm kiếm lối thoát trong bối cảnh dịch bệnh, thì các chủ đất ngày càng mở rộng hơn xu hướng co-working space.

Theo dự báo của CBRE, viễn cảnh của các co-working space ở châu Á - Thái Bình Dương là sẽ có nhiều cuộc mua bán hoặc sáp nhập trong thời gian tới.

Các đơn vị co-working space sẽ phải tìm cho mình biện pháp thích hợp, hoặc bị mua lại bởi những doanh nghiệp cùng ngành, hoặc liên kết với các đơn vị chủ đất để duy trì và phát triển.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư.