Shoppertainment là hình thức thương mại dựa trên nội dung có tính chất giải trí và định hướng người tiêu dùng.

Từ đó tạo ra những trải nghiệm mua sắm phong phú.

Xu hướng này mở ra lộ trình hấp dẫn để các thương hiệu cách mạng hóa cách họ tương tác với các đối tượng mục tiêu.

Thông qua định dạng ưu tiên video (video-first) và có âm thanh, đây trở thành một trong những xu hướng TikTok đang ngày càng trở nên phổ biến.

Xu hướng mua sắm giải trí tạo thị trường tỷ đô trong tương lai

TikTok và Tập đoàn tư vấn Boston (Boston Consulting Group - BCG) chính thức công bố báo cáo:

"Shoppertainment: APAC's Trillion-Dollar Opportunity" (Mua sắm kết hợp giải trí: Cơ hội trị giá hàng nghìn tỷ đô la cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương).

Phân tích được thực hiện bởi BCG cũng dự đoán Indonesia, Việt Nam và Thái Lan là các thị trường phát triển ấn tượng nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tại 3 thị trường này cùng với Úc, Shoppertainment sẽ đạt tốc độ 63% tăng trưởng kép hàng năm trong vòng 3 năm tới.

Đồng thời tăng gấp 4 lần giá trị thị trường từ 24 tỷ USD lên 100 tỷ USD.

Người dùng đón nhận nội dung giải trí thay cho những lời chào hàng làm Shoppertainment ngày càng phát triển.
Người dùng đón nhận nội dung giải trí thay cho những lời chào hàng làm Shoppertainment ngày càng phát triển.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng trải nghiệm quảng cáo trực tuyến đã đạt đến điểm bão hòa.

Cụ thể:

● 26% người tiêu dùng muốn có thêm thời gian để cân nhắc mua hàng
● 46% quyết định mua hàng vào một ngày khác;
● 89% người tiêu dùng tìm kiếm thông tin cả trong và ngoài ứng dụng
● 63% cần xem nội dung ít nhất 3-4 lần
● 85% chuyển đổi ứng dụng trên hành trình mua sắm
● 34% người tiêu dùng hoài nghi về các nội dung thương hiệu, gây cản trở trong việc đưa ra quyết định mua hàng.

Shoppertainment sẽ mang đến nhiều cơ hội cho thương hiệu, cho phép họ kích hoạt lại niềm yêu thích mua sắm của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng sẽ nói không với những lời chào hàng, nhưng họ sẽ nói có với những trải nghiệm giải trí.

Đó là những chia sẻ của ông Sameer Singh, Giám đốc Giải pháp Kinh doanh Toàn cầu, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Ông Sameer Singh, Giám đốc Giải pháp Kinh Doanh Toàn Cầu, khu vực Đông Nam Á của TikTok.
Ông Sameer Singh, Giám đốc Giải pháp Kinh Doanh Toàn Cầu, khu vực Đông Nam Á của TikTok.

Tâm lý này đã tạo ra cơ hội để các thương hiệu nắm bắt xu hướng Shoppertainment.

Cách tiếp cận ưu tiên nội dung giúp thương hiệu định hướng và giải trí khách hàng.

Shoppertainment cho phép các thương hiệu tương tác với khách hàng trong suốt hành trình mua sắm một cách tự nhiên mà không cần rao bán sản phẩm công khai.

Tất cả sẽ giúp cho thương hiệu đáp ứng được cả nhu cầu chức năng và cảm xúc của khách hàng, từ đó xây dựng mối quan hệ với khách hàng bền vững hơn.

Hành trình từ khám phá tới mua hàng trong Shoppertainment

Chia sẻ về xu hướng này, tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến – VOMF 2022 ông Nguyễn Tiến Huy, CEO DigiPencil cho biết:

Hình thức mua sắm Shoppertainment đang tận dụng tốt tính năng của mạng xã hội khi cùng lúc đáp ứng được nhiều nhu cầu giải trí cơ bản.

Đó chính là giao tiếp, bàn luận và mặc cả hàng hóa.

Ông Nguyễn Tiến Huy, CEO DigiPencil.
Ông Nguyễn Tiến Huy, CEO DigiPencil.

Mô hình này thể hiện được cái chất, cái duyên của người bán hàng giúp thu hút được khách hàng chú ý đến sản phẩm và tiến hành đặt mua.

Shoppertainment đáp ứng nhu cầu trò chuyện thể hiện ở tần suất xuất hiện thương hiệu và sản phẩm.

Cùng với đó là lượng comment phong phú, đa chiều khiến người tiêu dùng có cảm giác bị kích thích muốn tham gia tìm hiểu sản phẩm.

Đối với nhu cầu mặc cả, người bán hàng sẽ phải tạo ra được nhiều đơn hàng giảm giá mới song vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Hành trình khách hàng theo mô hình vòng lặp của TikTok. (Ảnh: DigiPencil).
Tại sự kiện, ông Nguyễn Tiến Huy đã giới thiệu hành trình khách hàng được phát triển từ mô hình vòng lặp của TikTok. (Ảnh: DigiPencil).

Thứ nhất, dễ dàng tiếp cận thông tin sản phẩm

Shoppertainment đem đến cho người tiêu dùng thông tin về sản phẩm, cũng như có thể khám phá sản phẩm trước khi mua sắm.

Nhờ vậy mà người tiêu dùng có thể trải nghiệm được chất lượng sản phẩm và dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Người tiêu dùng thích mua sắm các sản phẩm, như quần áo từ các hoạt động livestream, vì chúng thực tế hơn khi xem sản phẩm trên một bức tranh.

Theo CEO Lazada James Dong, người tiêu dùng, luôn muốn trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị.

Vì thế việc mua sắm kết hợp với nhiều hình thức giải trí là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ trên các nền tảng thương mại điện tử.

Chiến lược nội dung cho từng giai đoạn trong hành trình mua hàng của khách hàng.
Chiến lược nội dung cho từng giai đoạn trong hành trình mua hàng của khách hàng.

Thứ hai, tiết kiệm thời gian nghiên cứu và so sánh các sản phẩm

Nhu cầu mua sắm ngày càng tăng và hàng hoá ngày càng đa dạng.

Người tiêu dùng luôn muốn sử dụng thời gian của mình hiệu quả nhất thông qua việc xem các video, livestream giới thiệu sản phẩm, cũng như chia sẻ, đánh giá từ người từng mua hàng.

Các video review, livestream giúp người tiêu dùng dễ dàng đánh giá có nên mua sản phẩm đó không.
Các video review, livestream giúp người tiêu dùng dễ dàng đánh giá có nên mua sản phẩm đó không.

Đó là cách giúp tiết kiệm thời gian và dễ dàng mua sản phẩm yêu thích của mình sau khi đã được sàng lọc từ người tiêu dùng trước.

Sự kết hợp mua sắm và giải trí giúp người tiêu dùng tìm hiểu sản phẩm ở nhiều kênh bán hàng, nhiều nơi, so sánh rồi mới quyết định mua hàng ở đâu.

Thứ ba, người dùng được “mặc cả” hàng hóa

Tương tự như mua bán trực tiếp, người dùng có thể mua được sản phẩm với giá tốt hơn dựa vào các mã giảm giá.

Ngoài ra, nếu một khách hàng nhận được phiếu giảm giá, họ sẽ vui mừng và chia sẻ niềm vui ấy với những người khác nữa.

Điều ấy góp phần quảng bá cho nhãn hàng đó và người thân, bạn bè của họ sẽ trở thành những khách hàng mới của doanh nghiệp.

Thứ tư, cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi mua sắm

Sự kết hợp mua sắm và giải trí giúp cho người tiêu dùng tương tác được với người bán, cũng như người tiêu dùng khác.

Thông qua việc chia sẻ thông tin hay tương tác trực tiếp các buổi livestream, video, các trò chơi điện tử được tích hợp trên website bán hàng.

Shoppertainment đem lại niềm vui khiến khách hàng tương tác lâu hơn và trở nên trung thành với thương hiệu.
Shoppertainment đem lại niềm vui khiến khách hàng tương tác lâu hơn và trở nên trung thành với thương hiệu.

Điểm tạo nên sự khác biệt cho TikTok chính là sức mạnh của niềm vui và giá trị kết nối.

Người tiêu dùng ngày nay rất “nhạy” với nội dung quảng cáo, vì thế, xu hướng quảng cáo không còn là cuộc đối thoại một chiều từ thương hiệu.

Tại TikTok, các nhãn hàng có thể hợp tác cùng các nhà sáng tạo nội dung để thổi hồn vào câu chuyện thương hiệu.

Qua đó, giúp thương hiệu vừa lan tỏa niềm vui, vừa tạo ra tương tác tích cực hai chiều với khách hàng tiềm năng.

Mô hình trên đây đã chứng minh cho nhãn hàng thấy được tầm quan trọng của niềm vui và yếu tố giải trí trong quảng cáo, thắt chặt sợi dây liên kết với người dùng.

Từ đó chuyển đổi người dùng hạnh phúc thành khách hàng vui vẻ.

Khám phá sản phẩm, tìm hiểu chúng và nhận được niềm vui khi mua hàng tạo nên hành trình khách hàng của Shoppertainment.

Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến – VOMF 2022 đã mang đến những cập nhật mới về xu hướng tiếp thị trong thời đại mới đến với cộng đồng.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

null

null

null

null