Diễn đàn tiếp thị trực tuyến Social Marketing - VOMF 2022
VOMF 2022 là sự kiện chính thống về tiếp thị trực tuyến với quy mô toàn quốc.
VOMF 2022 sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18/10/2022, và Hà Nội vào ngày 20/10/2022.
Tiếp nối thành công, diễn đàn năm nay sắp diễn ra với chủ đề “Social Marketing” hứa hẹn mang đến những giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa các nền tảng Tiếp thị trực tuyến.
Mục tiêu của sự kiện là đưa ra những cách thức và góc nhìn mới về một hoạt động không mới trong Marketing nhưng rất chiếm phần lớn các hoạt động thực tế trong doanh nghiệp.
Đọc thêm: Diễn đàn tiếp thị trực tuyến Social Marketing - VOMF 2022.
Tại phiên 2 của VOMF 2022, khách mời sẽ thảo luận các đề tài sau:
- Mua sắm kết hợp giải trí: Cơ hội trị giá hàng tỉ đô la cho doanh nghiệp Việt Nam;
- Giới thiệu về Shoppertainment;
- Case study thành công với Shoppertainment trên sàn thương mại điện tử và Tiktok;
- 10X your business with New Retail Marketing Strategies - Phát triển doanh nghiệp của bạn gấp 10 lần với Chiến lược Marketing Bán Lẻ Mới.
Phần trình bày của Ông Andy Vũ (CEO Digimind) - Tư vấn tổng thể về Marketing
Tại hội thảo lần này, ông Andy Vũ (CEO Digimind) trình bày tổng thể về Marketing, nội dung xoay quanh các vấn đề:
- Động lực thúc đẩu nhờ sự sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử;
- Xu hướng Shoppertainment;
- Giá trị của Shoppertainment;
- Shoppertainment mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp;
- Case Study của thương hiệu Garnier;
- Những lưu ý cho doanh nghiệp.
1. Lý do phát triển Shoppertainment - Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử, Hành vi tiêu dùng, các xu hướng mới trong thời đại số
Lý do phát triển Shoppertainment chủ yếu là do:
- Tăng trưởng ngành thương mại điện tử;
- Sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng;
- Các xu hướng tiếp thị hot nhất hiện nay như: Human Experience hay Đổi mới mang tính trải nghiệm và Gamification.
- Tăng trưởng ngành thương mại điện tử
Báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết:
Tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2016-2019 vào khoảng 30%.
Theo đó, báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company được dẫn từ báo cáo của VECOM năm 2021 cũng cho thấy thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD.
Có thể thấy, thương mại điện tử đang trên đà tăng trưởng và sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tiếp theo.
Đọc thêm: Thương mại điện tử bùng nổ trong năm 2021.
- Hành vi tiêu dùng thay đổi, nhất là hậu COVID-19
Nhờ thế mạnh dân số trẻ cũng như lượng người sử dụng và giao dịch thương mại điện tử trên điện thoại thông minh đông đảo, Việt Nam ngày càng phát triển trên thị trường này.
Những năm gần đây, khái niệm thương mại điện tử đã không còn xa lạ đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Đặc biệt trong năm 2020, thói quen mua sắm của người dùng bị thay đổi rất nhiều do ảnh hưởng từ đại dịch.
Một đặc điểm tâm lý tiêu dùng được iPrice chỉ ra trong báo cáo lần này là người Việt tương tác thường xuyên trên các Fanpage thương mại điện tử.
Thêm vào đó, như chia sẻ của Bà Đặng Thuý Hà, Giám đốc miền Bắc, NielsenIQ tại sự kiện MarTech Expo Open 2022, nhu cầu và xu hướng của người tiêu dùng cũng dần thay đổi, trải dài theo 4 mức độ, từ thấp đến cao:
- Tiện lợi;
- Trải nghiệm độc lạ;
- Cá nhân hóa;
- Cách người tiêu dùng tiếp cận để mua sắm.
Đọc thêm:
- Tiêu dùng kỹ thuật số trở thành một nếp sống mới của người Việt.
- Consumer Insights: Giải mã 4 xu hướng của người tiêu dùng định hình thị trường trong tương lai.
- Xu hướng Human Experience, Đổi mới mang tính trải nghiệm, Gamification
Theo báo cáo Xu hướng tiếp thị toàn cầu liên tiếp 3 năm qua, Human Experience - trải nghiệm của người tiêu dùng như con người đã trở thành một làn sóng bùng nổ trong xu hướng Marketing vào những năm qua.
Và trong 6 năm qua, xu hướng Đổi mới mang tính trải nghiệm, cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
Cả hai đều tập trung vào những chiến lược đổi mới mang tính trải nghiệm hướng đến con người.
Nhiều doanh nghiệp trên thế giới và thị trường Việt đã theo đuổi 2 xu hướng này trong nhiều năm nay và đạt được những kết quả nhất định, như:
Sakuko, Coca Cola, BAEMIN, YODY, Tiki, BambuUP...
Các chiến lược Marketing đã bắt đầu chú ý đến việc mang lại những giá trị thật, những điểm chạm mang yếu tố con người trong chính các bài viết, hình ảnh, sản phẩm,... đáp ứng được 4 nhu cầu tiêu dùng hiện nay.
Đọc thêm:
- Trends Review: Human Experience - Một câu chuyện dài từ báo cáo 3 năm của Deloitte.
- 6 năm nhìn lại chiến lược đổi mới mang tính trải nghiệm.
Không chỉ quan trọng yếu tố con người, ngày nay người dùng còn quan tâm đến trải nghiệm độc lạ và thú vị.
Gamification hay gọi “Game hóa” được hiểu là việc ứng dụng các thành phần của Game vào trong các lĩnh vực khác để tạo ra một trải nghiệm thú vị cho người dùng.
Chỉ với kinh phí ít ỏi cùng bộ óc sáng tạo kịch bản thú vị, bạn đã có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận hay giữ chân hàng ngàn khách hàng chỉ trong một chiến dịch.
Nổi bật là các chiến dịch của Nike, MoMo, Starbucks.
Đọc thêm: Xu hướng Gamification - xu hướng tiếp thị sáng tạo cho doanh nghiệp năm 2022.
2. Shoppertainment - Xu hướng thương mại giải trí
Từ hành vi người dùng trải nghiệm độc lạ, cá nhân hoá, người tiêu dùng ngày càng chú ý đến các nhu cầu nâng cao giải trí trong khi mua sắm.
Khái niệm căn bản nhất của 'Shoppertainment' là sự kết hợp giữa giải trí và mua sắm.
Mô hình này thực chất đã xuất hiện từ khá lâu tại các trung tâm thương mại, khu mua sắm, khu tích hợp,...
Ngày nay, các tính năng phát trực tiếp, trò chơi, mạng xã hội riêng,... trên các nền tảng Lazada hay Shopee ngày càng phổ biến hiện nay là một ví dụ.
Theo một khảo sát, khi đề cập đến Shoppertainment, 70% người tiêu dùng được khảo sát bày tỏ sự quan tâm đến hình thức mua sắm trực tuyến mới này.
Đặc biệt, gần một nửa số người tiêu dùng được khảo sát đã tăng số lượt tương tác với các tính năng Shoppertainment nhờ COVID-19.
Đọc thêm: Shoppertainment - mị lực giữ chân người tiêu dùng của ngành thương mại điện tử.
3. Shoppertainment mang lại giá trị gì?
Shoppertainment có nhiều ưu điểm như:
- Giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm
Shoppertainment đem đến cho người tiêu dùng thông tin về sản phẩm, cũng như có thể trải nghiệm trước chất lượng sản phẩm và dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.
- Đảm bảo sự dễ dàng và thuận tiện
Thông qua việc xem các video, livestream giới thiệu sản phẩm, cũng như chia sẻ, đánh giá về sản phẩm từ người tiêu dùng, khách hàng sẽ tiết kiệm thời gian và dễ dàng mua sản phẩm yêu thích.
- Người tiêu dùng cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi mua sắm
Người tiêu dùng có thể chia sẻ thông tin hay tương tác trực tiếp tại các buổi livestream, video, các trò chơi điện tử,...
Đồng thời, các trò chơi hay xem livestream bán hàng còn giúp người tiêu dùng thoải mái, vui vẻ, thậm chí hứng thú với việc săn quà tặng hay mã giảm giá.
4. Shoppertainment - Mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp
Shoppertainment được dự báo sẽ dẫn đầu xu hướng mua sắm và mang đến cơ hội ngàn tỉ USD cho thị trường châu Á - Thái Bình Dương.
Phân tích này được thực hiện bởi Tập đoàn tư vấn Boston BCG.
Báo cáo này cũng dự đoán Indonesia, Việt Nam và Thái Lan là các thị trường phát triển ấn tượng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tại 3 thị trường này cùng với Úc, Shoppertainment sẽ đạt tốc độ 63% tăng trưởng kép hằng năm trong vòng 3 năm tới, đồng thời tăng gấp 4 lần giá trị thị trường từ 24 tỉ USD lên 100 tỉ USD.
Nghiên cứu còn cho thấy người tiêu dùng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang mong đợi các thương hiệu tập trung vào yếu tố giải trí trước khi đưa ra các thông tin thương mại như sản phẩm hay đường dẫn mua hàng.
Theo đó, có thể thấy Shoppertainment sẽ mở ra nhiều nguồn doanh thu mới cho thương hiệu.
5. Shoppertainment được vận dụng hiệu quả tại Việt Nam - Garnier tận dụng nền tảng TikTok
Ngoài các nền tảng thương mại điện tử như Lazada hay Shopee, các thương hiệu cũng đã bắt đầu có những động thái tích cực với Shoppertainment.
Tại Việt Nam, các thương hiệu như Garnier đã tận dụng nền tảng TikTok cho cả giai đoạn xây dựng nhận thức về thương hiệu cũng như thúc đẩy doanh số.
Theo đó, Garnier đã khởi động chiến dịch quảng cáo trên TikTok cùng với các đại sứ thương hiệu Gen Z và nữ ca sĩ nổi tiếng Amee, để quảng bá sản phẩm chăm sóc da mới.
Vượt ngoài mong đợi, chiến dịch đã thu về những kết quả ấn tượng với cột mốc 283 triệu lượt xem trên TikTok.
Quan trọng hơn, sau chiến dịch, Garnier đã thấy tác động bán hàng rất tích cực với doanh số bán hàng trên trang thương mại điện tử Shopee tăng 30%.
Huyết thanh của Garnier, sản phẩm được quảng bá xuyên suốt chiến dịch, thậm chí còn trở thành huyết thanh số 1 trên Shopee vào tháng đó, đạt kỷ lục bán hàng mới cho một chiến dịch lớn của Garnier.
TikTok cho biết:
“Một nửa người dùng TikTok thừa nhận họ đã khám phá sản phẩm hoặc thương hiệu mới khi đang sử dụng nền tảng, 89% người dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem video trên TikTok”.
6. Những lưu ý dành cho doanh nghiệp
Có thể thấy, người tiêu dùng giờ đây không chỉ tập trung vào mua hàng theo quảng cáo mà còn chú trọng những trải nghiệm.
Vậy nên, các doanh nghiệp cần:
- Lựa chọn hình thức tiếp thị cho bán hàng bằng cách xây dựng video ngắn hay livestream sản phẩm theo hướng phù hợp với đặc thù sản phẩm và thực tế, đủ thông tin ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.
- Xây dựng các trò chơi có thưởng, chương trình khuyến mại, săn thưởng… trên Website hoặc nền tảng mong muốn để giữ chân và khiến khách hàng nhớ đến nhiều hơn.
- Xem xét chi phí thiết lập cho Shoppertainment bởi vì, chạy theo công nghệ rất tốn kém chi phí và thời gian.
- Có thể xây dựng video và kết hợp các buổi livestream giới thiệu các sản phẩm trên phương tiện truyền thông xã hội, như: Facebook, Tiktok, Instagram, Zalo… để mang lại một hành trình mua sắm đầy trải nghiệm cho khách hàng.
Tuy nhiên, không chỉ tạo được sự thu hút và tăng trải nghiệm khách hàng, các thương hiệu cần chú ý đến thông điệp của thương hiệu, câu chuyện thương hiệu, chất lượng sản phẩm để lựa chọn các hình thức cho phù hợp.
Lời kết
Biến mình thành một phần quan trọng trong đời sống của người tiêu dùng sẽ là lựa chọn đúng đắn hơn thông qua áp dụng hình thức Shoppertainment.
Cùng đón xem ông Andy Vũ và các khách mời trình bày kinh nghiệm và những chia sẻ của mình về xu hướng này tại VOMF 2022 năm nay.