Mạng xã hội hiện đang phát triển rất mạnh mẽ với lượng người dùng tăng trưởng liên tục.

Điều này biến nền tảng trở thành một trong những phương tiện chiến lược để thương hiệu tiếp cận với khách hàng.

Sự phát triển mạnh mẽ của TikTok - Một nền tảng mạng xã hội phổ biến, video ngắn vẫn đang và sẽ tiếp tục là phương thức truyền thông được nhiều thương hiệu lựa chọn để tiếp cận và thu hút khách hàng mua sắm.

1. Sức mạng của sáng tạo nội dung thu hút và tiếp cận khách hàng

Internet đã thay đổi đáng kể cách cộng đồng chia sẻ và tiêu thụ nội dung, đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng và góc nhìn của người tiêu dùng.

Do đó, các nhãn hàng cần tìm cách sáng tạo thêm nhiều nội dung nổi bật hơn so với cộng đồng.

Với sự phát triển mạng xã hội cũng như các công cụ khác, bất kỳ thương hiệu nào cũng có khả năng trở thành nhà sáng tạo nội dung, họ có thể thu hút khách hàng bằng những nội dung hấp dẫn và phù hợp với phân khúc khách hàng nhắm đến.

Thoạt nhìn thì có vẻ nền kinh tế sáng tạo chuẩn bị đi vào giai đoạn bão hòa và không phát triển thêm được nữa, nhưng thực tế lại đang chứng minh điều ngược lại.

Dù được thúc đẩy bởi hơn 50 triệu người, thị trường tỷ đô này vẫn đang cất giấu nhiều điều sâu xa hơn là các nền tảng kiếm tiền và hoàn toàn có thể tạo ra thêm thu nhập cho phần lớn người tham gia.Dù được thúc đẩy bởi hơn 50 triệu người, thị trường tỷ đô này vẫn đang cất giấu nhiều điều sâu xa hơn là các nền tảng kiếm tiền và hoàn toàn có thể tạo ra thêm thu nhập cho phần lớn người tham gia.


Sân chơi hiện tại cho các nhà sáng tạo vẫn chưa công bằng và những câu chuyện thành công hoàn toàn có thể được nhân rộng hơn nữa.

Điều này chủ yếu đến từ việc các cấp độ của nền kinh tế mới này thường ít được để ý đến. Nhưng sự thật là mỗi cấp độ của người sáng tạo lại mang một nền kinh tế riêng.

Mỗi cấp độ của người sáng tạo lại mang một nền kinh tế riêng.Mỗi cấp độ của người sáng tạo lại mang một nền kinh tế riêng.

Cấp độ 1: Những người làm nội dung cho vui để thỏa mãn sở thích

Với những công cụ hiện đại ngày nay, việc trở thành người sáng tạo nội dung là một điều khá dễ.

Ví dụ như nếu muốn làm podcast thì có ứng dụng Descript để chỉnh sửa và Anchor để phát hành hoặc Splice giúp cho bất cứ ai cũng có thể thành nhạc sĩ.

Vì lẽ đó, càng ngày sẽ càng có nhiều người làm nội dung theo sở thích.

Khó khăn của cấp độ này là việc thiếu thời gian hoặc kinh phí để bắt đầu kinh doanh hoặc không biết cách làm phân phối, marketing.

Thông thường, nhóm người này gặp khó khăn trong việc sản xuất ra những nội dung chất lượng hoặc mang giá trị thật sự.

Hiển nhiên là sẽ chỉ có số ít thực sự đủ khả năng để kiếm sống từ việc này.

Cấp độ 2: Những người kiếm ra tiền từ công việc sáng tạo của họ

Có rất nhiều câu chuyện thành công của những người này, họ bắt đầu từ việc làm nội dung vì sở thích và sau đó bỏ việc để theo đuổi con đường sáng tạo nội dung.

Những người này chắc chắn đã tiến xa hơn nhóm ở cấp độ 1 ở khoản có thu nhập ổn định, nhưng vẫn sẽ còn đâu đó những điểm chung.

Điểm khó khăn ở đây thường là sự thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh, do đó làm thời gian dành cho vào việc sáng tạo bị giảm đi.

Đồng thời, họ cũng không có đủ nguồn lực cần thiết để làm marketing cho sản phẩm của mình.

Cấp độ 3: Những ngôi sao có thể kiếm về hợp đồng với đối tác bên ngoài để gia tăng phạm vi tiếp cận

Đối với nhóm người ở cấp độ này, thách thức lớn nhất là việc duy trì độ nổi tiếng và sự phù hợp.

Cũng đã có nhiều trường hợp mà ngôi sao mất đi cơ hội làm ăn hay thậm chí là thu nhập vì nhãn hàng mình hợp tác rơi vào khủng hoảng.

Ở một mức độ cao hơn, khó khăn của cấp độ 3 sẽ là việc làm thế nào để tận dụng một nhãn hàng cho việc kinh doanh của bản thân.

Cấp độ 4: Những doanh nhân với thương hiệu không chỉ phát triển mà sống lâu hơn cả chính những người tạo ra nó

Một vài ví dụ cụ thể cho nhóm người này là Rihanna với thương hiệu Fenty và Goop của siêu sao Gwyneth Paltrow.

Beyonce từng nói “Cháu chắt của tôi khi sinh ra thì đã giàu sẵn rồi” và câu này cũng là minh chứng rất cụ thể cho cấp độ 4.

Tất nhiên, đây là cấp độ khó đạt được nhất.

Bất cứ nền tảng cho người sáng tạo nào đang đạt thành công đều hiểu rõ về người dùng của mình và tập trung vào giải quyết những khó khăn cho họ, ví dụ như Facebook, Youtube hoặc Instagram.

Công ty nào nắm bắt được xu thế, phát triển được công cụ, nền tảng sẵn có để phục vụ một nhóm cụ thể những người sáng tạo nội dung sẽ có ưu thế rất lớn trong tương lai.

Xu hướng Social Media năm 2022 sẽ là bước thay đổi mới sau đại dịch COVID-19. Cuộc chạy đua không ngừng nghỉ của các thiết bị công nghệ vì hành vi của người dùng cũng thay đổi theo từng giờ.
Mức tiêu thụ trên Social Media gia tăng tạo ra những điều kiện hoàn hảo cho sự bùng nổ mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội.Mức tiêu thụ trên Social Media gia tăng tạo ra những điều kiện hoàn hảo cho sự bùng nổ mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội.


Có rất nhiều xu hướng được “thiết lập” nhằm bắt kịp sự thay đổi của hành vi người tiêu dùng như:

Người dùng điện thoại di động; hiệu suất quảng cáo trên Facebook; nội dung quảng cáo phù hợp với mục tiêu khách hàng; video ngắn; xu hướng Digital Marketing tiềm năng trên Instagram Reels; IGTV - Nền tảng xem video mới dành riêng cho người dùng di động trên Instagram; Thương mại xã hội (Social Commerce).

Hiện nay, một trong những nền tảng xã hội nổi bật nhất có thể kể đến là Tiktok, ứng dụng định dạng video ngắn đang bùng nổ, đã và đang vượt mặt nhiều nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Zoom.

Vượt Facebook, TikTok trở thành ứng dụng phổ biến nhất thế giới. Vượt Facebook, TikTok trở thành ứng dụng phổ biến nhất thế giới.

Với số lượt tải xuống trên toàn cầu lên đến hơn 2 tỷ, TikTok đang dần trở thành một “sân chơi” mới được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đưa sản phẩm dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn.

Các thương hiệu quảng cáo trên TikTok cũng nhận thấy rằng nhận thức về thương hiệu của họ đã được nhân rộng một cách mạnh mẽ hơn so với các nền tảng khác.

Theo công ty nghiên cứu Insider Intelligence, doanh thu từ quảng cáo của ứng dụng chia sẻ video TikTok có thể sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2022 lên hơn 11,6 tỷ USD, vượt qua doanh thu của các đối thủ Twitter Inc và Snap Inc.Theo công ty nghiên cứu Insider Intelligence, doanh thu từ quảng cáo của ứng dụng chia sẻ video TikTok có thể sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2022 lên hơn 11,6 tỷ USD, vượt qua doanh thu của các đối thủ Twitter Inc và Snap Inc.

Việc doanh số cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào một loạt các yếu tố khác nhau.

Các yếu tố bao gồm cả sự phù hợp với đối tượng và cách tiếp cận. 

Doanh nghiệp có thể kết hợp với các chương trình khuyến mãi để gây được tiếng vang tốt nhất và mang lại lợi ích đáng kể cho thương hiệu.Doanh nghiệp có thể kết hợp với các chương trình khuyến mãi để gây được tiếng vang tốt nhất và mang lại lợi ích đáng kể cho thương hiệu.

2. Sử dụng mạng xã hội như một công cụ bán hàng quan trọng

Các nền tảng mạng xã hội ngày nay chiếm nhiều thời gian của người dùng hơn so với việc giao lưu kết nối với bạn bè và gia đình.

Trải nghiệm của người dùng sẽ được gia tăng đáng kể, họ có thể tìm kiếm nguồn cảm hứng từ những người mà họ theo dõi, hoặc nhắn tin trực tiếp để hỏi ý kiến bạn bè, hoặc nhiều hơn nữa… tất cả diễn ra ngay trong khi họ đang lướt trên trang mua sắm.
Hình thức mua sắm trực tuyến chiếm ưu thế bởi tính tiện lợi khi sử dụng và đa dạng về sản phẩm.Hình thức mua sắm trực tuyến chiếm ưu thế bởi tính tiện lợi khi sử dụng và đa dạng về sản phẩm.

Social Commerce

Chúng ta đang được chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại điện tử trên các thị trường và lãnh thổ khác nhau. 

Một tỉ lệ lớn người tiêu dùng đang quen dần với việc mua hàng trực tuyến, tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thử nghiệm và tối ưu các công cụ bán hàng khác nhau chẳng hạn như Social Commerce.

Social Commerce là việc sử dụng các trang web mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Zalo, Instagram,... làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp.

Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social media (Mạng xã hội) và E-commerce (Thương mại điện tử).

Thương mại qua mạng xã hội đang dần trở thành xu hướng mới và tiềm năng nhất trong thị trường mua bán trực tuyến.Thương mại qua mạng xã hội đang dần trở thành xu hướng mới và tiềm năng nhất trong thị trường mua bán trực tuyến.

Social Selling

Hay một khái niệm khác nữa liên quan đến hình thức bán hàng qua mạng xã hội được nhiều doanh nghiệp ứng dụng là Social selling - Bán hàng hàng bằng cách xây dựng mối quan hệ cá nhân trên mạng xã hội.

Social Selling là nghệ thuật sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tìm kiếm, kết nối, thấu hiểu và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Đây là cách hiện đại để phát triển các mối quan hệ có ý nghĩa với khách hàng tiềm năng để bạn là người đầu tiên hoặc thương hiệu mà khách hàng tiềm năng nghĩ đến khi họ sẵn sàng mua.

Trong một khảo sát gần đây của CSO Insights và Seismic, một trong 3 chuyên gia B2B nói rằng các công cụ Social selling đã tăng số lượng khách hàng tiềm năng mà họ phải làm việc với. Thậm chí nhiều hơn nữa, 39% nói rằng các công cụ xã hội đã giảm lượng thời gian họ dành cho việc nghiên cứu các liên hệ và danh bạ.

Khảo sát gần đây của CSO Insights và Seismic.Khảo sát gần đây của CSO Insights và Seismic.

Xây dựng một mạng lưới mạnh mẽ thông qua các kênh truyền thông xã hội khác nhau cho phép bạn tìm kiếm những lời giới thiệu đến các khách hàng mua hàng tiềm năng mới thông qua các kết nối chung hiện có, tạo ra cảm giác tin tưởng và mối quan hệ ngay lập tức.

Shoppertainment (Mua sắm kết hợp giải trí)

Có thể nói hình thức bán hàng thông qua các nền tảng cộng đồng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, tuy nhiên chúng cũng sẽ biến đổi rất nhanh để bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng đặc biệt là giai đoạn bùng phát của COVID-19.

Hành vi mua sắm thay đổi với tốc độ nhanh chóng đã mở ra kỷ nguyên mới của Shoppertainment (Mua sắm kết hợp giải trí), nơi người tiêu dùng ngày càng bị thu hút bởi trải nghiệm mua sắm thú vị và vui vẻ.

Do dịch bệnh bùng phát, người dân bị hạn chế di chuyển và phải trì hoãn nhiều kế hoạch. Điều này đã tác động đến những thay đổi trong thói quen mua sắm và cả cách giải trí của con người.


Không còn đơn thuần là nơi kết nối người mua - người bán, các nền tảng thương mại điện tử đang dần mở rộng biên giới của mình với hình thức mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment).Không còn đơn thuần là nơi kết nối người mua - người bán, các nền tảng thương mại điện tử đang dần mở rộng biên giới của mình với hình thức mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment).

Cùng với sự chuyển dịch nhanh chóng từ hình thức mua sắm trực tiếp truyền thông sang thương mại điện tử, xu hướng Shoppertainment cũng phát triển đáng kể.

Không chỉ mang đến trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng, ở chiều ngược lại, Shoppertainment mang lại lợi ích cho nhà bán hàng khi cho họ không gian lý tưởng để tương tác với khách hàng tiềm năng và phát triển kinh doanh hiệu quả trong hệ sinh thái.

Thống kê cho thấy 4/10 người dùng đã chi tiền ngay lập tức cho những sản phẩm họ khám phá được trên TikTok, với tốc độ đưa ra quyết định nhanh hơn 1,5 lần so với bất cứ nền tảng nào khác.

Hashtag #TikTokMadeMeBuyIt đã chạm mốc hơn 10 tỷ lượt xem và vẫn đang tiếp tục là xu hướng giúp người dùng và thương hiệu nuôi dưỡng niềm yêu thích mua sắm trong cộng đồng.

Trong bối cảnh thị trường Đông Nam Á xuất hiện ngày càng nhiều đợt mua sắm lớn, TikTok dự đoán Shoppertainment (Mua sắm kết hợp giải trí) sẽ là xu hướng mua sắm mới trong năm 2022.

Theo kết quả khảo sát của TikTok, cứ 3 người thì có 1 người nói rằng họ muốn mua sắm và việc mua sắm khiến họ cảm thấy vui vẻ.Theo kết quả khảo sát của TikTok, cứ 3 người thì có 1 người nói rằng họ muốn mua sắm và việc mua sắm khiến họ cảm thấy vui vẻ.

"Chúng ta đang chứng kiến sự lên ngôi của Shoppertainment - Một sự kết hợp giữa sáng tạo nội dung và thương mại điện tử" - Ng Chew Wee, Giám đốc Tiếp thị Kinh doanh TikTok khu vực Đông Nam Á, nêu đánh giá.

3. Cộng đồng đồng sáng tạo dẫn đầu xu hướng giải trí

Từ những ưu điểm so với các cách thức tiếp nhận kiến thức truyền thống, việc chia sẻ, lan tỏa kiến thức trên các nền tảng xã hội đang ngày càng được quan tâm và dần trở thành một xu hướng.

Đây là xu hướng có sức tác động nằm ngoài sức tưởng tượng vì ngày càng có nhiều người bị thu hút bởi các nội dung chân thực do người dùng khác cung cấp.

Điều này đã đưa nội dung giải trí vượt xa khỏi các yếu tố âm nhạc và nhảy múa đơn thuần, điển hình là những danh mục nội dung như

Giáo dục: +148%
Dịch vụ Tài chính: 6780x
Du lịch: +545%
Trò chơi: +193%
Số liệu thống kê từ cơ quan hữu quan của Việt Nam cũng như thống kê của các công cụ đo lường chỉ số mạng xã hội quốc tế (NapoleonCat) đều cho thấy tổng số người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đã đạt tới khoảng 2/3 dân số, trong đó dẫn đầu là Facebook.

Việc sử dụng mạng xã hội đã và đang trở thành thói quen hằng ngày của nhiều người Việt Nam, nhất là giới trẻ.

Đó không chỉ là công cụ giao tiếp, kết nối, giải trí đơn thuần, mà đang trở thành một kênh thông tin quan trọng cung cấp tin tức, kiến thức về nhiều lĩnh vực của cuộc sống.Đó không chỉ là công cụ giao tiếp, kết nối, giải trí đơn thuần, mà đang trở thành một kênh thông tin quan trọng cung cấp tin tức, kiến thức về nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Việc sáng tạo các video có nội dung học tập đã trở thành xu hướng được nhiều nền tảng công nghệ tập trung phát triển với những dự án, chiến dịch lớn.

Như Learn on Tiktok là một dự án chia sẻ video có nội dung học tập, kiến thức thuộc các môn học: Lịch sử, Địa lý, Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học... trên nền tảng Tiktok - Mạng xã hội được sử dụng phổ biến thứ 2 sau Facebook tại Việt Nam.

Ra mắt vào tháng 8 năm 2020, chiến dịch #LearnOnTikTok đã liên tục khuyến khích người dùng chia sẻ các nội dung liên quan đến giáo dục lên nền tảng, từ công nghệ, sức khỏe, đến hướng nghiệp. Ra mắt vào tháng 8 năm 2020, chiến dịch #LearnOnTikTok đã liên tục khuyến khích người dùng chia sẻ các nội dung liên quan đến giáo dục lên nền tảng, từ công nghệ, sức khỏe, đến hướng nghiệp.

Vào tháng 6, tháng 7/2021, nền tảng TikTok đã hợp tác với nhiều tổ chức giáo dục, trường đại học khởi động chiến dịch “Ở nhà ôn thi” (ONhaOnThi) giới thiệu chuỗi bài giảng trực tuyến về các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học...

Chiến dịch đạt được hơn 728 triệu lượt xem, mở ra không gian kết nối, chia sẻ và chủ động ôn tập kiến thức ngay tại nhà cho học sinh trong khi đại dịch diễn biến phức tạp.

Có thể thấy, chưa bao giờ mạng xã hội lại sôi động và trở thành kho tài nguyên phục vụ việc học tập đa dạng như hiện nay.

Trước đây, việc nhìn thấy những miền đất lạ, khám phá thế giới xung quanh qua tivi, radio, tranh, ảnh hoặc một vài lần đi chơi xa cùng gia đình là điều thích thú đối với nhiều người.

Nhưng nay, chỉ cần một chiếc điện thoại đa phương tiện, ngồi lướt web là có hàng triệu thông tin, hình ảnh, video, clip du lịch khắp mọi miền hiện lên.

Không chỉ thế, hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội rất sinh động, thực tế. Thông qua mạng xã hội, du khách cũng được tự do tìm hiểu, lắng nghe phản hồi từ những trải nghiệm của du khách khác.

Nhiều người nhờ mạng xã hội, không cần đi thực tế cũng nắm rõ các điểm du lịch hoặc nhanh chóng tìm địa điểm thích hợp để lên lịch trình trải nghiệm.

Facebook, Instagram, Tiktok,… là các nền tảng phổ biến được nhiều người lựa chọn để quảng bá các sản phẩm du lịch. Facebook, Instagram, Tiktok,… là các nền tảng phổ biến được nhiều người lựa chọn để quảng bá các sản phẩm du lịch.

Sự gia tăng đều đặn về thời gian dành cho mạng xã hội phản ánh mức độ thiết yếu của những nền tảng này trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Nó đang dần định hình lại cách mọi người mua và bán, điều này cung cấp cho các nền tảng và thương hiệu những cơ hội mới giúp tăng cường trải nghiệm cho người dùng và cải thiện nguồn doanh thu cho doanh nghiệp.

Tổng hợp nhiều nguồn