Dưới tác động của đại dịch, bán lẻ cao cấp tại Việt Nam là một trong những thị trường có hoạt động tốt, với việc các thương hiệu muốn mở rộng và gia nhập vào Việt Nam thông qua kênh thương mại điện tử.

Mô hình bán lẻ hàng nội địa “lên ngôi”

Tại Việt Nam, một số thương hiệu bán lẻ do không thể thay đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với tình hình mới đã dẫn tới việc bị đào thải khỏi thị trường, nhất là đối với những mặt hàng có mức độ nhạy cảm về giá cao.

Tuy vậy, vẫn tồn tại ngành hàng hoạt động tốt, thậm chí những doanh nghiệp này còn có xu hướng mở rộng,  phụ thuộc nhiều vào chiến lược, sự quản lý cũng như khả năng thích ứng của doanh nghiệp.

Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, bán lẻ truyền thống, gồm: cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống vẫn chiếm 74% thị phần thị trường và tăng 1%/năm. Trong khi đó, bán lẻ hiện đại chiếm 26% thị phần, với mức tăng 12%/năm.

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhưng doanh nghiệp nắm giữ thị trường chủ yếu vẫn là những thương hiệu nội địa như Vingroup, Masan, MWG…

Do không đủ khả năng cạnh tranh, một số nhà bán lẻ nước ngoài đã phải rời khỏi thị trường và những doanh nghiệp nội địa đã nắm bắt thành công cơ hội M&A để tăng quy mô bán lẻ trong nước.

Cụ thể, đại siêu thị E-mart (Hàn Quốc) đã nhượng quyền cho Tập đoàn ôtô Trường Hải (Thaco) và có kế hoạch phát triển 11 đại siêu thị E-mart trên cả nước vào năm 2025.

Trước đó, chuỗi siêu thị Auchan từ Pháp cũng được chuyển nhượng cho nhà bán lẻ nội là Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op).

Ngoài ra, “gã khổng lồ” Alibaba và Baring Private Equity Asia (BPEA) cũng đã đạt được thỏa thuận sở hữu The CrownX - nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất của Masan Consumer Holdings và VinCommerce. 

Một điểm sáng đáng chú ý khác, những Hiệp định Thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam và các đối tác sẽ hỗ trợ sự phục hồi và tăng trưởng của thị trường bán lẻ. 

Điều này đã tạo niềm tin cho nhiều doanh nghiệp ngoại có cơ hội xâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam.

Kết hợp thị trường thương mại điện tử

Hiện có rất nhiều nhà bán lẻ đang chuyển hướng, áp dụng thương mại điện tử và giải pháp công nghệ nhằm giải quyết nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp. 

Chẳng hạn như tiếp cận và giao tiếp với khách hàng, quản lý kho vận và thậm chí là hỗ trợ các hoạt động truyền thông.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, có khoảng 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, đưa thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2020 tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỷ USD.

Sự kết hợp của xu hướng tiêu dùng và các chuỗi cung ứng điện tử đang "vẽ" nên một sân chơi mới cho thị trường bán lẻ Việt Nam. Sự kết hợp của xu hướng tiêu dùng và các chuỗi cung ứng điện tử đang "vẽ" nên một sân chơi mới cho thị trường bán lẻ Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, các dịch vụ giao hàng cũng phát triển mạnh trong giai đoạn này.

Rất nhiều chuỗi siêu thị cũng đã mở rộng dịch vụ giao hàng tận nhà như Vinmart, BigC, Saigon Coopmart…

Hai động lực chính thúc đẩy nhu cầu trung tâm dữ liệu trên thế giới. Đầu tiên, đó là nhu cầu về việc sử dụng máy tính và các công cụ kỹ thuật số. Thứ hai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trở nên quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu hơn lúc này.

Chia sẻ tầm nhìn và chiến lược trong năm 2021, hoạt động quản trị của Saigon Co.op từng bước thay đổi gắn liền với công nghệ hóa, điện toán hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu...Saigon Co.op dự kiến triển khai mô hình thương mại điện tử và phương thức bán lẻ đa kênh.

Còn ông CEO của Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam chia sẻ sẽ tập trung phát triển nền tảng đa kênh, gồm: kênh bán hàng trực tuyến; xây dựng cửa hàng thương mại điện tử; hợp tác với các ứng dụng đặt hàng…

Đồng thời, phát triển thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội như Zalo, bán hàng qua hotline và dịch vụ “Click and Drive.”

Theo Sài Gòn Đầu Tư.